Chụp cộng hưởng từ MRI được đánh giá là một trong các phương pháp giúp chẩn đoán hình ảnh kiểu cận lâm sàng rất hiệu quả và hiện đại hơn các phương pháp chẩn đoán khác. Với hình ảnh cực rõ nét nên giúp cho người thực hiện có thể xác định được chính xác bệnh. Vậy chụp cộng hưởng từ MRI là gì? Có lợi ích ra sao? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Chụp cộng hưởng từ MRI là gì?
Cộng hưởng từ MRI chính là một dạng kỹ thuật tạo hình cắt lớp có sử dụng sóng radio và sóng từ trường. Tại đó các nguyên tử Hydrogen tồn tại trong cơ thể dưới tác dụng của những loại sóng này sẽ làm cho chúng hấp thụ rồi phóng thích ra năng lượng RF. Theo đó quá trình khi phóng thích này sẽ được bộ phận máy thu nhận rồi xử lý và cuối cùng là chuyển đổi tín hiệu thành hình ảnh.
Hình ảnh chụp cộng hưởng từ MRI cho độ sắc nét, chi tiết, rõ ràng, tương phản cao, giải phẫu hiệu quả và còn có thể tái tạo 3D để mang đến kết quả chuẩn xác nhất đối với từng bệnh nhân. Thậm chí có khá nhiều trường hợp lựa chọn chẩn đoán MRI còn hữu dụng hơn là phương pháp chụp X-quang, siêu âm hoặc chụp CT,…
Ngoài ra phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI còn rất an toàn cho người dùng vì hoàn toàn không dùng đến tia xạ. Được nhiều chuyên gia, các bác sĩ chuyên môn đánh giá cực cao trong việc chỉ định chọn chụp hay chẩn đoán tình hình bệnh.
Lợi ích khi chụp cộng hưởng từ
Không tự dưng mà phương pháp chẩn đoán bệnh này lại được nhiều đối tượng đánh giá cao và tin dùng đến vậy. Đó là dung chúng sở hữu những lợi ích nổi bật như:
- Chụp tạo nên những hình ảnh sắc nét, chi tiết về cấu trúc của hệ xương khớp, các mô mềm hay các cơ quan khác quan trong của cơ thể như tim, gan, thận, não.
- Hình ảnh khi chụp được từ MRI sẽ hỗ trợ cho bác sĩ đánh giá, xác định được chính xác các tổn thương hay các vấn đề tại các cơ quan trong cơ thể. Từ đó có thể đánh giá được cấu trúc, chức năng hay kiểm tra được hoạt động tại các cơ quan nội tạng của cơ thể.
- Giúp nhận biết, phát hiện ra những bất thường hay các khối u nguy hiểm ở trong xương hay mô mà phương pháp chụp X-quang thông thường không thể tìm ra hay khó có thể biết được.
- Với trường hợp liên quan đến tim mạch thì các hình ảnh từ MRI còn cung cấp khá nhiều thông tin giá trị, chi tiết hơn là hình ảnh tạo ra bởi tia X.
- Là một phương pháp rất an toàn, không xâm lấn và cũng không sử dụng tia xạ nên cực kỳ an toàn cho người bệnh.
Quy trình chụp cộng hưởng từ MRI
Căn cứ theo số lượng các hình ảnh đã được chụp, kích thước của khu vực quét, mục đích quét mà thời gian chụp sẽ dao động trong khoảng từ 15 – 90 phút.
Trước chụp MRI
Người bệnh trước khi chụp có thể dùng bất kỳ một loại thuốc nào cũng như ăn uống bình thường trong ngày chụp MRI. Nhưng cũng trong một số trường hợp thì các bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh làm thủ tục khác như uống nước nhiều hay nhịn ăn uống trong 4h trước khi thực hiện chụp.
Trong khoảng thời gian chuẩn bị thì người bệnh được yêu cầu kê khai các thông tin liên quan đến tiền sử bệnh, sức khỏe hiện tại. Cuối cùng là ký tên vào biên bản để việc chụp được diễn ra. Thêm vào đó còn có các thông tin nên bổ sung trước như sau:
- Có mắc vấn đề về thận, gan hay các vấn đề khác
- Bị hen suyễn
- Dị ứng với thực ăn hay thuốc
- Vừa phẫu thuật xong
- Có thể sẽ mang thai hoặc là đang mang thai
Ngoài ra trước khi chụp thì bệnh nhân nên tháo hết các đồ vật làm bằng kim loại khỏi cơ thể giúp bảo vệ an toàn cho người chụp. Nổi bật như răng giả, đồ trang sức, khuyên tai, máy trợ thính, các chi hoặc khớp làm bằng kim loại,… để tránh ảnh hưởng đến kết quả chụp.
- Sử dụng thuốc nhuộm tương phản: Tùy vào bệnh lý và mục đích chẩn đoán nên người bệnh sẽ được tiêm dạng thuốc cản quang. Mục đích để các chuyên gia nhìn thấy hình ảnh rõ ràng, chi tiết hơn về mô hay các cơ quan khác, chẩn đoán chính xác hơn.
- Dùng thuốc gây mê, an thần: Với trường hợp bị chán ăn hay căng thẳng thì người bệnh được chỉ dẫn dùng một số loại thuốc an thần trước chụp. Nhất là với trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ thì sẽ chỉ định làm gây mê cho toàn thân trước khi chụp để chúng nằm im.
Trong khi chụp MRI
Người bệnh sẽ nằm ở giường, bên cạnh chính là các động cơ. Dựa vào bộ phận mà bệnh nhân kiểm tra thì họ sẽ quét đầu hoặc 02 chân. Bên cạnh đó thì khung để chứa bộ phận giúp thu nhận các tín hiệu sẽ được đặt ở địa điểm được quét. Từ đó cho ra các hình ảnh chất lượng và chi tiết nhất.
Trong quá trình chụp thì người bệnh nên giữ nguyên tư thể, tránh cử động làm cho kết quả sai lệch. Đặc biệt là tùy từng địa chỉ điểm chụp thì bệnh nhân được cấp nút nghe hay tai nghe để tránh các tiếng ồn phát ra từ chỗ máy quét.
Sau chụp MRI
Khi chụp xong thì bạn có thể đi về luôn, ăn uống cũng như sinh hoạt một cách bình thường. Nhưng cần tránh việc uống thuốc an thần, tránh vận hành xe hay máy móc, tránh lao động nặng và không được sử dụng chất kích thích trong vòng 24h.
Bình thường thì người bệnh sau khi chụp xong sẽ có kết quả luôn, sau đó mang đi trao đổi cùng bác sĩ để có lời khuyên thích hợp. Nhưng cũng có một vài trường hợp bệnh nghiêm trọng thì kết quả chụp sẽ được trả cho người bệnh trong vòng từ 1 – 3 ngày vì nó cần được đánh giá, nghiên cứu bởi chuyên viên thực hiện quét và chụp X-quang.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến chụp cộng hưởng từ MRI mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với bạn đọc. Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn những chia sẻ hữu ích nhất, thỏa mãn những điều đang mong muốn tìm kiếm để từ đó lựa chọn được cho mình một phương pháp chẩn đoán bệnh phù hợp nhất. Xin trân trọng cảm ơn!