Gai đôi cột sống S1 là một bệnh lý xương khớp bẩm sinh rất hiếm gặp và chưa rõ nguyên nhân gây ra bệnh là gì. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh có thể để lại những hậu quả nghiêm trọng nên không được chữa trị sớm. Để ngăn ngừa những rủi ro từ bệnh, mỗi người cần tìm hiểu các triệu chứng của bệnh lý và các cách điều trị hiệu quả trong bài viết dưới đây.
Gai đôi cột sống S1 là gì
Gai đôi cột sống S1 xảy ra tại đốt sống (xương cùng) S1. Gai đôi cột sống S1 còn có tên gọi khác theo tiếng Latinh là Spina Bifida, được hiểu là cột sống bị nứt đôi ra, bị tách ra. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do dị tật bẩm sinh của xương sống, phôi thai của xương cột sống và và ống thần kinh không đóng kín được hoàn toàn, dẫn đến tủy sống bị lộ ra ngoài và từ đó hình thành các gai xương.
Gai đôi cột sống S1 bẩm sinh
Như đã tìm hiểu ở trên, gai đôi cột sống S1 bẩm sinh là một bệnh lý mà bất kỳ trẻ em nào cũng có nguy cơ mắc phải ngay từ trong giai đoạn phôi thai. Theo thống kê y khoa, trong số 1000 trẻ sinh ra thì có 1-2 trẻ mắc gai đôi cột sống.
Gai đôi cột sống S1 bẩm sinh thường khó phát hiện được sớm bởi không có nhiều biểu hiện rõ rệt trong những giai đoạn đầu. Khi cơ thể lớn dần thì các gai xương cũng bắt đầu nhô ra nhiều hơn khiến bệnh nhân bắt đầu có những cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ. Từ 20-50 tuổi, bệnh có thể bắt đầu khởi phát.
Các loại gai đôi cột sống S1
Hiện nay, có 3 cách để phân loại bệnh gai đôi cột sống như sau:
Gai đôi cột sống ẩn (Spina bifida occulta)
Đây là một loại gai đôi cột sống S1 thường gặp nhất hiện nay, bệnh thường ở thể nhẹ. Ở dạng này hầu như không phát hiện ra được bất kỳ triệu chứng nào nên bản thân bệnh nhân cũng không biết là mình bị gai cột sống. Bệnh chỉ được phát hiện khi bệnh nhân chụp X-quang hoặc chụp cộng hưởng từ. Dạng này cũng không khuyết tật nào cho bệnh nhân.
Gai cột sống có nang (Meningocele)
Đây là một dạng hiếm gặp của gai cột sống nhưng vẫn có thể gây hiểm rất nặng cho người bệnh. Loại gai cột sống này xảy ra khi cơ quan túi dịch trong tủy sống bị tràn ra ngoài và đi qua lỗ hở ở lưng trẻ. Sau đó các màng và dây thần kinh cột sống đi qua lỗ hở này hình thành nên túi nhỏ ngay sau lưng người bệnh.
Thoát vị màng não (Myelomeningocele)
Màng não là màng bảo vệ xung quanh tủy sống. Thoát vị màng não là một loại gai đôi cột sống S1 nguy hiểm vì có thể gây ảnh hưởng đến não của bệnh nhân. Khi thoát vị màng não diễn ra làm cho dịch não tủy vàng tràn qua lỗ đốt sống dẫn đến bộ phận bàng quang bị tê liệt khiến rối loạn chức năng đường ruột.
Triệu chứng gai đôi cột sống S1
Gai đôi cột sống S1 rất khó để bệnh nhân nhận ra các triệu chứng lâm sàng ở những giai đoạn ban đầu. Chỉ khi vào những giai đoạn nặng hơn bạn sẽ cảm nhận được các triệu chứng sau:
- Đau nhức tại thắt lưng cùng: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh, chỉ cần ấn nhẹ bệnh nhân cũng cảm nhận được cơn đau tăng lên.
- Cơn đau lan sang khắp vùng thắt lưng, lan xuống vùng hông, bắp chân, bàn chân,…
- Hạn chế khả năng đi lại và vận động
- Cơ thể mất đi đường cong sinh lý bình thường với biểu hiện như cột sống lưng cong vẹo, hình dạng bàn chân bất thường, hai bên hông không cân đối.
- Tê bì tay chân do các gai xương lớn dần gây chèn ép các rễ thần kinh, làm giảm độ linh hoạt của các chi.
- Rối loạn đại tiểu tiện bởi ống tủy bị thu hẹp làm cho cơ thể bị mất kiểm soát khi đại hoặc tiểu tiện.
Gai đôi S1 có nguy hiểm không
Gai đôi S1 rõ ràng là một bệnh lý xương khớp nguy hiểm bởi khi chúng khởi phát sẽ mang đến nhiều đau đớn và phiền toái cho người bệnh. Ngoài ra, nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể để lại các biến chứng bệnh nguy hiểm khác như: Thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh liên sườn, đau thần kinh tọa,… Và từ các căn bệnh này, bệnh nhân lại phải chịu nhiều cơn đau đớn hơn nữa cũng như phải đối mặt với nguy cơ biến chứng tàn phế.
Cách chữa gai đôi cột sống S1
Sử dụng thuốc Tây y
Dựa vào mức độ bệnh nặng nhẹ của bệnh nhân mà bác sĩ chuyên khoa có thể sẽ kê cho bạn một số loại thuốc Tây y hỗ trợ giảm đau do gai đôi cột sống S1 như sau:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Gabapentin,…
- Thuốc kháng viêm không chứa Steroid: Piroxicam, Naproxen, Indomethacin hay Tolperison, vitamin nhóm B.
- Thuốc tiêm Corticoid giảm đau viêm: Hydrocortison, Methylprednisolon, Prednisolon, …
Lưu ý: Bệnh nhân chỉ được sử dụng thuốc Tây y khi có sự tư vấn và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.
Sử dụng các bài thuốc từ thiên nhiên
Áp dụng các bài thuốc từ thiên nhiên là phương pháp hỗ trợ điều trị gai đôi cột sống S1 được nhiều bệnh nhân lựa chọn nhờ tính an toàn, hiệu quả khá tốt, không có tác dụng phụ. Có rất nhiều vị thuốc từ thiên nhiên được sử dụng để điều trị gai cột sống S1, nổi bật nhất là bài thuốc từ cây ngải cứu. Cách làm đơn giản nhất là bạn lấy thân, cành và lá cây ngải cứu, rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ, giã dập rồi đem xao nóng trên chảo cùng một ít muối hạt. Đắp trực tiếp hỗn hợp ngải cứu trên vào vùng đau trên cột sống sẽ giúp bạn làm giảm cơn đau hiệu quả khi thực hiện kiên trì hàng ngày trong vòng 1-2 tháng.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp được các bác sĩ khuyến cáo áp dụng bởi tác dụng giảm đau khá tốt, an toàn, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn cần lưu ý tìm đến các cơ sở phòng khám Đông y chất lượng, có tên tuổi để được áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như châm cứu, giác hơi, bấm huyệt, chườm nóng hoặc lạnh … để làm giảm các cơn gai đôi cột sống S1.
Phẫu thuật ngoại khoa
Đây là phương pháp chỉ được thực hiện khi bệnh nhân đã sử dụng các phương pháp điều trị nội khoa nhưng không có hiệu quả tích cực hoặc bệnh tình đã rất nặng. Áp dụng phẫu thuật ngoại khoa, bác sĩ sẽ tiến hành mổ để loại bỏ gai xương làm giảm các cơn đau. Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro và bệnh vẫn có thể tái phát sau khi phẫu thuật.
Bệnh gai đôi cột sống S1 là một bệnh lý xương khớp nguy hiểm không kém các bệnh lý khác như thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa,…Bệnh còn khó phát hiện ở giai đoạn đầu cho nên chúng ta càng cần phải theo dõi, kiểm tra sức khỏe một cách thường xuyên để sớm phát hiện được bệnh và có cách điều trị kịp thời. Chia sẻ ngay bài viết nếu bạn thấy hữu ích.