Không nhiều người bệnh biến đến phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn. Tuy nhiên, đây là cách chữa được bác sĩ đánh giá khá cao trong vấn đề kiểm soát triệu chứng, tăng cường vận động cho người bệnh thoái hóa khớp gối. Tìm hiểu cụ thể về hiệu quả, quy trình thực hiện cũng như một số hạn chế của phương pháp này trong bài viết dưới đây!
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn là gì?
Tình trạng xương dưới sụn và sụn khớp đầu gối bị hao mòn, suy yếu gây ra tổn thương khu vực xung quanh, hình thành nên các cơn đau nhức nghiêm trọng được Y học gọi là thoái hóa khớp gối. Để kiểm soát triệu chứng bệnh lý, ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt thì người bệnh phải sử dụng một số phương pháp đặc trị. Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn là một phương pháp như vậy.
Bác sĩ khẳng định, việc tiêm chất nhờn vào khớp gối không thể điều trị dứt điểm được các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, phương pháp này giúp giảm đau, giảm viêm và làm chậm quá trình thoái hóa khớp trong thời gian vài tháng hoặc lâu hơn.
Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng chất nhờn khớp – Axit Hyaluronic tiêm trực tiếp vào khớp gối tổn thương. Khớp gối khỏe mạnh chứa đến 4ml dịch khớp. Khi bị thoái hóa, hàm lượng dịch khớp giảm dẫn đến hàng loạt triệu chứng. Việc tiêm Axit Hyaluronic – thành phần quan trọng của dịch khớp giúp bổ sung lượng nhớt, từ đó giảm ma sát giữa các đầu xương, bảo vệ khớp khi va chạm.
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn có hiệu quả không?
Các nghiên cứu về phương pháp này đều nhận định, việc tiêm chất nhờn mang lại nhiều tác dụng cho người bệnh. Trong đó có thể kể đến như:
- Giảm đau, chống viêm: Chất nhờn bôi trơn, hấp thụ sốc ở đầu gối, từ đó giảm ma sát giữa các khớp, ngăn ngừa mất sụn. Chất nhờn cũng đồng thời hỗ trợ chống viêm ở đâu khớp gối. Hoạt chất Axit Hyaluronic có khả năng ngăn cách các đầu dây thần kinh, ngăn tín hiệu truyền đến não, cắt liên kết tế bào ở đầu gối báo hiệu các cơn đau.
- Bảo vệ sụn và xương đầu gối: Chất nhờn tiêm vào đầu gối có thể lưu lại trong ngày, hiệu quả đạt được có thể lên đến vài tháng. Chất nhờn này sẽ tác động hỗ trợ phát triển và bảo vệ sụn, làm tăng sụn tổng thể và mật độ xương dưới sụn, kích thích hồi phục chất nhờn dưới khớp.
Không thể phủ nhận hiệu quả của phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý tham khảo lựa chọn điều trị bằng phương pháp khác để đạt được hiệu quả cao hơn.
Khi nào cần điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn?
Bác sĩ không ưu tiên sử dụng phương pháp tiêm chất nhờn trong điều trị thoái hóa khớp gối do không có tác dụng triệt để. Thông thường, phương pháp này có thể cân nhắc sử dụng cho người bệnh thoái hóa khớp ở giai đoạn trung bình, chưa xuất hiện triệu chứng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài ra, tiêm chất nhờn còn được sử dụng nếu việc sử dụng thuốc giảm đau không mang lại hiệu quả, người bệnh không có đủ chi phí để thực hiện các loại phẫu thuật thay khớp, không muốn tác động dao kéo… Nếu tiêm chất nhờn lần đầu mang lại hiệu quả thì người bệnh có thể cân nhắc sử dụng các đợt sau.
Ngoài ra, phương pháp điều trị này được khuyến cáo không nên sử dụng cho các trường hợp sau:
- Người đang bị nhiễm trùng do vi khuẩn
- Người mắc các bệnh khác xung quanh khớp gối
- Người bị dị ứng với chất nhờn hoặc các sản phẩm Hyaluronate
- Trẻ em và thanh thiếu niên
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
- Người dị ứng với trứng hoặc cá sản phẩm từ gia cầm nên thông báo để được hướng dẫn cụ thể trong điều trị
Quy trình tiêm chất nhờn điều trị thoái hóa khớp gối
Với những người phù hợp, có thể sử dụng cải thiện tình trạng thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn. Đây là kỹ thuật tiêm nội khớp và bắt buộc phải được bác sĩ chuyên môn tại các bệnh viện, phòng khám thực hiện. Quá trình tiêm thường diễn ra trong vài phút, thường không phải chuẩn bị trước khi thực hiện. Người bệnh thường thực hiện theo quy trình sau đây:
- Bệnh nhân nằm ngửa trên giường bệnh, đầu gối để thẳng
- Khử trùng vùng đầu gối tiêm chất nhờn và lau khô
- Thư giãn cơ chân để hạn chế các cơn đau khi tiêm
- Bác sĩ gây tê cục bộ khu vực tiêm. Nếu đầu gối bị sưng, bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút để lấy chất lỏng trước khi tiêm
- Bác sĩ sử dụng sóng siêu âm để mức độ chính xác khi tiêm
- Dùng một ống tiêm mới, hút chất nhờn trong lọ đã chuẩn bị và tiêm vào khớp gối
- Làm sạch vùng tiêm, băng vết tiêm lại
- Người bệnh nằm trên giường tiếp tục duỗi thẳng và gập đầu gối liên tục để chất nhờn lan tỏa
Nếu tiêm không đúng vào khớp gối mà là các mô mềm xung quanh đầu gối, thuốc sẽ mất tác dụng. Do vậy, bác sĩ chuyên môn phải hết sức tỉ mỉ, cẩn thận khi xác định vị trí cần tiêm. Sau khi tiêm chất nhờn vào gối, người bệnh cần nghỉ ngơi tối thiểu 12h để giảm cơn đau sau tiên cũng như tình trạng chất nhờn bị thoát khỏi bao khớp.
Người bệnh có thể thực hiện một số động tác đơn giản, một số bộ môn thể thao nhẹ nhàng trong thời gian ngắn để duy trì hoạt động các khớp. Tuyệt đối không mang vác nặng, vận động mạnh để tránh gây ra ảnh hưởng xấu đến bệnh.
Tác dụng phụ khi điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn
Ngoài những hiệu quả, phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn cũng gây ra một số tác dụng phụ. Thông thường, các ảnh hưởng này sẽ xuất hiện ngay hoặc vài ngày sau khi tiêm. Một số tác dụng người bệnh có thể gặp phải là:
- Sưng, đau tại vị trí tiêm
- Nhiễm trùng (phản ứng này thường xảy ra trong 3 ngày sau khi tiêm)
- Phản ứng dị ứng
- Viêm bao hoạt dịch
Nếu gặp phải các tác dụng trên, người bệnh cần thực hiện thăm khám và điều trị tại bệnh viện càng sớm càng tốt để ngăn chặn các biến chứng không mong muốn. Điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn có thể giảm đau khớp và ngăn chặn thoái hóa trong vài tháng. Tuy nhiên với các phản ứng phụ có thể gặp phải người bệnh nên cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng.
Trên đây là tổng hợp thông tin về phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng chất nhờn. Bạn đọc hãy tham khảo những lợi ích và tác dụng đã được liệt kê để có phương pháp điều trị đúng đắn nhất.