Đau thượng vị là căn bệnh rất nhiều người mắc phải mà họ hầu như không biết bởi nó rất dễ khiến người bệnh chủ quan và nhầm lẫn với các bệnh lý về dạ dày khác. Bài viết sau sẽ giúp người đọc hiểu rõ về bệnh lý này cũng như cung cấp các bài thuốc Nam lành tính để bất kỳ đối tượng nào cũng có thể dùng được.
Đau vùng thượng vị là bệnh gì?
Trước tiên, ta phải xác định được vị trí vùng thượng vị, nó là một điểm ở vùng bụng, vùng phía dưới hai bên sườn kéo dài tới vùng rốn. Nếu thường xuyên bị đau ở vùng này thì ngoài nguyên nhân do ăn uống bạn còn có nguy cơ mắc các bệnh như: trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày, viêm thực quản…
Đau thượng vị cũng có nhiều cấp độ, đôi khi chỉ là những cơn đau nhẹ trong chốc lát khiến người bệnh chủ quan và có biểu hiện như chán ăn, đầy hơi, ợ nóng, ợ chua. Nhưng khi mức độ đau kéo dài, đau âm ỉ không dứt thì tình trạng bệnh khá nguy hiểm và đang ở mức báo động rồi đó. Trong trường hợp này bạn cần nhanh chóng đi gặp bác sĩ để xác định tình trạng bệnh và có những phương pháp kịp thời.
Đau vùng thượng vị không chỉ đơn giản là đau bụng do khó tiêu mà nó còn là tổng hợp của nhiều bệnh liên quan đến dạ dày và những vấn đề như: viêm túi mật, thủng dạ dày, tá tràng, ngộ độc thực phẩm, thủng dạ dày.
Phần lớn khi bị đau bụng người bệnh chỉ nghĩ đến đau dạ dày và phần lớn cơn đau sẽ xuất hiện khi có tác động từ những loại thức ăn không máy thân thiện với dạ dày: đồ ăn cay, nóng, chua, đồ uống có cồn, có gas.
Đau thượng vị xuất phát từ nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến hệ tiêu hóa, không những khiến người bệnh phải chịu những cơn đau mà còn khiến cơ thể khó chịu, mệt mỏi, nếu tình trạng đau về đêm sẽ gây mất ngủ ảnh hưởng xấu tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.
Xung quanh vùng thượng vị còn có những cơ quan khác như phổi, tim, động mạch chủ, cơ hoành. Nếu để lâu bệnh sẽ lan sang và ảnh hưởng tới các cơ quan khác gây tổn thương và nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân gây đau thượng vị khác
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau thượng vị nhưng có thể chia làm hai nhóm chính là do thói quen sinh hoạt và do các bệnh về đường tiêu hóa.
Nguyên nhân do sinh hoạt không lành mạnh:
- Ăn quá nhanh và nhiều, không nhai kỹ thức ăn. Điều này làm dạ dày phải chịu rất nhiều áp lực, việc một lượng thức ăn lớn đi vào dạ dày khiến nó bị co giãn đột ngột, gây khó tiêu, trào ngược dạ dày dẫn đến đau sang vùng thượng vị.
- Uống nhiều bia rượu, chất có cồn và sử dụng nhiều chất kích thích. Nếu không thể điều tiết và sử dụng chúng một cách hợp lý còn có thể bị viêm niêm mạc dạ dày.
- Ăn ít rau xanh, hoa quả, thường xuyên ăn các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Thức ăn nhanh luôn khiến người ta bị hấp dẫn nhưng hãy hạn chế nhất có thể nhất là đối với trẻ nhỏ khi hệ tiêu hóa còn kém.
- Thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi cũng làm cho dạ dày phải chịu một áp lực không hề nhẹ.
Nguyên nhân do các bệnh về đường tiêu hóa:
- Trào ngược dạ dày thực quản, vấn đề này khiến cho người bệnh bị chứng khó tiêu nên thường xuyên bị đau vùng thượng vị. Bên cạnh đó, trào ngược dạ dày còn dẫn đến nhiều bệnh khác về dạ dày rất nguy hiểm.
- Trào ngược axit, cũng giống như trên trào ngược axit xảy ra khi lượng axit trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản gây đau họng và ngực.
- Viêm dạ dày có thể do trào ngược axit hoặc do kích ứng, nhiễm trùng từ một số loại thuốc. Nếu không được điều trị sớm, vấn đề này sẽ tạo ra mô sẹo khiến dạ dày chảy máu và là nguyên nhân gây đau thượng vị.
- Ngoài ra còn một số bệnh như: viêm gan, viêm tụy, đau tim, nhiễm trùng bàng quang, chấn thương hoặc phẫu thuật vùng bụng…
Mẹo chữa đau thượng vị dạ dày bằng thuốc Nam
Bên cạnh việc chữa trị bằng thuốc Tây y thì những bài thuốc Nam cũng là một lựa chọn tuyệt vời bởi sự lành tính và dễ kiếm, dễ làm.
Chuối hột
Từ xưa, chuối hột đã được biết đến là dược liệu có vị chát, hơi đắng có tác dụng tiêu độc, thông tiểu, chữa đau bụng. Phần nhựa chuối còn có chất kháng khuẩn có thể làm se lành bề mặt tổn thương, những vết viêm trong dạ dày từ đó làm giảm cơn đau thượng vị một cách từ từ.
Cách làm:
Dùng chuối hột xanh cắt thành nhiều lát mỏng đem phơi thật khô, có thể nghiền thành bột. Sắc lấy nước uống trong ngày, hoặc nếu là dạng bột thì pha với nước ấm, uống 1-2 cốc trong ngày.
Nha đam
Bên cạnh vô vàn tác dụng về làm đẹp, nha đam hay còn gọi là lô hội còn có thể nhuận tràng, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, giảm thiểu tình trạng ứ đọng thức ăn trong dạ dày ngăn trào ngược, ợ nóng, ợ chua là nguyên nhân của đau thượng vị.
Cách làm:
Nha đam có thể dùng được với rất nhiều món như chè, sữa chua nha đam, làm thạch hoặc xay nhuyễn uống cùng nước. Nhưng một lưu ý nhỏ là bạn phải sơ chế cho hết sạch nhựa của vỏ cây nếu không sẽ gây ngứa hoặc dị ứng.
Nghệ, mật ong
Không cần nói quá nhiều vì chắc chắn hầu như ai cũng biết đến hai thần dược này. Với cùng công dụng sát khuẩn và khả năng làm lành vết thương, bạn có thể kết hợp pha chung cùng với nước ấm hoặc có thể sử dụng riêng lẻ đều được. Chỉ cần uống mỗi cốc nghệ mật ong pha cùng nước ấm vào mỗi buổi sáng cơn đau thượng vị sẽ chẳng mấy chốc mà biến mất.