Lồi đĩa đệm là căn bệnh lý liên quan đến hệ thống xương khớp của cơ thể con người. Do đó, bệnh sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và làm ảnh hưởng đến khả năng vận động nếu không được điều trị đúng cách. Vậy, lồi đĩa đệm là bệnh gì? Nguyên nhân mắc bệnh do đâu và cách điều trị như thế nào?
Lồi đĩa đệm là bệnh gì?
Lồi đĩa đệm hay phồng lồi đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm ở các đốt sống bị xô lệch, lồi ra ngoài không còn ở vị trí cố định ban đầu. Kích thước của các đĩa đệm này lớn hơn bình thường. Chúng chèn ép lên các dây thần kinh và các khối cơ xung quanh khiến người bệnh thường xuyên gặp phải các cơn đau tại các vị trí đốt sống.
Khi bệnh không được quan tâm điều trị đúng cách và kịp thời, các đĩa đệm tiếp tục dịch chuyển ra khỏi vị trí nối giữa các đốt sống gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm.
Lồi đĩa đệm khiến cho hệ thống xương khớp giảm khả năng chịu lực, chức năng vận động sẽ dần bị yếu và kém linh hoạt.
Theo sự phát triển của bệnh, đĩa đệm bị lồi ra ngoài sẽ gây kích thích các dây thần kinh dẫn đến hiện tượng chuột rút, đau nhói vùng cơ xung quanh, co cứng cơ xương. Vùng lưng thường xuyên đau mỏi, cơn đau xảy ra cả trong giấc ngủ làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người bệnh.
Bệnh lồi đĩa đệm thường xảy ra ở các vị trí sau:
Lồi đĩa đệm L4, L5
Lồi đĩa đệm L4, L5 là bệnh lý xảy ra ở đốt số sô 4 và số 5. Đây là các vị trí thấp nhất trong cột sống thắt lưng của cơ thể người. Các vị trí này đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng đỡ, chịu trọng lực của cơ thể. Khi đĩa đệm bị xô lệch và lồi ra ngoài khiến khả năng lao động, làm việc của người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng. Người bệnh thường cảm thấy đau mỏi, khó chịu, mất hứng thú trong cuộc sống.
Lồi đĩa đệm L5 S1
Đĩa đệm L5 S1 nằm tiếp giáp giữa đốt sống cuối của thắt lưng và đốt xương cụt. Trong quá trình lao động, làm việc nặng nhọc, ngồi làm việc không đúng tư thế hoặc do yếu tố tuổi tác, các đĩa đệm này bị lồi ra khỏi vị trí ban đầu của nó. Đĩa đệm bị lồi ra ngoài bắt đầu chèn ép lên các rễ dây thần kinh gây ra cơn đau nhức từng cơn tại vị trí thắt lưng và xương cụt.
Đốt sống vị trí L5 và S1 cũng là các vị trí quan trọng trong hệ thống cột sống của con người. Do đó, tình trạng lồi đĩa đệm ở các vị trí này khiến người bệnh mất dần khả năng vận động, khó cử động thắt lưng, không làm được các công việc nặng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Các nguyên nhân chủ yếu gây lồi đĩa đệm
Các bác sĩ chuyên khoa xương khớp cho biết, lồi đĩa đệm là bệnh lý thường gặp. Bệnh chủ yếu mắc phải do các nguyên nhân sau:
Mắc bệnh do di truyền
Các bệnh lý về xương khớp có dấu hiệu của yếu tố di truyền, bệnh lồi đĩa đệm cũng vậy. Nguyên nhân mắc phải căn bệnh này là do mật độ và thành phần elastin trong xương khớp ít hơn sợi xơ. Trong khi đó, mật độ và chất lượng của elastin lại mang tính chất di truyền.
Nếu trong gia đình có người đang mắc bệnh về xương khớp hoặc có tiền sử mắc bệnh lồi đĩa đệm thì thế hệ con, cháu,..cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.
Làm việc, nghỉ ngơi sai tư thế
Tỷ lệ mắc bệnh lồi đĩa đệm ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại. Bởi, các công việc thời công nghệ 4.0 chủ yếu là các công việc mang tính đặc thù, ngồi lâu một vị trí để làm việc bằng máy móc, thiết bị điện tử. Ngồi nhiều, ngồi lâu một chỗ và ngồi không đúng tư thế, thường xuyên để cột sống cong vẹo đều là nguyên nhân khiến đĩa đệm bị tổn thương.
Các bao xơ trong xương khớp liên tục bị kéo giãn, đến một thời điểm nào đó chúng sẽ mất độ đàn hồi và yếu dần. Tình trạng này kéo dài sẽ dần khiến các đĩa đệm bị lồi ra bên ngoài dẫn đến bệnh lồi đĩa đệm mà chúng ta đang nhắc đến ở đây.
Lao động nặng, lao động quá sức
Trong xã hội có rất nhiều công việc chủ yếu lợi dụng sức khỏe con người, ví dụ như các công việc phụ hồ, khuân vác,….Có những người cố gắng mang vác vật có trọng tải lớn để tiết kiệm thời gian lao động. Chính điều này đã khiến cột sống thường xuyên phải làm việc quá sức, phải căng giãn hết mức để đáp ứng tính chất của công việc.
Sức ép quá lớn và đột ngột lên xương khớp khiến cho bao xơ xương khớp bị rách. Lúc này đĩa đệm sẽ có cơ hội xô lệch, lồi ra bên ngoài. Đây cũng là lúc bạn đã mắc phải bệnh lồi đĩa đệm.
Chữa bệnh lồi đĩa đệm như thế nào?
Lồi đĩa đệm ở dạng nhẹ có thể điều trị, khắc phục bằng thuốc Tây y, tập vật lý trị liệu, thuốc Đông y. Đồng thời cân bằng lại khối lượng công việc, điều chỉnh lại tư thế làm việc nghỉ ngơi. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố góp phần giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Theo đó, khi có dấu hiệu của bệnh lồi đĩa đệm, các bạn có thể điều trị theo các hướng sau:
Sử dụng thuốc Tây y
Bao gồm các loại thuốc giảm đau, kháng viêm,…Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn cho dạ dày, gan, thận. Do đó bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
Tập vật lý trị liệu
Các bạn có thể tham gia các lớp tập yoga, lớp tập gym phù hợp với sức khỏe của mình.
Lưu ý: Các bạn cần luyện tập kiên trì, luyện tập đúng động tác. Tuân thủ hướng dẫn của giáo viên chuyên môn để đạt được hiệu quả như mong muốn, phòng tránh các nguy cơ chấn thương không mong muốn.
Sử dụng bài thuốc Đông y An Cốt Nam
Đây là liệu pháp điều trị bằng Đông y rất an toàn cho cơ quan ngũ tạng của cơ thể người. An Cốt Nam được bào thế từ 100% thành phần dược liệu tự nhiên nên gần như không gây ra tác dụng phụ, mang lại hiệu quả điều trị từ sâu bên trong. Thuốc có thể chậm phát huy tác dụng hơn thuốc Tây y nhưng mang lại hiệu quả lâu dài, không tái phát và đặc biệt là còn giúp cơ thể cải thiện hệ thống miễn dịch. Nâng cao sự dẻo dai, linh hoạt của hệ xương khớp. giúp người bệnh cảm thấy khỏe khoắn, dễ chịu hơn rất nhiều.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về bệnh lồi đĩa đệm và phương pháp điều trị bệnh an toàn người bệnh có thể yên tâm áp dụng. Hy vọng đã giúp bạn đọc phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả. Chúc bạn đọc sức khỏe!