Hắc lào ở mông là một trong các bệnh da liễu gây mất thẩm mỹ trên cơ thể con người. Do vậy, người bệnh thường có xu hướng tự ti và tự điều trị tại nhà. Chính điều này đã gây ra các sai lầm đáng tiếc nếu sử dụng các phương pháp thiếu khoa học, khiến cho tình trạng bệnh ngày càng tồi tệ hơn.
Hắc lào ở mông là bệnh gì?
Hắc lào hay còn gọi là lác đồng tiền đã không còn xa lạ với chúng ta. Chứng viêm da này xuất hiện trên da của hầu hết các đối tượng từ người già, người trẻ tuổi, phụ nữ mang thai và cả trẻ em.
Bệnh do nấm Dermatophytes gây ra, khả năng lây lan mạnh. Tùy vào vị trí trên cơ thể mà nó được chia ra thành nhiều dạng như: ở đầu, ở móng tay, bàn tay,…. trong đó hắc lào ở mông là tình trạng nguy hiểm nhất.
Vì đây là vị trí nhạy cảm, khó có thể quan sát kĩ và thường bị bí khí nên người bệnh thường bỏ qua các dấu hiệu ở giai đoạn đầu. Khi phát hiện ra, chúng đã lan ra các bộ phận xung quanh, gây ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày.
Biểu hiện của bệnh hắc lào ở mông
Hắc lào ở mông tiến triển theo từng giai đoạn. Dấu hiệu đầu tiên của nó là các vết mụn màu đỏ, bề mặt có mụn nước, phân chia ranh giới rõ ràng. Kéo theo đó là những cơn ngứa ngáy dữ dội khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
Khi phát triển tới giai đoạn cuối, các mụn nước này sẽ vỡ ra. Nếu điều này xảy ra một cách tự nhiên, thì đó là một dấu hiệu đáng mừng vì hệ thống miễn dịch của cơ thể đã tạo một bức tường bảo vệ kiên cố. Người bệnh cần thận trọng trong việc vệ sinh vùng mông để tránh nhiễm trùng, để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.
Tuy nhiên, khi tác động bên ngoài (gãi ngứa, va chạm) làm vỡ các mụn nước thì hậu quả nghiêm trọng sẽ xảy ra. Chúng sẽ nhanh chóng lây lan sang các vùng lân cận, đặc biệt là bộ phận sinh dục. Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời, hắc lào ở mông sẽ thường xuyên tái phát và khó có thể bị triệt tiêu.
Nguyên nhân bị hắc lào ở mông ?
Các bệnh da liễu nói chung và hắc lào ở mông nói riêng là bệnh có đặc tính lây lan. Theo nghiên cứu của các thạc sĩ, bác sĩ tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung Ương, những nguyên nhân dưới đây đã tạo điều kiện cho các vi khuẩn, nấm gây nên căn bệnh này.
- Thói quen cá nhân: Người có thói quen mặc quần bó sát, hoặc chất liệu không thấm mồ hôi khiến vùng kín bí bách. Môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ và phá hoại cơ thể. Ngoài ra, những người thường xuyên mặc chung đồ với người khác có thể bị lây bệnh.
- Vệ sinh cá nhân kém: Lười biếng trong việc vệ sinh cơ thể là hành động tai hại gây ra hàng loạt các bệnh về da. Khi bạn kết thúc một ngày làm việc hay một buổi tập thể dục, cơ thể không được rửa sạch các bụi bẩn, mồ hôi sẽ tích tụ lại tạo ra môi trường sống hoàn hảo cho các vi khuẩn gây bệnh.
- Tiếp xúc trực tiếp: Hắc lào ở mông có thể lây nhiễm trực tiếp trên da khi bạn có va chạm với người bệnh.
Cách trị hắc lào ở mông đơn giản
Hắc lào ở mông có khả năng lây lan nhanh vì vậy việc điều trị cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Dựa vào quá trình thăm khám để xác định được mức độ nặng, nhẹ của bệnh sẽ có liệu trình chữa bệnh phù hợp, đạt kết quả cao. Cụ thể, người bệnh có thể tham khảo các cách chữa trị dưới đây:
Thuốc trị hắc lào ở mông hiệu quả
Người bệnh được khuyến khích sử dụng những loại thuốc chống nấm. Hiện thuốc này đang có sẵn ở các dạng kem bôi, thuốc mỡ, dạng bột rắc hoặc xịt lên da. Một số loại thuốc phổ biến bao gồm: Thuốc đặc trị Ketoconazol hoặc ASA, thuốc chống vi nấm Lamisil, kem bôi Axcel Miconazole hay thuốc kháng nấm Clotrimazole ở dạng bột và kem bôi.
Lưu ý: Trước khi dùng thuốc, bệnh nhân phải đọc kỹ hướng dẫn, vệ sinh sạch da và lau khô. Tuyệt đối không dùng chung thuốc với người bệnh khác.
Tuy nhiên, nếu hắc lào vùng mông đang ở tình trạng nặng, bôi thuốc không có hiệu quả thì bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng nấm ở dạng uống, ví dụ như thuốc Itraxcop hoặc Griseofulvin.
Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên chữa hắc lào ở mông
Theo dân gian, đối với những trường hợp mắc hắc lào ở mông trong tình trạng nhẹ, người bệnh có thể sử dụng:
- Chuối xanh: Chuối xanh còn nhựa, rửa sạch và cắt thành khúc vừa đủ. Sau đó, dùng tay chà xát chúng trên vùng da bị bệnh. Thực hiện 2 lần/ngày đến khi có tiến triển tích cực.
- Bồ kết với phèn chua: Sử dụng theo công thức: 20g phèn chua cộng 12g bồ kết. Đun sôi cả hai nguyên liệu với một lít nước. Sau khi nước nguội bớt, bạn hãy tắm hoặc vệ sinh mông và không phải tắm lại với nước sạch.
- Đu đủ: Trong nhựa đu đủ có thành phần chống viêm nên được dùng để chữa các bệnh da liễu. Đu đủ thái lát mỏng, chà nhẹ lên vùng mông. Chờ cho khô sau đó tắm lại với nước ấm.
- Tỏi: Trong tỏi có thành phần allicin là chất kháng viêm, diệt khuẩn. Tỏi thái mỏng, chà sát lên vùng mông khoảng 5-6 lần/ngày, đợi khô và rửa lại bằng nước sạch.
Lưu ý: Các biện pháp trên rất đơn giản và dễ thực hiện nhưng hiệu quả không cao. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy ngưng sử dụng và đến bệnh viện để được thăm khám.
Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị thì bệnh nhân cần có chế độ ăn uống giàu vitamin B (thịt, cá, sữa), tránh các chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá,…). Hơn nữa, người bệnh cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể và thay đổi những thói quen xấu, làm cho bệnh lây lan nhanh. Đặc biệt là thực hiện đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Nhìn chung, bệnh hắc lào ở mông không nguy hiểm tới tính mạng. Nhưng nếu xem nhẹ, người bệnh vẫn có khả năng biến chứng nặng gây viêm màng phổi, áp xe… Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn xác định được phương hướng đúng đắn cho sức khỏe của mình. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!