Hệ vận động là cụm từ chỉ khung xương, khớp, cơ,… chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động liên quan đến tứ chi. Nhờ hệ thống này, con người có thể làm việc, tập luyện, vui chơi hàng ngày. Để hiểu sâu hơn về phân hệ này, mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Hệ vận động là gì?
Theo nhiều nghiên cứu, cơ thể của con người được phân chia làm nhiều hệ, bao gồm: Hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ miễn dịch,… Trong đó hệ vận động có tính chất bảo vệ, bao bọc lấy các cơ quan khác. Do đó, con người có thể phát triển được là nhờ sự tương tác giữa các phân hệ.
Hệ vận động bao gồm khung xương, cơ, sụn, mô mềm và mạng lưới dây chằng. Nhờ đó mà con người mới có hình dáng, sự di chuyển và trạng thái cân bằng. Hệ thống xương được liên kết với nhau là nhờ các khớp và sụn nhằm làm giảm lực ma sát.
Hệ xương khớp này có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân. Có thể kể đến như sau:
Quá trình thoái hóa, dị tật, chấn thương hoặc các bệnh lý nguy hiểm khác. Hậu quả của nó là làm cơ thể mất sự cân bằng, khả năng vận động và biến chứng lên các cơ quan khác.
Mặc dù vậy, bạn hoàn toàn có thể cải thiện và tăng cường hệ vận động nhờ các bài tập luyện, chế độ dinh dưỡng khoa học. Hơn nữa, khám tổng quát định kỳ là cách nhanh nhất để phát hiện những nguy cơ tiềm ẩn ở hệ xương.
Cấu tạo của hệ vận động
Hệ thống xương khớp có nhiệm vụ thực hiện các cử động như đi đứng, ngồi, chạy nhảy và các vận động khác. Để làm được những điều này, hệ vận động bao gồm các bộ phận sau đây.
Khung xương
Bộ khung xương ở người được chia làm 3 phần, gồm xương sọ, xương thân, xương hai chi trên và dưới. Mỗi khu vực được hình thành nhờ nhiều xương ghép và tạo ra mối liên kết giữa chúng.
Phần xương sọ được ghép bởi xương sọ mặt và xương sọ não. Ở phần sọ não là sự xuất hiện của 8 xương (trán, đỉnh, thái dương, bướm, sàng, chẩm). Chúng được kết nối với nhau qua khớp bất động tạo ra hộp sọ.
Phần xương sọ mặt là bộ 14 xương bao gồm: Xương hàm trên, gò má, xương lê, xương mía, xương hàm dưới, hàm trên và xương mũi. Bên cạnh đó, chuyên gia còn nhận định sự có mặt của xương móng nhưng không được gắn vào hộp sọ.
Ở hàm trên, xương có cấu trúc phức tạp hơn. Theo đó, nó là yếu tố hình thành nên miệng, hốc mắt và mũi. Còn xương ở hàm dưới lại là xương lẻ có thể cử động được. Nếu như so sánh với các loại động vật khác thì bộ phận này ở người rất thon gọn.
Xương ở phần thân có kích thước khá lớn. Chúng bao gồm các bộ phận như xương cột sống, xương ức, xương sườn. Nhờ cấu tạo 2 chữ S và 4 điểm cong, con người có thể đứng thẳng được. Mỗi bộ phận ở xương thân đều góp phần bảo vệ các cơ quan nội tạng quan trọng như tim, phổi, gan,… dựa vào các đặc trưng về hình thù.
Xương ở chi bao gồm 2 xương chi dưới (chân) và 2 xương chi trên (tay). Chúng có cấu tạo từ các xương ống dài, liên kết với nhau nhờ các khớp. Xương chi dưới được nối tiếp với cột sống qua xương chậu, xương hông, xương bánh chè và kết thúc ở bàn chân.
Độ dài của xương chi rất đa dạng và thường tỷ lệ với chiều cao của cơ thể. Tuy nhiên, bạn có thể thấy nhiều trường hợp mặc dù không quá cao nhưng lại có một đôi chân dài. Điều này còn tùy thuộc vào tỷ lệ lưng và xương chi dưới.
Qua những bộ phận được kể trên, bộ xương chính là một chiếc giá nâng đỡ toàn bộ cơ quan trọng của cơ thể. Do đó, con người có thể tùy ý sử dụng cơ thể trong nhiều mục đích khác nhau. Nếu thiếu đi khung xương này, con người khó có thể tồn tại được.
Cơ bắp
Cơ là bộ phận không thể thiếu của hệ vận động. Chúng được kết nối với khung xương để điều khiển các cử chỉ, động tác qua sự kích thích của dây thần kinh. Theo nghiên cứu giải phẫu, cơ thể có tới 600 cơ với nhiều hình dạng khác nhau nhưng tập trung nhiều nhất ở cánh tay trên, bắp chân.
Cơ hình thành theo nhiều bó sợi. Hai đầu của cơ bắp có đặc tính nhỏ, dài, còn phần thân có xu hướng phình ra. Chính vì vậy, những người có phần thân này càng to thì búi cơ càng chắc khỏe. Bên trong các búi cơ là mạng lưới dây thần kinh và mạch máu. Nhờ đó, cơ có thể hấp thụ dưỡng chất và thực hiện các lệnh từ hệ thần kinh.
Hệ thống khớp
Các xương có thể kết nối với nhau là nhờ khớp. Ở bộ phận này, hầu hết đều có khả năng di chuyển, số ít là khớp bất động. Trong đó, khớp được chia làm hai loại là khớp bao hoạt dịch và khớp sụn.
- Khớp sụn: Sụn có chức năng chính là giảm thiểu các ma sát trong quá trình di chuyển. Do vậy, hệ thống xương có thể hoạt động trơn tru.
- Khớp hoạt dịch: Loại khớp này có rất nhiều loại đều xuất hiện để phục vụ cho quá trình vận động nhanh nhạy của cơ thể, bao gồm khớp trục, khớp xoay, khớp trượt,…
Ngoài ra, hệ vận động còn có các bộ phận khác như dây chằng, gân, màng bao hoạt dịch, sụn,… Các bộ phận không hoạt động riêng lẻ mà luôn hỗ trợ lẫn nhau đểu giúp cơ thể vận động bền bỉ.
Bảo vệ hệ vận động như thế nào?
Theo các chuyên gia về sức khỏe, hệ vận động dễ dàng bị tổn thương bởi nhiều yếu tố bên trong và cả ngoại cảnh. Do đó, để bảo vệ hệ vận động, điều bạn cần làm là luôn duy trì và đảm bảo sức khỏe tổng thể bằng cách:
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Nghiên cứu cho thấy, một số bộ môn có lợi cho sự phát triển của xương khớp như đi bộ, chạy bộ, bơi lội hoặc yoga.
- Tập trung phát triển cơ bắp để hệ vận động được giảm áp lực khi gặp chấn thương.
- Xây dựng chế độ ngủ nghỉ hợp lý, tránh thức khuya hoặc căng thẳng đầu óc.
- Trọng lượng cơ thể có tác động lớn tới hệ vận động. Do đó, để giảm thiểu khả năng hao mòn, suy kiệt, bạn cần điều chỉnh cân nặng ở chỉ số tiêu chuẩn.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh để cung cấp nguồn cung cấp dưỡng chất, đảm bảo hoạt động cho hệ thống xương khớp.
- Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá là những yếu tố gây tiêu hủy xương, giòn xương. Vì vậy, hãy hạn chế hoặc loại bỏ chúng ngay từ hôm nay.
Hệ vận động có vai trò to lớn trong sự phát triển của cơ thể. Do đó, khi có dấu hiệu bất thường về xương khớp, hãy đến bệnh viện để được kiểm tra, chẩn đoán và có phương hướng điều trị phù hợp. Chúc các bạn luôn khỏe!