“Hắc lào có tự khỏi được không?” hiện đang là chủ đề nhận được nhiều quan tâm trên các diễn đàn thông tin. Nhiều ý kiến cho rằng bệnh chỉ ảnh hưởng bên ngoài da nên sau một thời gian có thể tự tiêu biến, một số khác lại cho rằng phải dùng thuốc trị mới có thể khỏi. Vậy thực hư lời giải đáp cho vấn đề này là gì, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu với bài viết hôm nay nhé!
Hắc lào có tự khỏi được không?
Hắc lào là thuật ngữ chuyên dùng để mô tả tình trạng nhiễm trùng nấm ở các lớp biểu bì của da, chân tóc hoặc móng tay, chân. Nguyên nhân chính của bệnh thường do một trong ba loại nấm Epidermophyton, Trichophyton và Microsporum gây ra. Tình trạng này đặc biệt phổ biến ở những quốc gia có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, ví dụ như Việt Nam, Thái Lan, Nigeria,….
Dấu hiệu nhận biết đặc trưng nhất của hắc lào là những đốm hình tròn màu ban đỏ nổi bật trên vùng da nhiễm nấm, lớp vảy trắng li ti quanh chân tóc, mụn mủ hoặc sừng hóa nang lông. Nếu bệnh diễn tiến nặng, người bệnh thường cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, tóc rụng, đau rát da, chán ăn,….
Trong các vấn đề liên quan đến bệnh lý này như nguyên nhân triệu chứng hay cách điều trị, nhiều người bệnh còn thắc mắc không biết liệu hắc lào có tự khỏi được không. Bởi lẽ bệnh chỉ gây ảnh hưởng đến lớp da bên ngoài và không có khả năng ăn sâu hơn vào các mô cơ hay dây thần kinh.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ, dù bệnh không có khả năng gây nguy hiểm quá lớn đến sức khỏe thì tình trạng này cũng không thể tự tiêu biến nếu chỉ dựa vào việc bổ sung chế độ dinh dưỡng hay sử dụng các loại sữa tắm công nghiệp. Nguyên nhân chính của hắc lào là nấm men thuộc nhóm Dermatophytes, chúng có thể thích nghi trong nhiều điều kiện, vì vậy có vòng đời dài. Bên cạnh đó, nếu nấm xâm nhập vào da, lượng dinh dưỡng chúng hấp thu được cũng dồi dào hơn, khả năng sinh sôi và lây lan cũng cao hơn.
Từ những phân tích nêu trên, có thể nhận thấy bệnh lý ngoài da này không thể tự khỏi nếu không có sự can thiệp của các loại thuốc điều trị và chế độ chăm sóc hợp lý. Vì vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh, người bệnh cần đi thăm khám sớm tại các cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn cũng như kê đơn kịp thời.
Thời gian hồi phục của bệnh hắc lào là bao lâu?
Thời gian hồi phục của người bệnh thường không cố định, bời vì điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau. Theo các chuyên gia, sau khoảng hai tuần ủ bệnh, các bào tử nấm sẽ bắt đầu “bành trướng” trên cơ thể bệnh nhân thông qua dấu hiệu đầu tiên là ngứa và đốm tròn đỏ.
Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh hắc lào trên da thông thường sẽ mất từ hai đến bốn tuần để hồi phục hoàn toàn. Còn đối với tình trạng nhiễm nấm trên da dầu hay móng tay chân, thời gian có thể lâu hơn, mất khoảng 5 đến 9 tuần, nhất là khi bệnh đã ở mức độ chân tóc khô và gãy rụng dễ dàng.
Dưới đây là một số các yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian hồi phục của người bệnh:
-
- Cơ địa: Cơ địa thường quyết định khả năng tương tác giữa da và các loại thuốc điều trị. Ở những người mẫn cảm, các hoạt chất từ thuốc có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn đến phát huy tác dụng cũng như loại bỏ hoàn toàn bào tử nấm gây hại ra khỏi cơ thể.
- Khu vực bị ảnh hưởng: Giống như đã nêu ở trên, vùng da ít nang lông (bắp tay, bắp chân,…) thường dễ điều trị hắc lào hơn vùng da dầu hoặc phần móng tay, chân.
- Thói quen và lối sống: Những người có thói quen cũng như lối sống lành mạnh, ví dụ như uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, không thức khuya,..thường có sức đề kháng và hệ miễn dịch tốt hơn. Chính nhờ vào nền tảng sức khỏe vốn có, việc điều trị bệnh với họ dễ dàng và nhanh chóng đạt kết quả hơn.
Các biện pháp khắc phục hắc lào hiệu quả
Các cách này hiệu quả nhất có thể kể đến là:
Tây y
Thuốc tân dược được đánh giá cao về thời gian tác động cũng như hiệu quả đem đến cho người bệnh. Trong trường hợp bệnh hắc lào, các bác sĩ thường kê một số các loại kem bôi tại chỗ có khả năng chống nấm như clotrimazole, terbinafine,…Với trường hợp khu vực bị ảnh hưởng là da dầu, người bệnh có thể dùng các thuốc đường uống khác như griseofulvin hay lamisil.
Các biện pháp tại nhà
Để tăng thêm hiệu quả trong quá trình điều trị, người bệnh có thể áp dụng thêm một số các biện pháp tại gia khác dưới đây:
- Tắm bằng xà bông handmade: Không giống như xà bông công nghiệp, các loại xà bông tự nhiên chủ yếu có thành phần glycerin và thảo mộc, giúp kháng khuẩn, chống viêm và làm sạch sâu cho da. Những sản phẩm này cũng ít gây kích ứng, dù bệnh nhân vốn có da mẫn cảm. Các bác sĩ khuyến khích người bệnh sử dụng xà bông handmade cùng với nước ấm để vệ sinh hàng ngày cho da.
- Bài thuốc từ dầu dừa: Trong dầu dừa có chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn và chống viêm rất hiệu quả. Bên cạnh đó, loại tinh dầu thực vật này còn giúp dưỡng ẩm, loại bỏ tế bào chết và làm mềm da. Sau khi tắm rửa sạch sẽ, người bệnh có thể dùng dầu dừa đã hâm nóng thoa lên vùng da bị ảnh hưởng, mỗi ngày dùng từ 1 đến 2 lần là được.
- Bài thuốc từ bột nghệ: Nhiều báo cáo đã chỉ ra rằng hoạt chất curcumin trong nghệ có khả năng tái tạo mô da bị tổn thương, ức chế sự phát triển của các loại ký sinh như nấm hay vi khuẩn. Để sử dụng bột nghệ chữa hắc lào, người bệnh có thể trộn cùng với dầu dừa rồi thoa lên vùng da bị ảnh hưởng, mỗi ngày dùng từ 2 đến 3 lần.
Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích xoay xung quanh chủ đề “Hắc lào có tự khỏi được không?”. Thời tiết cuối những tháng hè thường oi nóng và dễ khiến bạn mắc các bệnh lý ngoài da. Vì vậy, để phòng tránh hiệu quả nhất, bạn nên tăng cường vệ sinh thân thể hàng ngày với xà phòng diệt khuẩn, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi cũng như cấp ẩm cho da thường xuyên.