Bệnh ghẻ nước là gì? Bệnh có khả năng lây lan không? Và cách chữa trị bệnh như thế nào? Đó là một trong số các câu hỏi về bệnh ghẻ nước mà chúng tôi nhận được trong thời gian gần đây. Để giải đáp chính xác những thông tin liên quan đến căn bệnh này, mời bạn đọc tìm hiểu bài viết dưới đây.
Ghẻ nước là gì?
Theo tổ chức y tế WHO, trên thế giới có khoảng 300 triệu người mắc bệnh ghẻ nước với tỷ lệ mắc cao ở những khu vực đông dân cư, nơi có điều kiện sống chật chội và không đảm bảo vệ sinh.
Ghẻ nước là bệnh do ký sinh trùng cái (ghẻ cái) có tên khoa học là Sarcoptes Scabiei hominis gây ra trên da người. Theo đó, ghẻ cái sống trên cơ thể người bằng cách đào hang dưới lớp sừng, chúng sẽ tiến hành đẻ trứng ngay tại đây. Đối với ghẻ đực, chúng chỉ thực hiện nhiệm vụ giao phối với ghẻ cái sau đó sẽ chết.
Hầu hết người mắc bệnh ghẻ nước sẽ cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu vào ban đêm. Bởi đây là thời điểm ghẻ đi ra khỏi hang và tìm con đực để giao phối. Khi này, chúng sẽ tiết ra các chất độc trên da và gây cảm giác ngứa.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, một con ghẻ cái chỉ cần 3 tháng sẽ sản sinh ra được 150 triệu ghẻ con. Điều này cho thấy, bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng chỉ trong thời gian ngắn.
Bệnh xuất hiện với các triệu chứng như ngứa và nổi mụn nước ở trên da. Các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng chúng tập trung nhiều nhất ở lòng bàn tay, kẽ ngón tay, cổ tay và vùng kín.
Ghẻ nước thường phát triển mạnh vào mùa đông xuân, thời điểm hội tụ nhiều điều kiện lý tưởng cho loài ký sinh trùng này sinh sôi.
Theo tổ chức y tế WHO, trên thế giới có đến 300 triệu người mắc bệnh ghẻ nước.
Với tốc độ sinh sản nhanh và khả năng thích nghi tốt ở nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau nên bệnh ghẻ sẽ lây lan rất nhanh và khó kiểm soát nếu không được ngăn chặn kịp thời.
Ghẻ nước có tự khỏi không?
Theo các chuyên gia, bệnh ghẻ nước không có khả năng tự khỏi nếu không tiêu diệt tận gốc loại ký sinh trùng Sarcoptes Scabiei hominis. Điều này đồng nghĩa với việc nếu không điều trị, bệnh sẽ nặng hơn và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Hơn nữa, ghẻ nước là loài có tốc độ phát triển cũng như sinh sản rất nhanh nên nếu không chữa trị sớm thì các triệu chứng sẽ lan rộng sang các vùng da khác trên cơ thể hoặc ảnh hưởng đến người khác.
Ghẻ nước có lây không?
Bệnh ghẻ nước là bệnh da liễu truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh chóng từ người sang người với tỷ lệ lây truyền lên đến 65%. Hầu hết người mắc tình trạng này thường có khoảng 10 – 15 ký sinh trùng tồn tại và phát triển trên da.
Hiện nay, có 3 phương thức lây truyền bệnh ghẻ nước chính bao gồm:
Tiếp xúc trực tiếp
Đây là phương thức lây truyền bệnh phổ biến nhất. Thông thường bệnh lây qua hình thức tắm chung hoặc qua các hành động như ôm, nắm tay,…Khi này, ghẻ nước có khả năng lây lan nhanh chóng bằng cách bò sang vật chủ mới, từ đó chúng sẽ tiến hành đào hang và sinh sản.
Hơn nữa, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, bệnh có thể lây lan trực tiếp qua quan hệ tình dục. Khi này, sử dụng bao cao su không có tác dụng trong chữa trị bệnh ghẻ nước hiệu quả. Để điều trị hiệu quả bệnh, tốt nhất là hạn chế tiếp xúc để tránh lây truyền bệnh.
Tiếp xúc gián tiếp
Việc sử dụng chung vật dụng sinh hoạt cá nhân (áo choàng tắm, khăn lau đầu,…) hay các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày (ghế, chuột máy tính, điều khiển tivi, điều khiển điều hòa,…) sẽ giúp ghẻ bám vào các vật dụng này và lây truyền sang các vật chủ khác bao gồm cả người.
Đặc biệt, ghẻ nước cũng có thể ký sinh trên các loài thú cưng như chó, mèo, thỏ,…nên chúng cũng dễ dàng lây sang người. Tuy vậy, ghẻ nước khi sống trên cơ thể động vật thường không thể sinh sản và phát triển lâu trên da người và sẽ chết sau đó vài ngày.
Hơn nữa, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, bệnh có thể lây qua quan hệ tình dục. Khi này, sử dụng bao cao su không có tác dụng trong chữa trị bệnh ghẻ nước hiệu quả. Để điều trị hiệu quả bệnh, tốt nhất là hạn chế tiếp xúc để tránh lây truyền bệnh.
Ngoài các câu hỏi liên quan đến bệnh ghẻ nước, chúng tôi cũng nhận được khá nhiều thắc mắc liên quan đến vấn đề bệnh tổ đỉa có lây không. Để có câu trả lời chính xác về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết: Bệnh tổ đỉa có lây không và lây sang người khác qua đường nào?
Chữa ghẻ nước
Cũng giống như các bệnh da liễu khác, để chữa trị hiệu quả người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của các y bác sĩ. Thông thường, ở giai đoạn nhẹ, bệnh được tiến hành điều trị bằng việc sử dụng thuốc bôi để tiêu diệt ghẻ nước và trứng của chúng tồn tại ở trên da. Đối với trường hợp bệnh tiến triển nặng, da bị bội nhiễm, người bệnh được khuyên sử dụng thêm các loại thuốc kháng sinh.
Dưới đây là một số loại thuốc thường được các bác sĩ chỉ định để chữa trị bệnh ghẻ nước:
- Kem dạng bôi Permethrin: Đây là thuốc bôi có công dụng chính trong việc tiêu diệt ghẻ cái và trứng của chúng.
- Thuốc bôi Crotamiton: Người bệnh được khuyến cáo nên bôi 2 – 3 lần/ngày để tiêu diệt ghẻ nước từ đó giảm triệu chứng ngứa. Tuy nhiên, thuốc có thể mẫn cảm với một số đối tượng nên người bệnh cần cân nhắc trước khi dùng.
- Thuốc kháng sinh Ivermectin: Khi các loại thuốc bôi không có tác dụng, người bệnh sẽ được kê đơn sử dụng loại thuốc này. Tuy nhiên, thuốc không sử dụng cho đối tượng trẻ nhỏ dưới 15kg và phụ nữ đang mang bầu.
Để chữa trị ghẻ nước bằng thuốc cho hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên tuân thủ theo những nguyên tắc sau:
- Bôi thuốc đúng liều lượng, đúng quy trình theo chỉ dẫn của các y bác sĩ.
- Hạn chế gãi, kỳ cọ mạnh tại các vùng da mắc bệnh vì chúng dễ gây ra tình trạng bội nhiễm.
- Cần cách ly người bệnh với những người xung quanh để tránh tình trạng lây lan.
- Thường xuyên tẩy uế nhà cửa, giặt giũ quần áo và chăn chiếu để hạn chế, tiêu diệt vùng khu trú của ghẻ nước. Đồng thời vệ sinh cơ thể, tắm rửa thường xuyên là công việc hàng ngày bệnh nhân cần làm.
Phân biệt ghẻ nước và tổ đỉa
Cũng giống như bệnh tổ đỉa, bệnh ghẻ nước là bệnh ngoài da có các triệu chứng điển hình bao gồm nổi mụn nước và ngứa. Do đó, để phân biệt ghẻ nước và tổ đỉa, người bệnh cần chỉ rõ sự khác nhau về nguyên nhân gây bệnh, khả năng lây lan, mức độ nguy hiểm và một số vấn đề liên quan khác. Cụ thể như sau:
Đặc điểm phân biệt | Bệnh ghẻ nước | Bệnh tổ đỉa |
Nguyên nhân gây bệnh | Do ký sinh trùng Sarcoptes Scabiei hominis gây ra | Do di truyền, tiếp xúc hóa chất, dị ứng môi trường,… |
Triệu chứng bệnh | Mụn nước nông, tròn có kèm dịch màu trắng. Mụn nước dễ vỡ khi ma sát mạnh. Xuất hiện nhiều rãnh ghẻ trên bề mặt da. | Mụn nước sâu, tròn hoặc hình dạng giống vết bỏng. Các nốt mụn nước không tự vỡ, sau một thời gian sẽ hình thành lớp sừng màu vàng. |
Phạm vi gây bệnh | Mụn nước có thể mọc bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Nhưng chúng thường mọc chủ yếu ở đùi, vùng kín, kẽ ngón tay,… | Các vết mụn nước khu trú chủ yếu tại lòng bàn tay và bàn chân. |
Mức độ nguy hiểm | Các nốt mụn vỡ ra do hoạt động ngứa gãi có thể khiến da bị viêm nhiễm nặng gây lở loét. Lâu ngày, ghẻ nước có thể gây chàm hóa trên da. Đặc biệt, biến chứng nặng nhất người mắc ghẻ nước có thể gặp là bệnh viêm cầu thận cấp. | Bệnh tổ đỉa không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng chúng gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày. Bệnh tái phát nhiều lần theo từng giai đoạn. Bệnh có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng hoặc bội nhiễm da nếu không chăm sóc đúng cách. |
Khả năng lây lan bệnh | Bệnh ghẻ nước có khả năng lây lan nhanh chóng trên cơ thể. Ngoài ra, bệnh có thể lây lan giữa người với người qua hai con đường chính:
| Bệnh tổ đỉa có lây lan trên cơ thể thông qua các nốt mụn nước bị vỡ khi bệnh ở giai đoạn nặng. Bên cạnh đó bệnh tổ đỉa không phải là căn bệnh truyền nhiễm, chúng k lây lan khi tiếp xúc trực tiếp. |
Trên đây là các điểm khác biệt giữa bệnh tổ đỉa và ghẻ nước mà chúng tôi đã đưa ra nhằm giúp người bệnh có thể phân biệt hai dạng này. Từ đó, giúp người bệnh có thể áp dụng các biện pháp phòng tránh cụ thể cũng như đưa ra phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.
Tóm lại, ghẻ nước không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng chúng rất dễ tái phát và khó điều trị nếu ngay từ đầu không chữa đúng. Hy vọng với bài viết trên, người bệnh có thể tích lũy được những kiến thức bổ ích liên quan đến căn bệnh này.
Theo: ISMQ