Cột sống người là một trong những bộ phận rất quan trọng, đảm nhận nhiệm vụ chuyển động và nâng đỡ cơ thể. Bạn đã biết khu vực này có cấu tạo thế nào chứa? Cột sống rốt cuộc dài bao nhiêu và có thể gặp phải các bệnh lý gì? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây!
Tổng quan về cột sống người
Cột sống được coi là trục đỡ của cả cơ thể, bao gồm 33 đốt xương nhỏ lẻ liên kết với nhau. Cột sống cho phép con người đứng thẳng, uốn cong hoặc văn xoắn tùy theo mục đích, đảm bảo hỗ trợ tối đa cho các hoạt động sống. Bên cạnh các đốt xương, cột sống người còn có những bộ phận khác như đĩa đệm, dây chằng, gân cơ, dây thần kinh tủy sống,…
Khi nhìn theo hướng cạnh, cột sống con người có hình chữ S cong tự nhiên. Trong đó, phần cổ và thắt lưng lõm vào một chút so với các khu vực còn phần ngực hơi lồi ra. Vì có kết cấu hình dang như vậy, cột sống có thể dễ dàng hấp thụ các chấn động, duy trì cân bằng cơ thể và mở rộng phạm vi chuyển động.
Theo giải phẫu học, cột sống người được chia thành năm đoạn sau đây:
- Cột sống cổ: Gồm có bảy đốt xương, được ký hiệu là C1 đến C7 (tên tiếng Anh: Cervical).
- Cột sống ngực: Đây là đoạn dài nhất, gồm tổng cộng mười hai đốt xương, ký hiệu lần lượt là T1 đến T12 (tên tiếng Anh: Thoracic).
- Cột sống thắt lưng: Có tổng cộng năm đốt xương, kí hiệu L1 đến L5 (tên tiếng Anh: Lumbar).
- Cột sống xương cùng: Gồm năm đốt xương, được ký hiệu là S1 đến S5 (tên tiếng Anh: Sacrum).
- Xương cụt: Phần này gồm khoảng ba đến năm đốt xương nối với nhau tạo thành hình chóp tù. Số lượng đốt xương cụt khác nhau ở mỗi người.
Cấu tạo của cột sống người
Theo các bác sĩ, cột sống người gồm có các bộ phận chính và các phần có liên hệ sau đây:
Các đốt sống
Đốt sống là bộ phận quan trọng nhất. Các đốt sống này được đánh số thứ tự và chia thành các đoạn khác nhau như đã nêu ở trên. Trong đó, chỉ có 24 đốt xương trên cùng (từ cổ tới thắt lưng) là có thể di chuyển được. Đốt sống ở mỗi đoạn lại có những đặc điểm cấu tạo khác nhau, chức năng cùng vai trò cũng có nhiều khác biệt.
Cơ bắp
Có hai nhóm cơ chính ảnh hưởng đến cột sống người, đó là cơ duỗi (tên tiếng Anh: Extensors) và cơ gấp (tên tiếng Anh: Flexors). Trong đó, cơ gấp nằm ngay trên mặt sau của cột sống, giúp con người có thể đứng thẳng lên và bưng bê, nâng đỡ đồ vật. Còn cơ duỗi nằm ở mặt trước của cột sống, phần cơ bụng đằng trước cũng được tính, giúp con người có thể thực hiện động tác cúi gập.
Bên cạnh hai nhóm chính nên trên, cơ lưng cũng có một số ảnh hưởng nhất định đến cột sống. Tất cả chúng đều đóng vai trò quan trọng đối với khả năng vận động của con người cũng như rất dễ bị tổn thương nếu bạn sai tư thế.
Đĩa đệm
Các đốt sống không dính liền với nhau mà chúng được ngăn cách bởi đĩa đệm. Đĩa đệm giúp các đốt sống không va chạm, tiếp xúc trực tiếp với nhau trong quá trình con người hoạt động.
Hình dạng của đĩa đệm giống với cái lốp xe. Bên ngoài đĩa là vòng cơ được cấu tạo từ vô số sợi cơ mảnh, có tính đàn hồi và liên kết rất chặt chẽ. Còn bên trong đĩa là phần nhân lõi giống như thạch mềm. Cấu tạo đặc biệt này cho phép đĩa đệm hoạt động giống như lò xo vòng xoắn.
Cung đốt sống và ống sống
Các đốt sống không thẳng trơn mà đằng sau chúng đều có một phần xương nhỏ nhô ra được gọi là cung đốt sống. Ống sống là phần khoáng rỗng ở trong đốt sống, chúng thường nối dài xuyên suốt chiều dài cột sống.
Bên trong ống sống rỗng này có chứa rất nhiều thứ quan trọng, đó là dây thần kinh tủy sống, dây chằng và các mạch máu.
Khớp cột sống
Các đốt xương thường đi liền với khớp và cột sống người cũng không ngoại lệ. Mỗi một đốt sống có 4 khớp, một cặp nối với đốt sống nằm ở trên, một cắp nối với đốt sống nằm liền kề ở dưới. Các khớp cột sống này giúp chuyển động linh hoạt hơn.
Dây chằng
Để các đốt sống được nối lại với nhau, không chỉ có khớp cột sống mà còn cần đến cả dây chằng. Dây chằng là những sợi cơ chắc chắn chạy bên trong ống sống, vừa có vai trò liên kết vừa giúp bảo vệ đĩa đệm.
Cột sống người gồm có ba dây chằng chính, gồm có: Dây chằng màu vàng (ligamentum flavum), dây chằng dọc trước (anterior longitudinal ligament) và dây chằng dọc sau (posterior longitudinal ligament).
Tủy sống
Tủy sống (Spinal cord) có chiều dài khoảng 18 inch, độ dày tương đương ngón tay cái, nằm bên trong ống sống, chạy từ thân não đến đốt sống thắt lưng L1. Ở phần cuối của tủy sống được phân chia thành các nhánh nhỏ khác nhau, phân bố khắp khu vực yên ngựa rối đến chân và bàn chân của con người.
Tủy sống có vai trò dẫn truyền tín hiệu từ não bộ đến các bộ phận của cơ thể như tay, chân,… Chính vì vậy, nếu tủy sống chịu bất kỳ tổn thương nào thì khả năng vận động của bạn sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Dây thần kinh cột sống
Tủy sống phân nhánh thành 31 đôi dây thần kinh cột sống khác nhau. Dây thần kinh cột sống thường phân nhánh nhỏ hơn ở ổ đĩa đệm, chúng phân bố toàn bộ cơ thể, làm nhiệm vụ “nhận” và “gửi” tín hiệu từ tủy sống.
Chức năng của cột sống người
Cột sống người có các chức năng chính sau đây:
- Kết nối các đốt xương lớn khác nhau trên cơ thể, ví dụ như xương chậu, xương đùi, xương bả vai,… tạo thành một khung đỡ vững chắc để nâng các khối cơ, khối thịt hình thành nên một con người hoàn chỉnh.
- Giúp con người có thể thực hiện các tư thế, chuyển động khác nhau một cách dễ dàng.
- Bảo vệ những bộ phận quan trọng khác của cơ thể là tủy sống và dây thần kinh.
Cột sống người có thể gặp phải những vấn đề gì?
Không một bộ phận nào trên cơ thể con người có thể tránh được tác động của thời gian hoặc các ngoại lực bên ngoài, cột sống cũng vậy. Theo các bác sĩ, cột sống người có thể gặp phải nhiều vấn đề bệnh lý khác nhau, trong đó nổi bật là thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, viêm xương khớp, cong vẹo, gai xương, hẹp ống sống,….
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc có thêm các kiến thức mới về cột sống người. Đây là bộ phận đóng vai trò quan trọng và rất dễ bị ảnh hưởng nếu không được chăm sóc đúng cách. Chính vì vậy, mọi người nên tăng cường thể dục thể thao cũng như xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, khoa học nhất.