Căn bệnh ngoài da gây cảm giác khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt của con người phải kể đến là hắc lào ăn vào máu. Vậy căn bệnh này có nguy hiểm không? Điều trị bệnh tận gốc như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cụ thể dành cho bạn đọc.
Hắc lào có ăn vào máu không ?
Khí hậu nhiệt đới ẩm ở nước ta với những ngày giao mùa, nắng mưa thất thường tạo điều kiện cho các loại nấm phát triển. Chúng gây ra các bệnh ngoài da, mà điển hình là bệnh hắc lào. Có tới 40 loại nấm da gây ra bệnh lý này. Chúng ta có thể kể ra 3 loài phổ biến là trichophyton, microsporum, và epidermophyton.
Các tổn thương tạo nên là những vết mụn nước màu đỏ và cảm giác ngứa ngáy dữ dội. Đây là căn bệnh khó điều trị, đi từ nhẹ tới nặng, dễ tái phát. Khi nó tồn tại dai dẳng nhiều năm trên cơ thể thì dân gian gọi là bệnh hắc lào ăn vào máu.
Thực chất, tên gọi này chỉ là cách nói quá của ông cha ta vì bệnh này chỉ tấn công trên da mà thôi. Bệnh hoàn toàn không thể sống trong máu được.
Biểu hiện của bệnh hắc lào ăn vào máu trên cơ thể người
Các loại nấm gây bệnh tạo ra những biểu hiện riêng trên vùng cơ thể. Nhưng chúng có điểm chung là hình dạng tròn, bầu dục, màu đỏ hồng, bề mặt có thể là mụn nước, mụn mủ.
Căn bệnh này phát triển theo từng giai đoạn:
- Khi mới phát bệnh, các vết thương trên da thường nhỏ, xuất hiện bất kỳ ở đâu trên cơ thể. Dần dần, các vết này sẽ lan rộng ra và liên kết với nhau thành các mảng lớn. Chúng làm cho toàn bộ vùng da đó mẩn đỏ, có cảm giác ngứa ngáy, rõ nhất là khi cơ thể đổ mồ hôi.
- Giai đoạn hai, các vết thương này bắt đầu bị bong tróc và gây ngứa ngáy nhiều hơn. Thậm chí, nó còn tạo lỗ hổng cho các vi khuẩn xâm nhập mạnh mẽ.
- Giai đoạn ba là khi bệnh tiến triển nặng, các vùng da đó sẽ bắt đầu chuyển sang màu tím đậm, nhiều mủ trắng xanh xuất hiện.
- Tiếp theo, bề mặt da bị thương sẽ trở nên khô ráp, cứng, các cơn ngứa ngáy dày vò bệnh nhân.
- Cuối cùng, vùng da bị thương có dấu hiệu lở loét, mủ ra nhiều hơn và sẽ hoại tử. Người bệnh trở nên mệt mỏi, có dấu hiệu chán ăn.
Các giai đoạn của bệnh hắc lào ăn vào máu tiến triển trong khoảng thời gian từ 6-12 tháng. Khả năng tái phát thường xuyên rất cao nếu bệnh nhân không được can thiệp điều trị triệt để. Hơn nữa, cứ qua mỗi lần tái phát, cơ thể bị bệnh sẽ sản sinh ra các vi khuẩn kháng thuốc khiến cho quá trình điều trị vô cùng phức tạp.
Nguyên nhân gây ra bệnh hắc lào ăn vào máu
Hầu hết các bệnh về da liễu thường có liên quan đến môi trường sống. Việc xác định được nguyên nhân càng sớm sẽ giúp cho người bệnh hồi phục càng nhanh và giảm thiểu nguy cơ tái phát. Một số nguyên nhân chính dẫn tới bệnh như sau:
- Môi trường bị ô nhiễm nặng nề: Những người phải sống gần nơi tập trung rác thải, tiếp xúc hóa chất, sử dụng nguồn nước không đảm bảo cho sinh hoạt trong thời gian dài. Thêm nữa, với thời tiết ẩm ướt đặc trưng của nước ta thì khả năng mắc bệnh là điều dễ dàng xảy ra.
- Sức đề kháng của cơ thể kém: Những người có sức khỏe yếu có tỉ lệ mắc các bệnh ngoài da cao hơn người bình thường. Vi khuẩn, nấm có thể dễ dàng xâm nhập, cư trú và hủy hoại cơ thể.
- Tiếp xúc với người/vật nuôi bị bệnh: Như phần đầu chúng ta đã đề cập, hắc lào ăn vào máu là bệnh ngoài da có thể lây nhiễm. Giữ khoảng cách và tuyệt đối không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh.
- Vệ sinh không sạch sẽ: Những người gặp khó khăn trong quá trình vận động (bị liệt,…) hoặc lười vệ sinh cá nhân sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi nấm xâm nhập và gây bệnh.
Ngoài ra, việc dùng thuốc bừa bãi, kém chất lượng cũng khiến người bệnh chuyển giai đoạn nhanh dẫn đến hắc lào ăn vào máu.
Cách điều trị căn bệnh hắc lào ăn vào máu
Điều trị bệnh hắc lào ăn vào máu khá khó khăn và phức tạp. Nhưng nếu người bệnh tích cực, chủ động trong việc kiểm soát bệnh, phối hợp tốt với bác sĩ da liễu thì việc đẩy lùi tận gốc căn bệnh này là trong tầm tay.
Để điều trị bệnh chúng ta cần chú trọng các yếu tố sau:
Dùng đúng thuốc đặc trị
Trong Đông y và cả Tây y đều có các loại thuốc đặc trị căn bệnh này. Điều quan trọng là người bệnh phải kết hợp chính xác, có sự đồng ý của bác sĩ da liễu trước khi đưa vào liệu trình trị bệnh của mình.
Đối với mức độ nhẹ, các vi nấm sẽ bị yếu đi sau 48 tiếng dùng thuốc nhưng với hắc lào ăn vào máu thì cần thời gian lâu hơn để vi nấm phản ứng với các thành phần của thuốc. Bệnh nhân cần tuân thủ các khuyến cáo như: Không dùng quá liều thuốc được kê đơn, mua thuốc tại các cơ sở uy tín, báo ngay với bác sĩ khi có những tác dụng phụ trên cơ thể. Bên cạnh đó, người bệnh cần giữ vệ sinh sạch sẽ, hạn chế gãi, động vào các vết thương, giữ cho cơ thể khô ráo.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh
Trong quá trình chữa bệnh, chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn. Người bệnh cần bổ sung vitamin A, E để tăng sức đề kháng, có trong các loại rau củ và hạt (cà rốt, đu đủ, hạt dẻ,…); một gia vị quen thuộc là tỏi có các chứa chất kháng sinh gây ức chế vi nấm gây bệnh. Đặc biệt, người bệnh cần tránh rượu, bia và các chất kích thích.
Với chế độ ăn uống và vận động hợp lý, lành mạnh kết hợp với các loại thuốc đặc trị sẽ giúp bạn đẩy lùi căn bệnh này.
Tóm lại, bệnh hắc lào ăn vào máu không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn về thẩm mỹ nếu không được điều trị. Mong rằng với bài viết này, mọi người sẽ có cái nhìn tổng quát và có ý thức chủ động phòng tránh căn bệnh này. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!