Đau khớp háng là triệu chứng thường gặp ở nhiều người. Ngoài những chấn thương bên ngoài thì đau khớp háng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý liên quan đến xương khớp. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về chứng đau khớp háng tại phần thông tin dưới bài viết sau.
Dấu hiệu và triệu chứng đau khớp háng
Khi bị đau khớp háng, người bệnh sẽ bị đau nhức tại một số vị trí như bên trong của khớp háng, phần đùi phía trong, bên ngoài khớp háng, háng và mông.
Ngoài những vị trí trên, đôi khi những cơn đau khớp háng có thể lan xuống vùng bẹn hoặc hông.
Nguyên nhân gây đau khớp háng trái – phải
Đau phía trước khớp háng
Những nguyên nhân dẫn đến đau phía trước khớp háng phải kể đến như:
- Viêm xương khớp: Tình trạng viêm xương khớp thường xảy ra khi lớp sụn ở khớp háng bị hao mòn. Khi ấy, phần không gian ở giữa các khớp xương sẽ bị thu hẹp. Điều này sẽ khiến cho khớp xương ma sát và va chạm với nhau và gây ra những cơn đau nhức.
- Gãy xương: Tình trạng gãy xương thường xảy ra ở những nữ vận động viên bị rối loạn kinh nguyệt. Bên cạnh đó, thói quen hút thuốc lá, sử dụng steroid… cũng là nguyên nhân dẫn đến gãy xương.
- Viêm bao hoạt dịch: Chứng viêm bao hoạt dịch xảy ra phổ biến ở những cầu thủ bóng đá và vận động viên chạy bộ. Khi ấy, bạn sẽ có cảm giác giống như điện giật ở phần khớp háng.
- Căng cơ hông: Khi bị căng cơ hông, bệnh nhân sẽ bị đau khớp háng ở phía trước. Bên cạnh đó, chứng căng cơ hông cũng có thể gây yếu cơ bắp và hạn chế cử động.
- U xương khớp háng: Những cơn đau u xương khớp háng thường trở nên nghiêm trọng hơn khi bạn đi bộ. Bên cạnh đó, cơn đau còn lan xuống phần mông, đùi và đầu gối.
- Nhiễm trùng khớp háng: Đây cũng là một trong số những nguyên nhân dẫn đến đau khớp háng. Một số dấu hiệu kèm theo phải kể đến như hông bị hạn chế cử động, sưng và nóng.
- Ung thư xương: Những cơn đau do ung thư xương thường nghiêm trọng hơn vào ban đêm. Khi các khối u phát triển, bệnh nhân sẽ thấy cơn đau âm ỉ tại khớp háng.
Đau ở bên hông khớp háng
Những nguyên nhân dẫn đến đau ở bên hông khớp háng phải kể đến như:
- Viêm bao hoạt dịch khớp háng: Viêm bao hoạt dịch khớp háng thường gây đau buốt ở bên hông. Bên cạnh đó, những cơn đau còn có xu hướng lan xuống đầu gối và đùi.
- Hội chứng hông vũ công: Hội chứng này gây ra triệu chứng đau nhói tại vùng khớp háng và có khi xảy ra ở nhiều gân, cơ và những mô mềm khác.
Đau ở phía sau háng
- Căng cơ gân kheo: Thường xảy ra khi cơ bị kéo căng và bị vặn. Điều này sẽ khiến cho mông, khớp háng bị đau.
- Tổn thương khớp cùng chậu: Sự tổn thương này bao gồm nhiễm trùng khớp, viêm khớp và chấn thương tại dây chằng. Từ đó sẽ dẫn đến những cơn đau khớp háng.
- Hội chứng cơ hình lê: Hội chứng này thường xảy ra khi dây thần kinh tọa bị chèn ép và kích thích bởi các cơ hình lê. Điều này sẽ gây rau rát tại khớp háng.
Đau khớp háng khi nào cần đến bệnh viện?
Khi phát hiện những dấu hiệu sau, bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức:
- Cơ thể bị sốt cao.
- Chân bị yếu và đau.
- Phần háng đùi bị sưng tấy.
- Chảy máu và bầm tím da.
Chẩn đoán đau khớp háng như thế nào?
- Kiểm tra thể chất
Khi kiểm tra sức khỏe, bác sĩ sẽ ấn vào một số vị trí như chân, thắt lưng, hông và vùng bụng phía dưới để kiểm tra tình trạng bệnh lý.
- Xét nghiệm hình ảnh
Để chẩn đoán chứng đau khớp háng, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh như chụp X – Quang, chụp MRI.
- Xét nghiệm máu
Đối với một số chẩn đoán nghi ngờ nhất định, bác sĩ có thể đề nghị xét nghiệm máu để hỗ trợ chẩn đoán. Nếu nghi ngờ nhiễm trùng, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm số lượng bạch cầu, cấy máu và xét nghiệm tốc độ máu lắng hồng cầu.
- Chẩn đoán phân biệt
Bệnh nhân thường được chẩn đoán phân biệt nếu như gặp phải một số vấn đề như bị đau cơ dị cảm, sỏi thận, tắc động mạch chủ hay bệnh lý cơ thắt lưng.
Cách điều trị tình trạng đau khớp háng
- Tự chăm sóc tại nhà
- Hạn chế những hoạt động khiến cho tình trạng đau khớp háng trở nên trầm trọng hơn, điển hình như leo cầu thang.
- Sử dụng khung tập đi hoặc gậy để tăng cường khả năng vận động của khớp háng.
- Thực hiện việc chườm đá, chườm nóng sau khi tập luyện các môn thể thao.
- Sử dụng thuốc điều trị
Trong trường hợp nếu như các biện pháp điều trị không mang đến hiệu quả điều trị tối đa, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng những loại thuốc để điều trị đau khớp háng. Trong đó phải kể đến như thuốc chống viêm không steroid, acetaminophen… Những loại thuốc này có tác dụng làm thuyên giảm những cơn đau khớp như căng cơ, viêm bao hoạt dịch, viêm khớp.
- Phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật vốn không được áp dụng phổ biến khi điều trị đau khớp háng. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu như bạn bị thoái hóa khớp, gãy xương hông, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân phẫu thuật để cải thiện những triệu chứng bệnh lý.
Phòng ngừa đau khớp háng
Bệnh nhân có thể chủ động phòng ngừa khớp háng bằng những biện pháp sau:
- Thực hiện việc giảm cân nếu như bạn bị thừa cân, béo phì.
- Duy trì chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ lượng canxi và vitamin cần thiết để tăng cường sức khỏe xương khớp.
- Hạn chế thực hiện những hoạt động ít gây tác động đến khu vực khớp háng như đi xe đạp, bơi lội.
- Trước khi tập thể dục, bạn nên khởi động cơ thể và thư giãn cơ thể sau khi tập luyện.
- Bạn cần phải mang giày có phần đệm để hỗ trợ điều trị chứng đau khớp háng và cổ chân mỗi khi chạy bộ, di chuyển và vận động.
- Tập luyện các bài tập Thái cực quyền hoặc Yoga để tăng cường sức mạnh của hệ xương khớp, đồng thời giúp ngăn ngừa những chấn thương xảy ra.
Những vấn đề liên quan đến tình trạng đau khớp háng đã được chúng tôi giải đáp qua phần trên của bài viết. Để bệnh lý không trở nên trầm trọng, bạn nên thực hiện việc thăm khám và điều trị kịp thời nhé.