Hẹp ống sống là bệnh lý về cột sống gây yếu cơ, ngứa ở vùng chân, tay và cổ. Bệnh có thể gây bại liệt nếu không được can thiệp, điều trị từ sớm. Tìm hiểu về bệnh hẹp ống sống trong bài viết dưới đây!
Hẹp ống sống là gì?
Trong cấu tạo cơ thể con người, cột sống sẽ bao gồm các đốt sống xếp chồng lên nhau. Giữa các đốt sống tồn tại một lỗ sống để tủy sống đi qua. Nhiều lỗ sống xếp lên sẽ hình thành ống sống. Nhiệm vụ chính của ống sống là bảo vệ tủy sống và các rễ dây thần kinh chạy qua.
Hẹp ống sống là một thuật ngữ Y học chỉ tình trạng không gian ống sống bị thu hẹp chèn ép lên tủy sống và dây thần kinh mà nó bảo vệ. Hẹp ống sống là bệnh lý về xương khớp – cột sống tương đối phổ biến và hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Người thường xuyên lao động nặng, mắc phải chấn thương hoặc người từ 5 tuổi trở nên có nguy cơ mắc bệnh hẹp ống sống rất cao. Các bác sĩ cho biết hẹp ống sống có thể xảy ra ở 3 vị trí là hẹp ống sống vùng cổ, lồng ngực và thắt lưng. Tuy nhiên, 2 vị trí dễ mắc bệnh nhất là cột sống thắt lưng và cột sống cổ.
Dựa vào vị trí tổn thương và nguyên nhân hình thành, hẹp ống sống cũng được chia thành 2 loại. Trong đó:
- Hẹp ống sống bên: Loại này thường liên quan đến hiện tượng viêm hoặc chèn ép dây thần kinh cột sống. Theo đó, khi đĩa đệm (lỗ mở xương giữa 2 đốt sống liền kề, giúp dây thần kinh di chuyển ra khỏi ống sống) bị thu hẹp, bác sĩ sẽ phân loại vào nhóm hẹp ống sống bên. Do có ít không gian nên dây thần kinh có thể bị chèn ép dẫn đến đau nhức và rối loạn chức năng. Cột sống thắt lưng là khu vực dễ mắc hẹp ống bên nhất.
- Hẹp kênh trung tâm: Loại hẹp ống sống này liên quan đến hiện tượng viêm và chèn ép vào tủy sống. Lúc này, kích thước của khe đốt sống thu hẹp, tủy sống bị chèn ép do không có không gian gây nên rối loạn chức năng và đau nhức. Đốt sống cổ và thắt lưng là 2 vị trí dễ mắc bệnh dạng này nhất.
Triệu chứng của bệnh hẹp ống sống
Các triệu chứng của bệnh sẽ khởi phát ngay khi ống sống bị thu hẹp. Các bác sĩ cho biết, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng sẽ tăng dần theo thời gian. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể không nhận biết được các triệu chứng ở giai đoạn đầu. Dựa theo các vị trí bệnh hình thành, triệu chứng sẽ diễn ra như sau:
Triệu chứng hẹp ống sống vùng cổ
- Đau nhức vùng cổ: Dây thần kinh chèn ép lên vùng cổ gây nên tình trạng đau nhức tại khu vực này.
- Tê bì, ngứa ran ở tay: Cảm giác tê bì, ngứa ran xuất hiện ở cánh tay, một hoặc 2 bên tay kèm tình trạng yếu cơ.
- Suy giảm thần kinh: Triệu chứng này xảy ra khi tủy sống bị chèn ép. Người bệnh có thể đau nhức bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể trong đó có cả 2 chân.
Hẹp ống sống thắt lưng
- Yếu chi dưới: Đây là triệu chứng nổi bật khi bạn mắc hẹp ống sống thắt lưng. Việc này ảnh hưởng lớn đến việc di chuyển của người bệnh.
- Đau nhức: Các cơn đau xảy ra ở vùng lưng, thắt lưng sau đó lan xuống toàn bộ vùng mông, chân và đùi. Cường độ đau nhức sẽ tăng lên khi người bệnh đứng thẳng hoặc đi bộ. Nếu muốn giảm cảm giác đau nhức, bạn có thể ngồi xuống, nghiêng người về phía trước.
- Tê bì và ngứa ở mông: Người bệnh có thể xuất hiện tình trạng ngứa, tê ở vùng mông.
- Hội chứng chùm đuôi ngựa: Triệu chứng này xảy ra khi đuôi ngựa bị chèn ép. Người bệnh sẽ bị rối loạn chức năng bàng quang – ruột dẫn đến đại tiểu tiện không tự chủ.
Triệu chứng của hẹp ống sống lồng ngực
- Đau, tê, ngứa ở bụng hoặc ngực: Tình trạng xảy ra do dây thần kinh cột sống thắt lưng bị chèn ép.
- Suy giảm thần kinh ở mức độ nén: Tình trạng tủy sống bị chèn ép dẫn đến suy giảm thần kinh kèm với đau lưng hoặc đau ở những vị trí thấp hơn.
Nguyên nhân gây hẹp ống sống
Theo các bác sĩ, hẹp ống sống xảy ra phần lớn là do tác động của một số bệnh lý, chấn thương. Thậm chí, một số trường hợp bị hẹp ống sống bẩm sinh. Một số nguyên nhân gây hẹp ống sống là:
Thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống khiến các khớp xương, đĩa đệm bị bào mòn và tổn thương. Để bù đắp vào vị trí đĩa đệm/khớp xương bị tổn thương, xương có xu hướng phát triển quá mức, từ đó hình thành nên các gai xương. Sự chèn ép của gai xương vào ống sống làm hẹp không gian khu vực này, từ đó gây hẹp ống sống.
Dây chằng bị dày
Dây chằng bị cứng, dày càng để lâu càng phình to hơn. Chính điều này ảnh hưởng đến không gian của ống sống.
Đĩa đệm bị hủy/nứt/thoát vị
Nhân nhầy sẽ thoát ra ngoài khi đĩa đệm bị hủy hoặc nứt. Tình trạng này gây ra sự chèn ép lên các dây thần kinh, tủy sống, làm đĩa đệm phình lên, từ đó dẫn đến không gian ống sống bị thu hẹp.
Ảnh hưởng của khối u
Việc hình thành khối u bên trong màng bao bọc tủy sống khiến không gian giữa đốt sống và tủy sống bị thu hẹp. Khối u càng lớn thì không gian ống sống càng nhỏ. Nguyên nhân này thường không phổ biến và người bệnh có thể phát hiện qua hình ảnh chụp MRI hoặc CT cắt lớp.
Chấn thương
Các chấn thương trong quá trình lao động, tai nạn giao thông… ảnh hưởng đến cột sống có thể dẫn đến hẹp ống sống. Ngoài ra, nếu người bệnh bị gãy xương dẫn đến các chất tồn tại bên trong ống sống bị hỏng cũng gây áp lực tủy sống và dây thần kinh.
Ngoài các nguyên nhân kể trên, người bệnh có thể mắc hẹp ống sống do tác động cho tuổi tác. Người từ độ tuổi 50 trở lên dễ mắc bệnh hơn nhóm đối tượng khác.
Hẹp ống sống có nguy hiểm không?
Mức độ nguy hiểm của bệnh hẹp ống sống phụ thuộc vào vị trí tổn thương, nguyên nhân hình thành và thời gian điều trị bệnh. Nếu được phát hiện từ sớm, người bệnh có thể can thiệp chữa trị bằng nhiều phương pháp. Nếu không điều trị kịp thời người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm sau:
- Hẹp ống sống cổ gây ra yếu hai tay, khó khăn trong việc giữ thăng bằng, liệt tứ chi
- Hẹp ống sống thắt lưng gây ra tình trạng đau mãn tính, bại liệt chi dưới và rối loạn chức năng đường ruột, bàng quang
Chẩn đoán bệnh hẹp ống sống
Một số câu hỏi sẽ được bác sĩ đặt ra cho người bệnh để xác định các yếu tố liên quan đến dị tật bẩm sinh, tiền sử bệnh lý và các triệu chứng lâm sàng. Sau đó, bạn sẽ được kiểm tra chức năng 2 tay, chân, khả năng vận động nhằm xác định vị trí tổn thương, đánh giá sơ qua tình trạng ban đầu.
Để đánh giá chính xác tình trạng bệnh lý và đưa ra phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm sau:
- Chụp X-quang: Hình ảnh X-quang cột sống giúp bác sĩ thấy được sự thay đổi của cột sống – xương khớp như đĩa đệm bị vỡ, gai xương…
- Chụp MRI: Hình ảnh cắt ngang cột sống của MRI giúp bác sĩ kiểm tra mức độ tổn thương của dây chằng và đĩa đệm. Đây cũng là xét nghiệm kiểm tra sự xuất hiện có khối u cột sống, các định vị trí tủy sống và mức độ chèn ép của dây thần kinh.
- Chụp CT cắt lớp: Người bệnh cần chụp CT cắt lớp nếu thuộc nhóm chống chỉ định với MRI. Bác sĩ có thể quan sát toàn diện toàn cột sống qua hình ảnh của CT cắt lớp, từ đó kiểm tra hình dạng, kích thước ống sống và khu vực xung quanh. Xét nghiệm giúp bác sĩ đưa ra nguyên nhân gây bệnh.
- Tủy đồ: Trước khi tủy đồ người bệnh cần tiêm thuốc cản quang. Đây là xét nghiệm giúp người bệnh xác định được hình dạng của tủy sống và các dây thần kinh, kiểm tra sự chèn ép lên các khu vực bị ảnh hưởng. Người bệnh có thể thực hiện đồng thời tủy đồ với CT cắt lớp.
Điều trị hẹp ống sống hiệu quả
Dựa trên vị trí tổn thương, nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp trị liệu phù hợp nhất. Một số phương pháp điều trị hẹp ống sống được sử dụng phổ biến hiện nay là:
Dùng thuốc điều trị hẹp ống sống
- Thuốc kháng viêm không chứa Steroid: Thuốc kháng viêm không chứa Steroid hay NSAID là loại được chỉ định để giảm đau, kháng viêm, giảm sưng trong thời gian đầu. Liều lượng và thời gian sử dụng được bác sĩ chỉ định cho từng trường hợp. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng nguy hiểm đến tình trạng sức khỏe của người dùng. Một số thuốc thường được dùng là Naproxen, Ibuprofen…
- Thuốc chống động kinh: Khi các loại thuốc thuộc nhóm kháng viêm không chứa Steroid không phát huy tác dụng, người bệnh phải dùng đến thuốc chống động kinh nhằm giảm các cơn đau do bệnh gây ra. Một số thuốc thường dùng là: Lyrica, Neurontin…
- Thuốc chống trầm cảm: Với các trường hợp đau mãn tính, lan rộng và có ảnh hưởng đến giấc ngủ và tinh thần thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc chống trầm cảm ba vòng để cải thiện tình trạng. Thuốc chống trầm cảm có tác dụng an thần, làm giảm cơn đau mãn tính, giúp người bệnh ngủ ngon hơn. Amitriptyline là thuốc phổ biến nhất trong nhóm này.
- Thuốc giảm đau gây nghiện: Loại này thường được chỉ định cho các trường hợp hẹp ống sống nặng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động và các loại thuốc trên không mang lại hiệu quả. Thuốc có thể gây nghiện do có chứa Codein nên người bệnh hết sức cẩn trọng. Một số thuốc giảm đau thuộc nhóm này là: Oxycodone, Hydrocodone…
Tiêm Corticosteroid
Phương pháp này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của thuốc cản quang và tia X. Thuốc được đặt vào ống sống để đưa vào khoang ngoài màng cứng nhằm kiểm soát các triệu chứng bệnh như đau nhức, viêm nhiễm… Phương pháp này có gây ra một số tác dụng phụ nên người bệnh chỉ sử dụng khi được bác sĩ chỉ định.
Vật lý trị liệu
Phương pháp giúp người bệnh thư giãn dây thần kinh, cơ và dây chằng, đồng thời giảm đau nhức hiệu quả. Nhờ vậy, khả năng vận động của người bệnh được cải thiện rõ rệt.
Các bác sĩ cho biết, nếu người bệnh thực hiện vật lý trị liệu phù hợp có thể giúp ổn định và tăng độ linh hoạt của cột sống. Sau quá trình vật lý trị liệu, người bệnh cần thường xuyên tập luyện để duy trì hiệu quả.
Phẫu thuật
Khi các phương pháp chữa trị bảo tồn không mang lại hiệu quả thì người bệnh phải phẫu thuật để kiểm soát triệu chứng, ngăn chặn nguy cơ bị liệt. Một số phương pháp phẫu thuật thường được áp dụng là:
- Phẫu thuật cắt bỏ ống sống
- Phẫu thuật cắt đốt sống
- Phẫu thuật bỏ đĩa đệm thoái hóa, hợp nhất đốt sống
- Phẫu thuật tạo hình mở rộng không gian ống sống
- Phẫu thuật xâm lấn tối thiểu loại bỏ lớp màng/xương bất thường
- Giải nén nội vi
Trên đây là các thông tin tổng hợp về bệnh hẹp ống sống. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin bổ ích. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và thành công!