Trong các bệnh liên quan đến dạ dày, bệnh viêm loét dạ dày là một bệnh phổ biến. Người bệnh có thể được chữa khỏi trong giai đoạn đầu của bệnh, tuy nhiên nếu tiến triển đến mạn tính, bệnh nhân thường rất có thể được chữa khỏi và phải đối mặt với nhiều biến chứng khác. Do đó, việc tìm hiểu về bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là rất cần thiết. Bài viết sau sẽ cung cấp cho người đọc một số kiến thức cơ bản về bệnh.
Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?
Viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non) bị tổn thương viêm và loét. Khi lớp niêm mạc (miếng lót bên trong cùng) của dạ dày hoặc tá tràng bị bào mòn, tổn thương cùng với cá lớp bên dưới thành dạ dày, thành ruột bị lộ ra, những tổn thương tổn thương viêm và loét này sẽ xuất hiện. Từ các trường hợp bệnh, người ta thấy rằng vết loét ở tá tràng chiếm 95%, ở dạ dày chiếm 60%, trong đó tỉ lệ trường hợp có vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày chiếm 25%.
Khi bệnh diễn tiến nặng, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm là thủng dạ dày-tá tràng, xuất huyết tiêu hóa trên và hẹp môn vị. Dấu hiệu cảu thủng dạ dày hay tá tràng là bệnh nhân bị đau bụng dữ dội và đột ngột. Xuất huyết tiêu hóa trên, chảy máu ở vết loét có thể gây mất nhiều máu, đe dọa tới tính mạng. Dấu hiệu của biến chứng này là người bệnh bị chóng mặt, choáng váng, nôn ra máu đỏ hoặc xuất hiện phân màu đen khi đại tiện. Hẹp môn vị hay hẹp lòng ruột ngay dưới dạ dày gây ra bởi dạng mô viêm xơ xuất hiện và phát triển trên ổ loét ở môn vị, tá tràng. Các biến chứng này đều nguy hiểm và các bác sĩ có thể cân nhắc tiến hành phẫu thuật.
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày được hình thành bởi hai nguyên nhân chính là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Vi khuẩn HP) hoặc do dùng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) – một loại thuốc thường được dùng để trị đau khớp. Nguyên nhân thứ nhất, nhiễm vi khuẩn HP là một trong những tác nhân chính. Vi khuẩn sẽ chui vào trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày, tá tràng sau khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Lúc này, chúng sẽ tiết ra các độc tố khiến chức năng chống lại axit của niêm mạc bị mất đi, làm tổn thương niêm mạc dẫn đến viêm loét. Nguyên nhân thứ hai, việc sử dụng kéo dài hoặc lạm dụng thuốc kháng viêm, giảm đau, đặc biệt là ở người lớn tuổi sẽ dẫn đến việc ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin (chất giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày) gây viêm loét dạ dày tá tràng.
Bên cạnh đó, mọi người cần lưu ý tới một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. một là thường xuyên sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn và hút thuốc lá bởi chất nicotine làm tăng việc tiết cortisol, làm tăng nguy cơ viêm loét. Hai là căng thẳng thần kinh (stress) bởi việc này kéo dài ảnh hưởng lớn đến hoạt động bài tiết axit trong dạ dày. Ba là thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ như thức khuya, không ăn sáng, ăn không đúng giờ giấc, ăn khuya hay lười vận động,… là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, tá tràng và suy giảm sức khỏe.
Triệu chứng của viêm loét dạ dày
Triệu chứng thứ nhất của viêm loét dạ dày là đau vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn). Khi loét ở tá tràng, các cơn đau thường xuất hiện khi bệnh nhân đói hoặc 2-3 tiếng sau ăn. Bệnh nhân cũng cso thể đau vào nửa đêm về sáng và đau lan ra sau lưng. Những cơn đau có đặc điểm là âm ỉ, quặn từng cơn hoặc đau tức bụng. Mọi người cần tránh ăn đồ ăn chua, cay khi đang đói. Đây là một dấu hiệu chính của bệnh.
Triệu chứng thứ hai là đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn hay nôn. Những cảm giác này xuất hiện là do dạ dày bị tổn thương gây ảnh hưởng đến cá hoạt động của hệ tiêu hóa, cụ thể hoạt động tiêu hóa bị chậm lại dẫn đến chướng bụng, đầy hơi. Chính bởi những cảm giác này và đau bụng lúc đói nửa đêm về sáng mà người bệnh sẽ bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc.
Triệu chứng thứ ba là ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị. Đây là triệu chứng điển hình của bệnh bởi đa số bệnh nhân đều bắt gặp biểu hiện này. Ở thời kì đầu của bệnh, bệnh nhân thường xuyên bắt gặp ợ hơi và ợ chua còn nóng rát thượng vị hay xuất hiện ở bệnh nhân bị trào ngược dạ dày thực quản nhiều hơn.
Triệu chứng thứ tư là rối loạn tiêu hóa – tiêu chảy hoặc táo bón. Do hoạt động tiêu hóa không ổn định, người bệnh bị tiêu chảy hoặc táo bón nên thường bị sút cân. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng thường xuất hiện lúc đói nên có thể khiến bệnh nhân ăn nhiều hơn.
Tuy nhiên, các triệu chứng nêu trên không thể giúp người đọc dự đoán chính xác mình có bị viêm loét dạ dày tá tràng hay không. Người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám, tiến hành các xét nghiệm, nội soi dạ dày-tá tràng để được chẩn đoán chính xác và điều trị ngay khi mới mắc bệnh. Phương thức nội soi giúp bác sĩ xác định được vị trí, mức độ tổn thương của bệnh cũng như kiểm tra xem người bệnh có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không. Nhờ đó, bác sĩ có thể phân tích và lên phác đồ điều trị hiệu quả, phù hợp với người bệnh.
Phòng tránh viêm loét dạ dày
Cách phòng tránh viêm loét dạ dày chủ yếu dựa trên thói quen ăn uống, sinh hoạt của mọi người. Thói quen sống lành mạnh không chỉ giúp mọi người phòng tránh được bệnh này, nâng cao sức khỏe mà còn giúp hỗ trợ điều trị đối với người đã mắc bệnh. Cụ thể, mọi người cần hạn chế đồ uống có cồn và không hút thuốc lá, nếu phải uống thì không uống nhiều hơn hai ly mỗi ngày; hạn chế sử dụng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như Ibuprofen, aspirin, naproxen; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước để tránh nguy cơ vi khuẩn xâm nhập; ăn thực phẩm khi đã được nấu chín và có nguồn gốc đảm bảo. Duy trì chế độ ăn uống bổ dưỡng và cân bằng chứa nhiều rau, ngũ cốc nguyên hạt và trái cây cùng với vận động thường xuyên, hợp lý là cách phòng tránh viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả đồng thời nâng cao sức khỏe của mỗi người.
Các loại thức ăn tốt cho người bị viêm loét dạ dày là bánh mì, yến mạch bởi chúng có khả năng hút bớt lượng axit trong dạ dày; thực phẩm chứa nhiều đạm dễ tiêu như thịt lợn nạc, cá nạc với cách chế biến là luộc, hấp, kho; rau củ quả tươi non, ưu tiên họ cải; thực phẩm chứa tinh bột ít mùi vị, dễ tiêu (cơm, cháo, khoai,…) và các loại hạt ít dầu.
Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin về khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh viêm loét dạ dày. Hi vọng qua bài viết này, người đọc có thể hiểu rõ hơn về bệnh này, đặc biệt là xây dựng và duy trì được chế độ ăn uống và vận động lành mạnh để phòng tránh bệnh. Nếu người đọc xuất hiện một trong cá triệu chứng đã nêu thì cần đến ngay bệnh viện để được chẩn đoán chính xác và điều trị sớm nhất có thể.