Lao cột sống là một bệnh lao ngoài phổi rất nguy hiểm và có thể truyền nhiễm. Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời, lao phổi còn có thể biến chứng khiến cột sống bị dị dạng và liệt các chi. Để hiểu rõ hơn về bệnh, mời bạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết!
Lao cột sống là gì?
Lao cột sống còn được gọi là mục xương sống, là tình trạng cột sống bị tổn thương do vi khuẩn lao tấn công. Bệnh thường xảy ra do sự phát triển lao ở một cơ quan trong cơ thể (thường là phổi) sau đó lây lan đến vùng cột sống. Vị trí cột sống thường bị gai cột sống nhất là vùng lưng trên và các đốt sứng ở ngực.
Tình trạng lao cột sống có thể bắt đầu từ 1-2 đốt sống sau đó lây lan sang các đốt sống liền kề. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của đĩa đệm, khiến chúng bị xẹp xuống do không đủ chất lượng chất dinh dưỡng.
Tình trạng lao cột sống kéo dài có thể khiến đĩa đệm bị hoại tử gây hẹp cột sống và các tổn thương nghiêm trọng khác. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây ra áp xe cột sống do lao.
Nguyên nhân gây bệnh lao cột sống
Nguyên nhân dẫn đến lao cột sống là do đĩa đệm và các đốt sống bị ảnh hưởng bởi lao. Lúc này, vi khuẩn lao xâm nhập trực tiếp vào vùng cột sống khiến người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vi khuẩn lao ở cột sống thường xảy ra do vi khuẩn lao từ các cơ quan khác như phổi, sau đó sẽ sẽ di chuyển theo đường máu đến hệ cơ xương khớp và lây lan sang các bộ phận lân cận.
Đối tượng có nguy cơ cao bị lao cột sống
Lao cột sống có thể gặp ở bất kỳ ai. Tuy nhiên, những đối tượng sau có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:
- Tỷ lệ nam giới mắc lao cột sống cao hơn so với nữ giới.
- Những người có hệ miễn dịch suy yếu như: người nhiễm HIV, người mắc bệnh tự miễn…
- Những người thường xuyên sử dụng các loại thuốc điều trị ung thư hoặc corticoid.
- Người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh lao.
- Người đang hoặc đã từng mắc bệnh lao phổi.
Lao cột sống lây truyền qua đường nào?
Có 3 con đường lây nhiễm của bệnh lao cột sống, đó là:
- Qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh lao: Bệnh lao cột sống có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Do đó, nếu bạn không bị mắc bệnh lao phổi, bạn vẫn có thể bị lao cột sống do vi khuẩn lao từ người bệnh khác truyền nhiễm sang. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào hệ tiêu hóa và đến vùng cột sống.
- Những tổn thương ngoài da: Các tổn thương này có nguy cơ khiến người bệnh đối mặt với sự xâm nhập của vi khuẩn lao dễ hơn.
- Lây truyền từ mẹ đang mang thai sang thai nhi.
Triệu chứng nhận biết lao cột sống
Bệnh lao cột sống khiến người bệnh đối mặt với vấn đề các đốt sống bị phá hủy theo thời gian. Ở những giai đoạn đầu, các triệu chứng bệnh còn chưa rõ ràng, tiến triển chậm khiến người bệnh chủ quan. Một số triệu chứng nhận biết bệnh sớm là:
- Vùng cột sống đau âm ỉ và kéo dài nhiều ngày. Cơn đau tăng hơn vào ban đêm. Các cơn đau cột sống chủ yếu xảy ra ở vùng thắt lưng trên và lan sang các vùng lân cận.
- Có triệu chứng sốt nhẹ, đặc biệt thường gặp vào buổi chiều.
- Chán ăn, không muốn ăn và ăn không ngon miệng
- Cơ thể ốm yếu, mệt mỏi kéo dài.
- Tình trạng teo tay chân, người bệnh mệt mỏi và khó khăn khi di chuyển.
- Xuất hiện tình trạng ép xe khiến các cơn đau tăng mạnh vùng mông, chậu, đùi…
Lao cột sống có nguy hiểm không?
Lao cột sống sẽ gây những biến chứng nguy hiểm nếu không được kiểm soát và điều trị sớm. Một số biến chứng thường gặp của bệnh là:
- Chèn ép dây thần kinh và tủy sống dẫn đến các cơn đau kéo dài lâu ngày và ngày càng nghiêm trọng.
- Cột sống bị biến dạng gây gù lưng do vùng cột sống bị phá hủy.
- Nguy cơ bị gãy xương cột sống.
- Xảy ra áp xe đặc biệt ở vùng hầu họng khiến người bệnh ăn uống và nói chuyện khó khăn.
- Liệt tứ chi hoặc liệt nửa người.
Như vậy có thể thấy lao cột sống là một bệnh lý nguy hiểm không nên xem thường. Do đó, nếu phát hiện các triệu chứng lao, người bệnh cần thăm khám và điều trị kịp thời để phòng ngừa những biến chứng không mong muốn.
Chẩn đoán lao cột sống
Bệnh lao cột sống có thể được chẩn đoán qua các phương pháp sau:
- Chụp X-quang: Việc chụp X-quang giúp người bệnh nhìn thấy những vấn đề xương khớp bị tổn thương do lao đặc biệt ở các đĩa đệm. Lúc này, qua quan sát bản chụp X-quang, các bác sĩ sẽ nhận thấy sự hẹp lại của đĩa đệm khiến các đốt sống dính lại với nhau.
- Chụp cộng hưởng từ: Giúp nhìn rõ những vấn đề đang gặp ở cột sống trong đó có bệnh lao.
- Giải phẫu bệnh: Các bác sĩ sẽ thực hiện giải phẫu ở bệnh nhân để nhận biết bệnh lao cột sống.
- Các xét nghiệm khác như: xét nghiệm máy, độ lắng máu… để loại trừ các nguyên nhân gây bệnh khác.
Cách điều trị bệnh lao cột sống
Bệnh lao cột sống hiện có thể kiểm soát và điều trị theo các chỉ định của bác sĩ. Cụ thể, người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị bệnh lao nói chung và bệnh ảnh hưởng đến khu vực cột sống nói riêng.
Các loại thuốc điều trị bệnh bao gồm: sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật kết hợp với chế độ dinh dưỡng và tập luyện khoa học. Trong đó, các loại thuốc uống chống bệnh lao cần theo chỉ định của bác sĩ. Trường hợp người bệnh không khỏi sau khi sử dụng thuốc, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật phù hợp.
Ngoài ra, người bệnh cần chú ý không mang vác đồ nặng, có chế độ dinh dưỡng hợp lý với các loại dưỡng chất tốt cho xương khớp. Bên cạnh đó, người bệnh nên chú ý hơn đến chế độ tập luyện nhẹ nhàng tốt cho sự phục hồi của xương khớp.
Trên đây là những thông tin tổng quan về bệnh lao cột sống. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn trong việc thăm khám và điều trị bệnh.