Đĩa đệm được biết đến là một trong những bộ phận quan trọng của các đốt cột sống, giữ vai trò đặc biệt để làm nên quá trình vận động của cơ thể. Vậy đĩa đệm là gì? Vai trò của đĩa đệm như thế nào?, hãy cùng chúng tôi khám phá bài viết ngay sau đây để hiểu rõ hơn.
Đĩa đệm là gì?
Địa đệm là một cấu trúc tại khu vực đốt cột sống, có dạng thớ sợi được xếp theo vòng tâm với phần nhân gồm các keo gelatin. Theo các nghiên cứu khoa học, đĩa đệm sẽ bao gồm 3 phần chính là phần nhân keo, bao xơ và tấm sụn tận cùng.
- Nhân keo: Nhân kẹo được biết đến là một chất dịch nhầy, không màu và rất trong suốt. Các thành phần chủ yếu bao gồm proteoglycans có chứa các hoạt chất như hyaluronic acid, chondroitin, dermatan sulphate,.. Ở độ tuổi nhỏ, nhân keo chứa tới hơn 80% là nước, tuy nhiên lượng nước này sẽ mất dần khi trưởng thành với sự thoái hóa của cơ thể.
- Bao xơ: Bao xơ là một lớp bảo vệ bên ngoài nhân keo, có cấu tạo từ chính các sợi collagen. Phần lớp ngoài của bao xơ sẽ bám trực tiếp vào các màng xương và các viền đốt sống của cơ thể. Với vai trò đặc biệt quan trọng của mình, bao xơ sẽ hạn chế tối đa các tác động lực đến khu vực đốt sống, giúp ngăn ngừa chấn thương cho cơ thể.
- Tấm sụn tận cùng: Những tấm sụn tận cùng nằm tại mâm sụn thân sống và khu vực ngoài của bao xơ. Tấm sụn được cấu tạo bởi canxi, proteoglycans và collagen,… có tác dụng bảo vệ sụn và các đốt cột sống khỏi bị tác động từ các chất nhân nhầyy, bảo vệ đĩa đệm khỏi các vi khuẩn có hại.
Chức năng của đĩa đệm
Đĩa đệm có vai trò quan trọng trong giúp các khớp xương vận động linh hoạt, tạo ra sự thuận lợi, dễ dàng trong quá trình di chuyển, đồng thời bảo vệ cơ thể khỏi các chấn động từ bên ngoài khi gặp phải các chấn thương đáng có. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng điểm qua một số chức năng chính của đĩa đệm.
- Kết nối các đốt cột sống: Cột sống con người được cấu tạo từ các đốt cột sống, xen kẽ là các đĩa đệm. Những địa đệm nằm giữa các đốt, giúp tạo nên một tổng thể cấu tạo chắc chắn cùng các tuyến dây cơ chằng linh hoạt và tạo nên sự liên kết, đảm bảo quá trình vận động cho cơ thể.
- Hỗ trợ trao đổi dưỡng chất: Cũng giống như các cơ quan chức năng, đĩa đệm cũng thực hiện quá trình trao đổi chất cho cơ thể qua các vòng sợi đĩa đệm, giúp khuếch tán các dưỡng chất thiết yếu và tăng cường tuần hoàn cho cơ thể.
- Phân tán lực cho cơ thể: Trong quá trình vận động, đĩa đệm sẽ giúp nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể, giảm các chấn động và rung lắc không đáng có đến toàn bộ cột sống. Với cấu tạo gồm các nhân nhầy, đĩa đệm sẽ tạo ra một lớp dịch nhầy bao bọc lấy toàn bộ đốt sống, loại bỏ tối đa áp lực cho cơ thể.
Triệu chứng bệnh lý thường gặp tại đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là triệu chứng thường gặp tại đĩa đệm, xảy ra khi phần nhân nhầy của đĩa đệm bị lệch khỏi vị trí bình thường, gây chèn ép vào các tuyến rễ thần kinh và gây nên các cơn đau nhức, tê bì, sưng tấy,.. Thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm và phức tạp như hội chứng đuôi ngựa, rối loạn vòng cơ, suy cơ, bại liệt, rối loạn chức năng vận động,..
Ngoài triệu chứng thoát vị đĩa đệm, các bạn cũng có thể gặp phải các triệu chứng như đau nhức, tê cứng, tê bì đĩa đệm sau khi vận động mạnh hoặc luyện tập quá sức với cường độ cao.
Nếu thấy xuất hiện các cơn đau nhức hoặc những dấu hiệu bất thường tại khu vực đĩa đệm, các bạn cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở chuyên khoa để thăm khám và có phác đồ điều trị thích hợp và hiệu quả nhất.
Phòng ngừa các bệnh lý tại đĩa đệm
Đĩa đệm cũng rất dễ bị tổn thương do các yếu tố chủ quan và khách quan từ bên ngoài tác động. Chính vì thế, các bạn cần có các biện pháp để phòng ngừa và bảo vệ đĩa đệm. Hãy cùng điểm qua một số lưu ý trong chăm sóc đĩa đệm.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Các bạn cần duy trì cân nặng ở mức khỏe mạnh, tránh để tăng cân quá mức sẽ tạo nên cho cột sống những áp lực không đáng có, làm ảnh hưởng đến cột sống và phần đĩa đệm. Để phòng ngừa tăng cân, béo phì, các bạn cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các thực phẩm nhiều dưỡng chất và các loại rau xanh, trái cây tươi. Lưu ý không được sử dụng các thực phẩm ăn nhanh và một số loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,..
- Chế độ luyện tập: Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý, các bạn cũng cần có chế độ luyện tập phù hợp với sức khỏe để tăng độ dẻo dai, hạn chế tối đa các chấn thương không đáng có. Một số môn thể thao bạn nên tập luyện để tăng cường sức khỏe cho đĩa đệm như cầu lông, bơi lội, đi bộ, chạy bộ,.. Đồng thời bạn cũng nên nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ.
Ngoài chế độ dinh dưỡng và chế độ luyện tập, để giúp đĩa đệm trở nên khỏe mạnh và dẻo dai, các bạn có thể kết hợp thêm các phương pháp xoa bóp, massage,… để giúp lưu thông khí huyết, giúp đĩa đệm và phần cột sống được thư giãn, tránh trạng thái căng thẳng hoặc tê cứng trong thời gian dài. Ngoài ra, các bạn cũng có thể lựa chọn các loại thực phẩm chức năng với các dưỡng chất thiết yếu cho đĩa đệm đến từ các nhóm vitamin và khoáng chất.
Mong rằng với những chia sẻ về đĩa đệm ở bài viết trên, các bạn đã có cho mình thêm thật nhiều kiến thức bổ ích về đĩa đệm cùng các triệu chứng hay gặp tại đĩa đệm. Xin hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau trong chuyên mục sức khỏe.