Gai cột sống có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân. Đây là bệnh lý xương khớp phổ biến, dễ gặp phải ở người cao tuổi, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Nếu không được thăm khám và điều trị gai cột sống kịp thời người bệnh sẽ dễ gặp phải các biến chứng nguy hiểm khó lường. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Gai cột sống có nguy hiểm không?
Gai cột sống là kết quả của quá trình cột sống thoái hóa, cụ thể đó là sự hình các phần gai xương phía bên ngoài và hai bên đốt sống. Thực chất đây là sự phát triển thêm ra của xương trên đốt sống, sụn khớp, dây chằng quanh khớp. Nguyên nhân là do chấn thương cột sống, viêm khớp hoặc sự tích tụ canxi tại các dây chằng, gân tại đốt sống.
Các triệu chứng của bệnh trong giai đoạn khởi phát rất khó nhận biết. Người bệnh chỉ xác định được mình bị khi bệnh đã phát triển được một thời dài và tình trạng đã ở thể nặng. Biểu hiện thường gặp của bệnh bao gồm:
- Xuất hiện cơn đau buốt ở thắt lưng hoặc cổ: Ban đầu chỉ là các cơn đau mỏi bình thường, lâu dần vùng bị gai sẽ đau nhiều hơn, thậm chí là cảm giác đau buốt khó chịu. Đau tăng lên khi người bệnh di chuyển, vận động và giảm đi khi nghỉ ngơi.
- Cơn đau lan ra các chi trong trường hợp tình trạng bệnh trở nặng làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày.
- Tê cứng, mất cảm giác ở chân tay do các dây thần kinh ở khu vực này bị gai xương chèn ép.
- Mất kiểm soát hoạt động đại tiểu tiện do tình trạng hẹp ống dẫn tủy.
- Bệnh gai cột sống có thể xuất hiện tại nhiều vị trí cột sống của cơ thể nhưng thông thường bệnh hay gặp nhất là vùng cổ và vùng thắt lưng.
Nếu không được phát hiện kịp thời và có hướng can thiệp hiệu quả bệnh sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Đồng thời gia tăng nguy cơ mắc các bệnh xương khớp khác như đau thần kinh tọa, đau dây thần kinh liên sườn, tê liệt… Người bệnh sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, khó chịu vì các cơn đau ở vùng thắt lưng, đau mỏi cổ, vai gáy. Các cơn đau, tê bì tại tay chân có thể hạn chế khả năng vận động.
Do đó khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh bạn cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và được bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.
Những biến chứng gai cột sống nguy hiểm
Thoát vị đĩa đệm
Các gai xương không được xử lý triệt để có thể gây rách bao xơ đĩa đệm tại vị trí nó phát triển thêm ra. Hiện tượng này kéo theo sự tràn dịch nhầy bên trong khớp, hình thành các khối thoát vị gây đau nhức.
Các gai xương cùng với khối thoát vị tiếp tục chèn ép tủy và các mô mềm xung quanh vị trí đốt sống. Các cơn đau nhức dữ dội hình thành và gia tăng nguy cơ khởi phát các bệnh lý nguy hiểm khó lường.
Đau thần kinh tọa
Gai cột sống hình thành gây chèn ép vào các dây thần kinh tọa vì vậy người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, tê bì tay chân. Lâu ngày nếu không được điều trị người bệnh có thể bị teo và yếu cơ, cuối cùng là liệt các chi.
Đau thần kinh liên sườn
Đây là biến chứng gai cột sống gây nhiều khó khăn cho quá trình sinh hoạt và làm việc của người bệnh do các cơn đau xuất hiện thường xuyên, liên tục dọc các dây thần kinh liên sườn.
Tê liệt
Gai cột sống chèn ép dây thần kinh hoặc làm tổn thương tủy sống, khiến các cơ quan này mất khả năng truyền tín hiệu. Đồng thời gây tê liệt các cơ quan tại vùng tủy sống tổn thương chi phối.
Một khi xuất hiện biến chứng này người bệnh sẽ bị liệt hoàn toàn hoặc vẫn còn khả năng di chuyển nhưng lại mất cảm giác tại các chi. Từ đó người bệnh gặp nhiều vấn đề về sức khỏe và tâm lý.
Ngoài ra một biến chứng khác của bệnh cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh là mất kiểm soát chức năng đại tiểu tiện. Người bệnh có thể không cảm thấy buồn tiểu dù bàng quang đã đầy nước hoặc đại tiểu tiện không kiểm soát được.
Cách phòng tránh gai cột sống
Để phòng tránh bệnh gai cột sống bạn cần có một cuộc sống lành mạnh với chế độ làm việc và nghỉ ngơi hài hòa, hợp lý. Cụ thể:
Thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học
Không chỉ giúp phòng ngừa các bệnh lý xương khớp đặc biệt là gai cột sống chế độ dinh dưỡng khoa học cũng giúp cơ thể bạn tránh xa nhiều bệnh tật. Trong thực đơn của bạn cần chú ý bổ sung các thực phẩm chứa nhiều canxi và vitamin D (giúp cơ thể hấp thụ canxi).
Thiếu canxi là một trong những nguyên nhân chính khiến cơ thể bạn gặp các vấn đề về xương như loãng xương, thoái hóa cột sống,… Một số loại thực phẩm chứa nhiều canxi bao gồm sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại cá béo, cam, quýt, súp lơ… và các thực phẩm chứa nhiều vitamin D bao gồm gan động vật, thịt, nấm, ngũ cốc, trứng.
Ngoài ra để chắc khỏe xương khớp bạn cũng cần bổ sung thêm các chất chống oxy hóa, axit béo omega, vitamin E có nhiều trong cá biển, các loại rau xanh và hạt. Chúng rất tốt cho đĩa đệm, tăng cường sản sinh dịch nhầy và ngăn ngừa thoái hóa cột sống.
Chế độ dinh dưỡng cần vừa đủ, hợp lý với thể trạng và cơ địa của từng người, tránh trường hợp dung nạp quá nhiều gây thừa cân. Trọng lượng cơ thể lớn cũng là nguyên nhân khiến cột sống chịu nhiều áp lực và bị tổn thương.
Thêm vào đó bạn cần uống nhiều nước lọc, tối thiểu 1,5 lít mỗi ngày giúp cơ thể nói chung và đĩa đệm nói riêng được khỏe mạnh. Đặc biệt là tuyệt đối tránh các loại đồ uống có ga, rượu bia và các chất kích thích.
Thay đổi thói quen sinh hoạt, thường xuyên tập luyện
- Không nên mang vác vật nặng quá sức, điều chỉnh tư thế đúng khi mang vác, tránh làm tổn thương cột sống.
- Khi phải ngồi lâu cần đứng lên vận động thường xuyên (khoảng 45 phút đứng lên 1 lần)
- Tập luyện các bài tập thể dục thể thao vừa sức để tăng tuần hoàn máu và oxy đến cột sống, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi và các cơn đau nhức.
- Tránh nằm 1 tư thế quá lâu khi ngủ, không nằm gối quá cao, không nằm sấp.
- Hạn chế căng thẳng, stress ở mức tối đa.
Bài viết trên đây cung cấp thông tin về bệnh lý gai cột sống và giải đáp thắc mắc gai cột sống có nguy hiểm không của rất nhiều người. Để có thể tránh xa gai cột sống mỗi người hãy xây dựng cho một một lối sống lành mạnh, khoa học. Một khi có biểu hiện mắc bệnh hãy đến có sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm nhất. Chúc các bạn sức khỏe.