Đau cơ lưng là một hội chứng xương khớp mà đa số người trưởng thành đều mắc phải. Tình trạng kéo dài ảnh hưởng đến người bệnh như thế nào? Cách chấm dứt đau cơ lưng hiệu quả nhất là gì? Tìm hiểu nội dung chi tiết trong nội dung sau!
Đau cơ lưng là bị làm sao? Có nguy hiểm không?
Đau cơ lưng chỉ hiện tượng vùng cơ hoặc vùng gân bị kéo dãn gây ra rách hoặc bị tổn thương ở một mức độ nghiêm trọng. Người bệnh nếu không được điều trị kịp thời, các tổn thương về gân và cơ sẽ gây ra các bệnh loại bệnh lý nguy hiểm khác liên quan đến cột sống, đốt sống hoặc nhẹ hơn là tình trạng đau nhức xương khớp hoặc đau lưng kéo dài không dứt.
Đau cơ lưng có thể xảy ra ở mọi đối tượng, mọi độ tuổi và mọi giới tính khác nhau. Tuy nhiên, ở người trưởng thành do phải chịu nhiều ảnh hưởng từ quá trình lao động, vận động nên tỷ lệ người mắc cao hơn hẳn.
Nguyên nhân hàng đầu gây nên đau cơ lưng là do bị ngã dẫn đến các tổn thương trực tiếp lên phần cơ lưng và đốt sống. Người bệnh sẽ cảm thấy các cơn đau nhói trực tiếp. Ngoài ra, đau cơ lưng còn có thể xảy ra do các nguyên nhân:
- Vận động sai tư thế trong thời gian dài: Vận động sai tư thế khiến phần gân bị kéo dài quá mức tạo nên áp lực trực tiếp lên vùng cột sống lưng.
- Thể trạng sức khỏe yếu: Thường gặp ở những người lười vận động, người có dị tật bẩm sinh ,…
- Tình trạng lo âu, áp lực kéo dài: Lo âu, stress kéo dài gây ra sự tích tụ của nồng độ CO2 trong các phần cơ đột ngột, từ đó gây ra đau cơ lưng.
Ngoài đau nhưng ở vùng thắt lưng, xương sống khi vận động mạnh, đau cơ lưng còn có các biểu hiện bệnh lý như:
- Đau thường xuyên ở vị trí thắt lưng dưới
- Co cứng ở thắt lưng thành bụng xuất hiện khi cúi người
- Các cơn đau lan rộng xuống vùng mông hoặc bắp chân người bệnh. Tình trạng này xảy ra do sự kết nối của hệ thống dây thần kinh vận động trong cơ thể người bệnh.
Dù không gây nguy hiểm trực tiếp lên tính mạng, đau cơ lưng vẫn gây ra các tác động ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt và làm việc của bệnh nhân. Đặc biệt là khiến họ tự ti trong giao tiếp. Trong một số trường hợp bệnh nặng, đau cơ lưng có thể gây ra bệnh lý nguy hiểm về viêm cơ lưng, viêm khớp, viêm gân,… Các loại bệnh lý nếu không được điều trị kịp có thể gây bại liệt.
Điều trị đau cơ lưng như thế nào?
Việc điều trị đau cơ lưng được tiến hành càng sớm càng tốt. Thời gian được xem là “chìa khóa vàng” đẩy lùi bệnh lý đau cơ lưng. Người bệnh có thể tham khảo một số cách điều trị dưới đây để điều trị bệnh một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.
Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu
Do liên quan đến phần cơ, gân lưng nên vật lý trị liệu được đánh giá một phương pháp tương đối hiệu quả giúp người bệnh đẩy lùi và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra. Một số phương pháp vật lý trị liệu phổ biến hiện nay là: bấm huyệt, châm cứu, dùng áp lực, thủy liệu pháp hoặc xoa bóp.
Ưu điểm khi điều trị đau cơ lưng bằng vật lý trị liệu là an toàn và hiệu quả đạt được được tương đối bền vững. Ngoài ra, thời gian phục hồi của người bệnh nhanh hơn, khí huyết người bệnh ổn định từ đó giúp người bệnh đi lại vận động hiệu quả hơn. Người bệnh có thể áp dụng các bài tập này tại nhà với một vài thao tác đơn giản. Với các thao tác khó hơn, bạn cần sự can thiệp của người có chuyên môn để hiệu quả điều trị của bệnh được tốt nhất.
Điều trị đau cơ lưng bằng thuốc Tây y
Thuốc Tây y cũng là phương pháp thông dụng được nhiều người sử dụng để điều trị đau cơ lưng. Hiệu quả dễ nhận thấy nhất của các loại thuốc Tây y là giảm đau nhưng thuốc lại gây ra hàng loạt tác dụng phụ trên cơ thể người bệnh như dị ứng thuốc, nóng trong, rối loạn tiêu hóa,…
Do vậy, để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân, dù uống bất kỳ loại thuốc Tây y nào người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ điều trị.
Một số loại thuốc Tây y thường được sử dụng trong điều trị đau cơ lưng là: Paracetamol, thuốc chứa các thành phần hoạt tính như Diclofenac, thuốc tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch.
Sử dụng các bài thuốc Đông y trong điều trị đau cơ lưng
Với việc bào chế 100% từ thảo dược thiên nhiên lành tính, các bài thuốc Đông y luôn là sự lựa chọn hàng đầu của những bệnh nhân đau cơ lưng. Một số thuốc Đông y người bệnh có thể tham khảo bao gồm cây đinh lăng, cây lá lốt, cây chìa vôi, cây trinh nữ,…
Ngoài ra, bệnh nhân có thể tham khảo và sử dụng bài thuốc An Cốt Nam kết hợp nhiều loại thảo dược nước Nam lành tính như Sâm Ngọc Linh, Trư Lung Thảo, Thiên Niên Kiện,… Hiệu quả điều trị vượt trội của An Cốt Nam với các bệnh lý xương khớp như gai cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống đã được chứng nhận.
Duy trì chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp
Ngoài dùng thuốc thì ăn uống và luyện tập chính là 2 yếu tố có sự tác động mạnh mẽ đến quá trình điều trị của bệnh nhân đau cơ lưng.
Với chế độ dinh dưỡng người bệnh cần lưu ý:
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, canxi và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như sắt, kẽm, Protein,…
- Hạn chế sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá có thể làm tăng cảm giác đau nhức ở người bệnh.
- Ăn nhiều chất xơ tốt cho quá trình kiểm soát cân nặng. Việc tăng cân quá mức sẽ gây ra những ảnh hưởng đến cột sống của người bệnh, các cơn đau cũng do vậy mà trở nên trầm trọng hơn.
Với việc tập luyện người bệnh cần lưu ý:
- Tập luyện các bài tập thể dục và Yoga nhẹ nhàng để tăng cường tuần hoàn máu đến vị trí đau nhức, từ đó đẩy lùi tình trạng đau nhức ở vùng lưng
- Không nên thực hiện các động tác cúi, gập, vặn mình đột ngột
- Chú ý cường độ luyện tập để không làm tình trạng bệnh nặng hơn
Trên đây là các thông tin tổng hợp về hội chứng đau cơ lưng. Hãy có các giải pháp phòng tránh và điều trị bệnh từ sớm để đẩy lùi bệnh hiệu quả nhất. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và thành công!
Xem thêm:
- Đau lưng không đứng thẳng được do nguyên nhân nào?
- Đau nhói sau lưng là bệnh gì? Cách điều trị bệnh hiệu quả bạn cần biết