Đau hông khi mang thai là một triệu chứng phổ biến mà người phụ nữ thường gặp phải. Cảm giác khó chịu này thường thấy trong tháng cuối thai kỳ và đặc biệt là mang thai 3 tháng đầu. Nguyên nhân xảy ra đau hông khi mang thai là do sự thay đổi bên trong cơ thể bà bầu. Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.
Nguyên nhân đau hông khi mang thai
Vấn đề về xương khớp và dây chằng
Trong khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ sản sinh ra các hormon cho phép mô liên kết thư giãn và làm mềm. Kết quả là, các khớp và dây chằng giữa các xương trong xương chậu sẽ bắt đầu bị nới lỏng.
Việc tăng tính linh hoạt trong các xương này là bắt buộc để cho phép em bé sinh ra khỏi cơ thể người mẹ qua quá trình chuyển dạ. Đau lưng dưới cũng như những thay đổi về tư thế và tử cung có thể là nguyên nhân đau hông khi mang thai.
Đau dây thần kinh hông
Tăng áp lực lên dây thần kinh hông. Hai dây thần kinh hông trong cơ thể chạy từ vùng thắt lưng xuống chân. Khi tử cung mở rộng gây áp lực lên dây thần kinh, bạn có thể bị tê,đau hông hoặc cảm giác ngứa ran ở mông và đùi. Vấn đề này được gọi là sciatica.
Khi bạn đến gần ngày sinh, thai nhi sẽ thay đổi vị trí bên trong tử cung của bà bầu. Điều này có thể sẽ làm giảm sự khó chịu mà bạn cảm thấy.
Triệu chứng đau thần kinh thường khá bình thường trong khi mang thai, nhưng bạn vẫn nên thông báo cho bác sĩ biết nếu bạn gặp nó, vì có những nguyên nhân ít gặp hơn nhưng nghiêm trọng hơn của chứng đau thần kinh.
Đau dây chằng tròn
Một nguyên nhân khác có thể gây đau hông khi mang thai 3 tháng đầu đó là đau dây chằng tròn.
Đau dây chằng tròn được đặc trưng bởi những cơn đau nhói ở vùng bụng, hông và háng. Cơn đau có thể tăng lên nhanh chóng hoặc thay đổi vị trí.
Đau hông khi mang thai 3 tháng đầu
Trong thời gian mang thai 3 tháng đầu, bà bầu có thể cảm thấy đau ở vùng hông hoặc xương chậu và đôi khi khó có thể xác định nguyên nhân chính xác. Ở đây, chúng tôi mô tả một số nguyên nhân và triệu chứng đau hông khi mang thai tháng đầu, và cung cấp một số lời khuyên để bạn có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa cơn đau này.
Phần lớn nguyên nhân gây ra hiện tượng này sẽ liên quan tới xương chậu và xương hông. Xương chậu là một cấu trúc xương lớn nằm ở phần dưới đáy cột sống. Hông là các khớp ở hai bên của xương chậu kết nối xương đùi với xương chậu.
Đau hông khi mang thai do xương chậu và hông gây ra thậm chí có thể tỏa ra khiến nhiều phụ nữ cảm thấy bị đau lưng khi mang thai. Thêm vào đó, nhiều bà bầu còn cảm thấy đau đớn theo các cách khác nhau: Một số người cảm thấy khó chịu, đau diễn ra đột ngột từng đợt, trong khi những người khác bị đau nhức liên tục.
Ở giai đoạn đầu khi mang thai do đau vùng chậu thường không phải là nguyên nhân gây lo lắng. Nó có thể xảy ra khi xương và dây chằng của bạn thay đổi để phù hợp với quá trình em bé phát triển.
Đau hông khi mang thai tháng thứ 2 hoặc 3 có thể do chứng đau thần kinh tọa. Tình trạng này xảy ra khi tử cung đang phát triển đè lên dây thần kinh hông. Cơn đau có thể lan xuống lưng, hông và bàn chân. Tin vui là loại đau này thường sẽ tự giải quyết khi em bé được sinh ra.
Sau đây là một số cách thức giúp bạn phòng tránh và giảm đau hông khi mang thai 3 tháng đầu:
- Tránh đứng, nằm trong thời gian dài.
- Hạn chế nâng vác vật nặng.
- Tập thể dục thường xuyên nhưng không được tập quá sức mình.
- Tắm nước ấm.
- Vận động, tư chuyển với tư thế hợp lý.
- Khi ngủ nên kê một cái gối đặt xuống dưới giữa hai đầu gối của bạn
- Sử dụng một gói nhiệt trên các khu vực đau
- Tập các bài tập giảm đau hông cho bà bầu
- Sử dụng đai hỗ trợ thai sản.
Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu hoặc các bài tập cụ thể để giúp giảm đau hông.
Đau hông lúc mang thai có thể là một trong những cơn đau khó chịu mà bạn gặp phải trong khi mang thai , nhưng đôi khi, chỉ biết rằng đây có thể là một phần tự nhiên của thai kỳ.
Nếu bạn bị đau hông trong giai đoạn đầu của thai kỳ hoặc muộn hơn trong 3 tháng đầu, thì đó có thể không phải là kết quả của thai kỳ, mà có thể liên quan đến tình trạng khác. Hãy tới cơ sở thăm khám để giúp bạn xác định nguyên nhân chính xác.
Đau hông khi mang thai tháng cuối
Nguyên nhân đau hông khi mang thai tháng cuối là do một số thay đổi xảy ra như thai nhi tụt xuống xương chậu để chuẩn bị sinh nở. Kết quả là, bạn sẽ cảm thấy áp lực hơn trong phần khung xương chậu, hông và bàng quang.
Mặt khác, đó là một dấu hiệu cho thấy em bé của bạn đã sẵn sàng để được sinh ra, và bạn có thể thở dễ dàng hơn một chút khi áp lực dần được bớt đi.
Nếu thai kỳ chưa đến thời gian sinh, hiện tượng đau hông vào tháng cuối có thể là dấu hiệu của chuyển dạ non , vì vậy hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nhận thấy điều này. Sinh non có thể kèm theo các triệu chứng khác như đau lưng dưới, chảy máu âm đạo hoặc co thắt thường xuyên.
Ngoài ra, tất cả vùng hông được nâng đỡ và bảo vệ bởi hệ thống các dây chằng xung quanh. Đến thời điểm kích thước của tử cung to ra thì sẽ làm dây chằng phải giãn rộng, căng hết cỡ. Đây là nguyên nhân vì sao phụ nữ bị đau hông khi mang thai tháng cuối.
Hầu hết bà bầu đều có hiện tượng tăng cân vào những tháng cuối thai kỳ, điều này thường khiến cho họ hay gặp phải các cơn đau vùng hông, chậu.
Đau hông khi mang thai có nguy hiểm không ?
Hiện tượng đau hông ở các bà bầu thường có điểm chung là triệu chứng đau sẽ ngày một tăng lên vào những tuần cuối thai kỳ và khác nhau vào lúc bắt đầu xuất hiện. Có người thấy đau vào 3 tháng đầu (đa số từ tuần thứ 12 tới 16), nhưng có trường hợp lại muộn hơn. Cơn đau làm họ đi đứng khó khăn, ngồi dậy phải nhờ tới điểm tựa.
Đến giai đoạn cuối thai kỳ của bà bầu (tức tuần thứ 36), lúc này các dây thần kinh đều bị tác động do thai nhi lớn, đang xoay đầu để trào đời. Khi đó cơn đau hông sẽ đạt tới mốc đỉnh điểm và tạo sự khó chịu vô cùng.
Thường triệu chứng đau hông khi mang thai là biểu hiện được cho là bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tình trạng đau hông gây ra sự nguy hiểm nhất định như sảy thai (thường gặp trong 3 tháng đầu). Do vậy, hãy cẩn trọng hơn nếu bạn đang có các biểu hiện sau đây:
- Đau hông một cách dữ dội, liên tục và thấy lan sang phần bụng dưới hoặc trên.
- Chảy máu âm đạo.
- Mỏi ở phần thắt lưng, cảm thấy không được thoải mái.
- Mệt mỏi và chóng mặt.
- Có cảm giác trống rỗng, không cảm nhận được thai nhi.
Bài tập giảm đau hông cho bà bầu
Bài tập Bridge
Bài tập giảm đau hông cho bà bầu đầu tiên có tên là bridge (cầu) – động tác này sẽ tạo ra lực căng nhẹ lên vòng hông của bạn, đem lại tác dụng giảm đau. Ngoài ra nó cũng giúp tăng cường phần lưng dưới, mạc bụng và cơ mông.
Bridge trong yoga còn được gọi với cái tên là backbend. Bạn sẽ muốn tránh các chấn thương trong khi mang thai, nhưng sự căng nhẹ này có thể giúp bạn giảm đau nhức và rất có lợi trong quá trình chuyển dạ
Cơ bắp hoạt động: cơ mông to, gân khoeo, cơ tứ đầu , cơ thẳng to bụng, cơ gấp hông.
Thực hiện:
- Nằm ngửa, cong lưng và đầu gối, chân đặt nằm trên sàn nhà. Lưu ý khoảng cách của 2 chân để rộng hơn hông, nhưng có thể cách nhau xa hơn nếu cảm thấy thoải mái. Giữ cánh tay của bạn thẳng bên cạnh cơ thể đặt áp sát sàn.
- Khi bạn hít vào, uốn cong xương chậu cho đến khi lưng dưới của bạn đang ấn nhẹ vào sàn nhà, sau đó nhẹ nhàng nâng hông của bạn và nâng lên khỏi mặt đất, nhấn bàn chân đều, giữ phần cột sống trung lập.
- Giữ yên tư thế một lúc.
- Khi bạn thở ra, nhẹ nhàng cuộn cột sống của bạn trở lại mặt đất.
- Khi bạn thư giãn chuẩn bị cho động tác tiếp theo, hãy chắc chắn cột sống của bạn đang trung lập. Lưng dưới nên hơi lệch khỏi mặt đất, tạo đường cong tự nhiên cho phần xương cột sống thắt lưng.
- Lặp lại 10 lần.
Tư thế Góc Cố Định Nằm Ngửa
Tư thế ngồi này giúp bạn mở rộng hông. Nó cũng giúp ổn định và mang lại lợi ích cho xương chậu của bạn. Bạn sẽ kéo dài được phần đùi bên trong, lưng và cổ.
Hãy thử bài tập giảm đau hông cho bà bầu này.
Cơ bắp hoạt động: đùi bên trong, hông và lưng.
Các thực hiện:
- Ngồi trên tấm thảm và thực hiện gập đầu gối, áp sát 2 lòng bàn chân với nhau để nó trước mặt bạn.
- Nắm lấy ngón chân của bạn và kéo bàn chân một cách nhẹ nhàng về phía khung xương chậu.
- Hít vào và ngồi cao trên xương chậu của bạn, lưu ý không phải xương cụt.
- Khi thở ra, ấn đầu gối xuống đất. Giữ cột sống của bạn thẳng, nhẹ nhàng bắt đầu uốn cong ở hông, đổ thân mình về phía mặt đất.
- Khi bạn đổ thân đến mức bạn thấy thoải mái, hãy giải tỏa mọi căng thẳng ở cổ bằng cách gập cằm xuống.
- Thực hiện từ 3 đến 5 lần thật chậm, thậm chí là hơi thở. Nếu có thể, nhẹ nhàng hướng về phía trước xa hơn với mỗi lần thở ra, nhưng chắc chắn không tập quá mức.
Bài tập giảm đau hông khi mang thai: Lunge
Bài tập này rất hữu ích cho những người bị cong hông và các cơ chạy dọc theo hông bạn. Những cơ này thường có thể bị chèn ép khi mang thai do những thay đổi ở khu vực xương chậu.
Vật dụng cần thiết: gối hoặc thảm tập yoga
Cơ bắp hoạt động: cơ hông, đùi trong.
Cách thực hiện:
- Bắt đầu quỳ đầu gối của bạn trên sàn có lót một tấm thảm tập yoga hoặc gối cho thoải mái.
- Bước một chân về phía trước sao cho phần chân phía trước và sau vuông góc với nhau tại hông.
- Khi bạn thở ra, từ từ cúi người về phía trước, đặt trọng lượng vào chân trước của bạn. Đẩy hông về phía trước cho đến khi bạn cảm thấy một lực căng ở hông và đùi, rồi thu về.
- Giữ vị trí trong 30 giây.
- Lặp lại ở phía bên kia.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về triệu chứng đau hông khi mang thai. Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết, chúc bạn luôn luôn mạnh khỏe !!!