Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm là phương pháp điều trị bệnh mang lại hiệu quả tích cực, hạn chế tối đa rủi ro. Các cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra được cải thiện đáng kể. Cùng tìm hiểu về cách chữa này trong nội dung sau.
Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm là gì?
Đại tá – Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng (nguyên Phó khoa Đông y Viện YHCT Quân đội) cho biết, châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm là một phương pháp điều trị trong Y học cổ truyền nhằm cải thiện tình trạng đau nhức do bệnh lý thoát vị đĩa đệm gây ra. Thông thường, người bệnh sẽ sử dụng để thay thế hoặc kết hợp với việc điều trị xâm lấn.
Để thực hiện phương pháp này, bác sỹ chuyên môn sẽ sử dụng các loại kim châm có độ dài và kích cỡ khác nhau để kích thích vào các huyệt trên cơ thể. Các điểm này nằm dọc theo các đường kinh mạch, chứa năng lượng – khí phân phối khắp cơ thể.
Theo nhận định, nhân nhầy đĩa đệm bị chệch khỏi vị trí ban đầu, chèn ép lên dây thần kinh, tủy sống, từ đó gây ra các cơn đau nhức, ảnh hưởng đến thăng bằng, vận động của cơ thể. Sau quá trình châm cứu, năng lượng trong cơ thể được điều chỉnh, hệ cơ xương khớp – cột sống được thư giãn thoải mái hơn.
Châm cứu là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm phức tạp do tác động vào nhiều huyệt đạo khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp giúp làm lành chấn thương cột sống, cải thiện sức khỏe tương đối hiệu quả.
Châm cứu có chữa được thoát vị đĩa đệm không?
Dù có công dụng hỗ trợ cải thiện triệu chứng nhưng bác sĩ cũng nhấn mạnh với người bệnh châm cứu không thể chữa khỏi thoát vị đĩa đệm. Cụ thể, châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm có một số tác dụng chính sau:
- Giảm đau và kiểm soát viêm nhiễm: Châm cứu sẽ tác động trực tiếp đến huyệt đạo, loại bỏ khí thừa, máu ứ đọng, từ đó cải thiện triệu chứng thoát vị đĩa đệm. Thông thường, bác sĩ sẽ châm cứu vào một số huyệt có tính chất cục bộ ở lưng hoặc cổ – vị trí người bệnh cảm thấy đau nhức. Một số huyệt nằm xa khu vực đau có thể được tác động nhằm tăng cường hiệu quả.
- Nâng cao chức năng các tạng: Nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm có thể do việc suy giảm chức năng thận. Việc châm cứu giúp tăng cường năng lượng đến thận, từ đó các triệu chứng bệnh cũng được cải thiện đáng kể.
- Làm chậm quá trình thoái hóa: Quá trình thoái hóa cột sống – tổn thương đĩa đệm diễn ra chậm hơn, ngăn chặn các biến chứng thoát vị đĩa đệm xảy ra. Đồng thời, phương pháp cũng giúp đĩa đệm bị thoát vị trở lại vị trí cũ nhanh hơn.
- Hỗ trợ phục hồi đĩa đệm: Châm cứu giúp đả thông kinh mạch, tăng cường lưu thông máu và các hoạt chất dinh dưỡng đến các đĩa đệm. Máu mang theo chất dinh dưỡng đến các tế bào mô sụn, rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
Tựu chung lại, mục tiêu chính khi áp dụng phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm là giảm đau, kiểm soát viêm. Sau giai đoạn đầu, phương pháp giúp làm lành và bổ sung các chất dinh dưỡng đến đĩa đệm tổn thương, đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Các biện pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm
Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm hoạt động theo cơ chế kiểm soát, điều hòa khí trong cơ thể, cân bằng năng lượng, đưa cơ thể về trạng thái cân bằng, ổn định. Một số phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm hiện nay là:
Điện châm
Phương pháp châm cứu kết hợp giữa Đông y và Tây y tác động đến huyệt đạo thông qua thiết bị điện. Điện châm được ưu tiên chỉ định cho thoát vị đĩa đệm giai đoạn đầu có triệu chứng không quá nghiêm trọng.
Bác sĩ dùng kim châm đã tiệt trùng tác động vào các huyệt đạo đã xác định trước đó. Dòng điện được khởi động để đưa vào kim. Trong thời gian này, người bệnh cảm thấy tê, châm chích tại khu vực đang châm cứu. Mỗi lần điện châm kéo dài khoảng 30 phút, cách 3-4 ngày sử dụng 1 lần.
Thủy châm
Các loại thuốc như Vitamin B1, Adrenalin… được đưa vào huyệt vị để giảm đau thông qua phương pháp thủy châm. Phương pháp thích hợp với người bệnh ở giai đoạn đầu.
Trước khi đưa châm tác động châm vào huyệt vị và tiêm các loại thuốc giảm đau trên, người bệnh được yêu cầu kiểm tra tổng thể để xác định vị trí đĩa đệm tổn thương. Sau 10 phút thủy châm các cơn đau được cải thiện ngay lập tức. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng hoa mắt, chóng mặt và khô miệng khi thực hiện thủy châm. Ngoài ra, việc lạm dụng thủy châm trong điều trị thoát vị đĩa đệm có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan và dạ dày.
Châm cứu truyền thống
Phương pháp này tập trung vào cải thiện lưu thông khí huyết, tăng cường sức khỏe và giảm đau nhức, hỗ trợ phục hồi đĩa đệm. Với châm cứu truyền thống, bác sĩ sẽ xác định chính xác huyệt vị sau đó dùng các loại kích thước kim châm để tác động vào vị trí đó. Thời gian thực hiện kéo dài trong 30 phút và thực hiện liên tục trong khoảng 10 lần để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Thông thường, bác sĩ sẽ tác động lên các huyệt vị sau:
- Thận du
- Mệnh môn
- Đại trường du
- Dương quan
- Ủy trung
Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm có an toàn không? Cần lưu ý gì trong điều trị?
Châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm an toàn nhưng vẫn tồn tại những rủi ro nhất định. Một số tác dụng phụ trong quá trình điều trị là:
- Chảy máu, đau đớn
- Dị ứng
- Phát ban
- Bầm tím khu vực châm cứu
- Chóng mặt
- Buồn nôn
- Ngất xỉu
Để đảm bảo an toàn trong quá trình châm cứu, người bệnh cần lưu ý:
- Lựa chọn cơ sở uy tín để thực hiện châm cứu
- Thực hiện đúng liệu trình đã được bác sĩ đề ra
- Không tự ý châm cứu tại nhà, châm cứu tại các cơ sở uy tín vì có thể dẫn đến tử vong
- Kết hợp châm cứu và thực hiện các bài tập để nâng cao hiệu quả
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho xương khớp.
Trên đây là thông tin tổng hợp về phương pháp châm cứu chữa thoát vị đĩa đệm. Người bệnh cần trao đổi trước với bác sĩ để đảm bảo an toàn, hiệu quả.