Ở phụ nữ mang thai, tình trạng đau nhức khớp gối xảy ra thường xuyên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Đau có thể được hình thành bởi sự thay đổi của nội tiết tố, tăng trọng lượng cơ thể, thiếu hụt dưỡng chất, mắc các bệnh liên quan đến xương khớp hoặc do chấn thương. Vậy để tìm hiểu rõ hơn về chứng đau khớp gối khi mang thai, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Nguyên nhân gây đau khớp gối khi mang thai
Trạng thái đau khớp gối kèm theo biểu hiện khô cứng khớp, sưng, nóng đỏ ở thai phụ đa số đều không quá nguy hiểm. Phần lớn các trường hợp đều phát sinh do một số nguyên nhân căn bản, không nghiêm trọng và đều có các biện pháp cải thiện. Dưới đây là các nguyên nhân đau khớp gối phổ biến mà các mẹ cần lưu ý:
Nội tiết tố thay đổi
Đây là hiện tượng thay đổi sinh lý bình thường mà không một người phụ nữ mang bầu nào mà không trải qua. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nội tiết tố của mẹ bị thay đổi đột ngột, gây ra sự mất cân bằng và rối loạn khi có thai. Chính vì vậy mà trong thời gian này, cơ thể của họ thường có xu hướng tự sản sinh ra lượng lớn hoocmon relaxin với khả năng làm giãn mạch máu, dây chằng giúp thai nhi có môi trường phát triển tốt. Quá trình này chủ yếu xảy ra vào khoảng 10 – 12 tuần đầu của thai kỳ.
Tuy nhiên, nếu như có quá nhiều hoocmon relaxin và chúng đều hoạt động mạnh mẽ thì hệ quả là mẹ bầu sẽ phải hứng chịu cảm giác đau nhức cấp tính, đau tập trung tại vùng lưng, xương chậu và hai đầu gối. Điều này khiến mẹ trở nên khó khăn hơn khi vận động, đi lại.
Tăng trọng lượng cơ thể
Trong thời kỳ mang thai, việc tăng nhanh trọng lượng cơ thể là chuyện vô cùng bình thường. Nhưng cũng chính vì vậy mà đây được xem là nguyên nhân phổ biến hàng đầu khiến các mẹ bị đau hai khớp đầu gối, cột sống, khớp háng,… Nguyên nhân của tình trạng này chính là bởi cơ thể bị chịu một trọng lượng lớn, chúng tạo thành áp lực và khiến các khớp bị chèn ép, tổn thương.
Đặc biệt, mẹ sẽ càng cảm nhận rõ sự đau nhức vào trong những tháng cuối của thai kỳ khi con phát triển mạnh. Tuy nhiên, để hạn chế vấn đề trên, mẹ có thể khắc phục bằng cách nghỉ ngơi thường xuyên, hạn chế đi lại nhiều và khi nghỉ có thể kê hai chân lên gối để giảm đau.
Thiếu hụt dinh dưỡng
Trong thời gian mang thai, các mẹ luôn luôn phải chú ý đến việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết nhằm bảo đảm cho sự phát triển toàn diện và sức khoẻ của con. Bên cạnh các loại vitamin C, K, sắt, kẽm,… thì mẹ nên cung cấp đủ hàm lượng vitamin D và canxi vừa giúp xương chắc khoẻ, vừa hỗ trợ quá trình hình thành cơ thể của con.
Do hạn chế vận động
Có thể nói, việc mang thai luôn khiến cho cơ thể mẹ rơi vào trạng thái mệt mỏi, khó chịu và chỉ muốn nằm nghỉ. Thế nhưng, việc lười đi lại, vận động trong một thời gian sẽ làm các khớp xương trở nên khô cứng do thiếu dịch nhầy, khớp có tiếng lạo xạo và cảm giác đau nhức. Điều này làm tăng khả năng mẹ bị sai khớp, thoái hoá khớp trong đó có khớp đầu gối.
Tai nạn, chấn thương
Khi mang bầu, cơ thể của mẹ trở nên khá nhạy cảm vì vậy mà dù chỉ là một tai nạn nhỏ cũng dễ mang lại chấn thương cho đầu gối. Điều này làm khớp gối của mẹ bị đau buốt nghiêm trọng và kèm theo hiện tượng sưng đỏ.
Do bệnh lý
Mang thai khiến cho cân nặng tăng nhanh và nội tiết tố thay đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành của các bệnh về xương khớp. Đặc biệt có thể kể đến một số bệnh lý điển hình như thoái hoá khớp, trật khớp, bong gân, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp,… Triệu chứng điển hình của tất cả các bệnh lý trên là sự hạn chế về vận động, đau nhức, tràn dịch và sưng khớp.
Làm việc, sinh hoạt sai tư thế
Ngồi một chỗ quá lâu, ngồi sai tư thế đều có thể mang lại ảnh hưởng xấu cho quá trình tiết dịch của khớp, khiến khớp trở nên khô cứng, hình thành các cơn đau khi vận động và dễ bị mắc các bệnh xương khớp. Nguyên nhân này có thể dễ gặp ở người làm thợ may, nhân viên văn phòng,…
Ngoài ra, nếu mẹ chỉ duy trì từ 1 đến 2 tư thế ngủ cũng làm cho cơ thể trở nên mỏi mệt, tăng khả năng bị đau nhức xương khớp vào mỗi sáng khi tỉnh giấc.
Triệu chứng ở người bị đau khớp gối khi mang thai
Tuy vào cơ địa, căn nguyên gây bệnh và mức độ khác nhau mà mỗi một thai phụ sẽ có biểu hiện khác nhau. Đầu gối của mẹ có thể bắt đầu xuất hiện triệu chứng đau nhẹ, âm ỉ, sau đó là đau nhói, chúng từ từ tăng cả về mức độ và tần suất. Các cơn đau thường lan rộng và trở nên nghiêm trọng hơn nếu mẹ đi lại và vận động nhiều. Tiếp đó, chúng sẽ giảm dần nếu thai phụ ở trạng thái nghỉ ngơi.
Bên cạnh đó, đau đầu gối ở phụ nữ có thai còn kèm theo một vài dấu hiệu khác như:
- Sưng khớp.
- Nóng, đỏ vùng da xung quanh khớp.
- Di chuyển khó khăn do khớp bị cứng.
- Nhức mỏi hai đầu gối.
- Có hiện tượng bị bầm tím.
Biện pháp phòng ngừa đau khớp gối khi mang thai
Nhằm cải thiện và phòng ngừa tình trạng đau nhức đầu gối ở phụ nữ có thai, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên từ bác sĩ dưới đây:
- Điều đầu tiên đối với một người đang bị đau đầu gối, hãy lựa chọn và sắp xếp cho bản thân một chế độ nghỉ ngơi phù hợp, hạn chế đi lại, leo trèo cầu thang, đứng làm việc quá lâu hay thường xuyên phải mang vác đồ nặng trong thời gian có thai.
- Nhân viên văn phòng, người ngồi làm việc ở một tư thế nên thường xuyên vận động và thực hiện một số bài tập bổ trợ nhẹ nhàng.
- Trong thời gian có em bé, các mẹ cần lưu ý chỉ cung cấp đủ các dưỡng chất cho mẹ và con, không nên ăn uống quá mức khiến cho cân nặng bị tăng một cách mất kiểm soát.
- Luôn xây dựng một chế độ tập luyện khoa học, có thể áp dụng các bài tập nhẹ như đi bộ, yoga, ngồi thiền,… vừa giúp cơ xương khớp chắc khỏe, vừa tăng cường độ dẻo dai cho cơ thể. Đặc biệt, các mẹ đang có thai tuyệt đối không thực hiện các môn thể thao mạnh, cường độ dồn dập như erobic, gym, chạy bộ,… để tránh ảnh hưởng tới thai nhi.
- Duy trì và bổ sung các dưỡng chất vào trong mỗi bữa ăn. Mẹ nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, thực phẩm chứa khoáng chất, vitamin D, canxi để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, cải thiện tình trạng đau nhức đầu gối.
- Nói không với các chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu bia,… bởi chúng có khả năng ảnh hưởng đến sức khoẻ của con, làm tăng nguy cơ dị dạng thai nhi và mắc bệnh thoái hoá gây đau khớp đầu gối.
- Phụ nữ có thai cần hạn chế tối đa việc sử dụng giày cao gót để di chuyển. Các mẹ có thể lựa chọn dùng dép, giày có đế được thiết kế thấp.
- Kiểm soát cảm xúc, tâm trạng của bản thân, tránh stress và căng thẳng kéo dài. Mẹ nên ngủ sớm và đủ giấc để hạn chế nguy cơ con bị mắc chứng tự kỷ sau khi sinh và cũng giúp giảm đau nhức gối hiệu quả.
- Phụ nữ mang bầu cần theo dõi tình trạng bản thân và đi khám định kỳ để bác sĩ kiểm soát sức khỏe của cả hai mẹ con, dễ dàng phát hiện bệnh sớm.
- Trong vấn đề sinh hoạt, mẹ nên ngủ đúng tư thế nhằm giảm ảnh hưởng không tốt đến hệ xương khớp trong quá trình mang thai.
- Ngoài ra, trước khi chuẩn bị có em bé, các mẹ nên chủ động điều trị các bệnh lý nền trước như bệnh viêm khớp gối, viêm khớp gối dạng thấp, trật khớp, tổn thương khớp đầu gối,…
Có thể nói, đau đầu gối ở phụ nữ mang thai được hình thành bởi nhiều nguyên nhân không giống nhau. Tuy nhiên, chúng thường không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu được phát hiện và khắc phục kịp thời. Hy vọng rằng một vài thông tin cơ bản về tình trạng đau khớp gối khi mang thai mà chúng tôi đề cập ở trên sẽ phần nào giúp bạn giải đáp các thắc mắc của bản thân, đồng thời cũng lựa chọn cho mình một phương pháp điều trị phù hợp. Chúc bạn mau khỏi bệnh!