Đốt sống ngực là vị trí ở giữa cột sống, nối đốt sống cổ và thắt lưng. Chúng có nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể, giảm tải lực xuống chân và bảo vệ lồng ngực. Để hiểu rõ hơn về cấu tạo và chức năng của đốt sống ngực, bạn hãy tìm hiểu trong bài viết sau.
Đốt sống ngực là gì?
Đốt sống ngực đó là phần nối liền với đầu của các xương sườn và tạo thành khung xương lồng ngực. Đốt sống sẽ xếp chồng lên nhau và hình thành ống sống có chứa tủy sống, rễ thần kinh, mạch máu.
Theo giải phẫu học, đốt sống ngực được đánh số từ trên xuống dưới, từ T1 đến T12. Đốt sống T1 là đốt sống ngực đầu tiên sẽ nằm sát kề với đốt sống C7 (đốt sống cổ cuối cùng). Những đốt sống ngực còn lại sẽ nằm dọc theo cột sống và có kích thước lớn dần.
Đặc điểm chung của đốt sống ngực
Các đốt sống ngực được cấu tạo có nhiều điểm chung. Các điểm chung này được nghiên cứu giữa đốt sống thứ 2 đến thứ 8. Không phân tích từ đốt sống ngực 1 và đốt sống ngực chín cho đến mười hai.
- Thân: Phần thân đốt sống ở giữa ngực có đặc điểm hình trái tim, rộng phía trước. Càng về gần cuối thì phân thân càng giống với đốt sống cổ và thắt lưng. Thân dày ở phía trước, mỏng ở phía sau. Phần phía trước co lại và lõm sâu về phía sau. Thân có một lớp sụn tươi.
- Cuống cung: Cuống cung hướng lên và hướng ra phía sau. Phần phía dưới dâu và có kích cỡ lớn hơn các vùng khác của cột sống.
- Mảnh cung: Mảnh cung mỏng và rộng, chồng lên các đốt sống liền kề nhau. Kết hợp với cuống để tạo thành lỗ đốt sống.
- Đĩa đệm: Đĩa đệm dùng để liên kết các đốt sống liền kề, giúp cột sống linh hoạt dễ dàng.
- Lỗ đốt sống: Lỗ đốt sống là sự liên kết giữa phần thân và khung đốt sống. Chúng có nhiệm vụ chứa và bảo vệ phần tủy sống bên trong.
- Mỏm gai: Mỏm gai chồng lên nhau và hướng xuống dưới.
- Mỏm khớp trên: Phần mỏm khớp trên là những miếng xương mỏng. Các mặt khớp của mỏm khớp trên phẳng, hướng về sau.
- Mỏm khớp dưới: Mỏm khớp dưới bao gồm các mảnh cung bà mỏm ngang. Các cạnh của chúng có xu hướng lồi, hướng xuống phía dưới và phía trước.
- Mỏm ngang: Mỏm ngang được hình thành từ các mỏm khớp phía trên của các cuống cung. Mỏm ngang chắc chắn, dày, mỗi đầu có hình chùy.
Đặc điểm, cấu tạo riêng của mỗi đốt sống ngực
Mỗi đốt sống ngực sẽ có những cấu tạo và đặc điểm riêng biệt như sau:
- Đốt sống ngực thứ nhất T1: Thân của đốt sống T1 tương tự như đốt sống cổ. lõm và nghiêng hai bên. Bề mặt ở khớp nhô lên, hướng lên và hướng ra phía sau. Các dây thần kinh cột sống thoát ra bên ngoài phía dưới đốt sống thứ nhất.’
- Đốt sống ngực thứ hai T2: Có kích cỡ lớn hơn đốt sống ngực T1. Các dây thần kinh cột sống thoát ra bên ngoài dưới đốt sống hai.
- Đốt sống ngực thứ ba T3: Dây thần kinh ở cột sống ngực thứ ba thoát ra phía ngoài dưới đốt sống ngực thứ 3.
- Đốt sống ngực thứ tư T4: Đốt sống ngực T4 nằm cùng mức với phần góc xương ức. Dây thần kinh đốt sống ngực thứ tư thoát ra ngoài dưới đốt sống ngực thứ 4.
- Đốt sống ngực thứ năm T5: Nằm cùng mức với phần góc xương ức. Dây thần kinh cột sống ngực thứ 5 thoát ra ngoài dưới đốt sống thứ năm.
- Đốt sống ngực thứ sáu T6: Dây thần kinh của cột sống ngực thứ 6 thoát ra bên ngoài dưới đốt sống thứ sáu.
- Đốt sống ngực thứ bảy T7: Các dây thần kinh cột sống ngực thứ bảy thoát ra phía ngoài bên dưới đốt sống ngực thứ 7.
- Đốt sống ngực thứ tám T8: Đốt sống ngực thứ tám và chín có sự liên kết với nhau tại mức Xiphisternum. Dây thần kinh cột sống ngực thứ tám sẽ thoát ra bên ngoài dưới đốt sống thứ 8.
- Đốt sống ngực thứ chín T9: Đốt sống ngực thứ chín có thể không có phần mặt phía dưới. Một vài trường hợp đốt sống có hai á nhân hai bên. Dây thần kinh cột sống ngực thứ tám sẽ thoát ra ngoài phía dưới phần đốt sống thứ 8.
- Đốt sống ngực thứ mười T10: Đốt sống ngực thứ 10 có toàn bộ mặt khớp hai bên. Dây thần kinh cột sống ngực thứ mười thoát ra bên ngoài phía dưới phần đốt sống thứ mười.
- Đốt sống ngực thứ mười một T11: Thân đốt sống liên kết với đốt sống thắt lưng về kích thước. Mỏm gai của phần này ngắn, hướng ra phía sau. Dây thần kinh cột sống thứ mười một thoát ra bên ngoài phía dưới đốt sống thứ mười một.
- Đốt sống ngực thứ mười hai T12: Đốt sống ngực thứ 12 khá giống với đốt sống ngực thứ 11.Dây thần kinh cột sống thứ mười hai thoát ra ngoài dưới đốt sống thứ mười hai.
Chức năng của đốt sống ngực
Đốt sống ngực rất quan trọng trong cơ thể chúng ta và chịu những nhiệm vụ như sau:
- Nâng đỡ phần lưng: Chúng đảm nhận nhiệm vụ nâng đỡ phần lưng, ổn định cột sống. Ngoài ra, chúng có nhiệm vụ phân bố lực và giảm tải lực xuống chân.
- Đảm bảo hoạt động của lưng: Đảm bảo cho lưng hoạt động linh hoạt, chuyển động theo nhiều hướng khác nhau như gập người, xoay người, chuyển người về trước sau.
- Bảo vệ lồng ngực: Đốt sống ngực còn có nhiệm vụ rất quan trọng đó là bảo vệ các bộ phận bên trong lồng ngực như tim, phổi.
- Bảo vệ tủy sống: Bên cạnh đó, đốt sống ngực còn có nhiệm vụ bảo vệ và cho phép dây thần kinh tủy sống đi qua.
Các vấn đề thường gặp ở đốt sống ngực
Đốt sống ngực có thể mắc phải một số tình trạng như sau:
- Thoái hóa: Tình trạng này chỉ những tổn thương, hao mòn của đốt sống, rễ dây thần kinh ở ngực. Người bệnh sẽ có cảm giác đau lưng, đau ngực, hạn chế khả năng vận động.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống ngực: Nhân nhầy ở cột sống ngực sẽ thoát ra ngoài và chèn ép lên các dây thần kinh.
- Đau lưng trên: Trường hợp ngồi nhiều, vận động sai tư thế sẽ khiến người bệnh bị đau lồng ngực. Từ đó dẫn đến tình trạng đau lưng trên.
Để hạn chế những chấn thương, tổn thương ở đốt sống ngực như trên người bệnh cần lựa chọn tư thế vận động làm việc đúng. Không được mang vác vật nặng quá sức hoặc tập luyện thể thao quá mức. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung nhiều rau quả, trái cây, thịt cá để nâng cao sức khỏe xương khớp.
Trên đây là những chia sẻ về cấu tạo cũng như chức năng của đốt sống ngực. Bạn nên tìm hiểu kỹ để hạn chế và phòng ngừa các chấn thương, tổn thương. Nếu có những tổn thương, đau nhức thì bạn nên tìm đến bác sĩ để điều trị sớm nhất.