Gai gót chân là một loại bệnh lý về xương khớp thường gặp ở tuổi trung niên và những người có các dị tật bẩm sinh ở bàn chân. Bệnh không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng vẫn gây ra cản trở không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt. Gai gót chân điều trị thế nào? Tìm hiểu thông tin cụ thể trong bài viết sau đây!
Gai gót chân có chữa được không?
Tình trạng lắng đọng canxi ở xương gót chân tạo ra gai xương gót được Y học gọi là gai gót chân hoặc gai xương gót chân. Có thể hiểu bệnh là quá trình tạo xương mới bù đắp vào những tổn thương của gót chân trong quá trình vận động, di chuyển.
Các bác sĩ khẳng định, gai cột sống không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng trầm trọng lên hệ cơ xương khớp. Một số bệnh lý mà gai xương khớp có thể gây ra là u xương gót, áp xe phần mềm hoặc viêm nhiễm xương. Phát hiện và điều trị bệnh từ sớm giúp quá trình phục hồi của xương gót nhanh chóng hơn, biến chứng xảy ra cũng thấp hơn.
Các bác sĩ xương khớp cũng khẳng định, bệnh có thể chữa khỏi được nhờ các phương pháp Đông, Tây y, các bài thuốc dân gian hoặc phương pháp vật lý trị liệu. Sau thời gian khoảng 6-18 tháng tùy vào phương pháp, các gai xương sẽ mất và phần gót chân của người bệnh có thể khỏe khoắn trở lại.
Cách chữa trị gai gót chân bằng thuốc nam tại nhà
Chữa gai gót chân tại nhà bằng các phương pháp dân gian truyền miệng, Đông y mang lại hiệu quả điều trị rất tốt. Dù kết quả điều trị không nhanh song tác dụng phụ trên cơ thể sẽ không nhiều. Thêm vào đó, người bệnh có thể tiết kiệm được thời gian di chuyển, đi lại và một khoản chi phí điều trị đáng kể. Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc dân gian – Đông y được liệt kê dưới đây.
Chữa gai gót chân bằng giấm
Người bệnh có thể sử dụng loại giấm để ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ giúp máu dễ dàng lưu thông hơn, từ đó tình trạng đau ở bàn chân dưới được cải thiện rõ rệt. Thực hiện như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 2 lít giấm trắng
- Đổ giấm vào nồi đun sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp
- Đo nhiệt độ của giấm còn khoảng 70 độ C đổ nước ra 1 cái chậu to
- Cho phần chân bị gai vào ngâm trong chậu khoảng 30 phút
- Dùng liên tục trong thời gian 10 ngày để thấy được hiệu quả điều trị rõ rệt
Cách chữa gai gót chân bằng hạt đu đủ
Trong thành phần của hạt đu đủ hoạt chất Papain giúp ăn mòn gai đốt sống cũng như làm mềm cơ hiệu quả. Cách làm bài thuốc chữa gai gót chân và hạt đu đủ cũng rất đơn giản. Cụ thể:
- Chuẩn bị: 200-300g hạt đu đủ chín (chọn quả chín già để để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất), vải mùng
- Bỏ hạt đu đủ vào lớp mùng và sát mạnh, loại bỏ lớp màng bọc bao quanh hạt đu đủ
- Rửa sạch lại hạt đu đủ một lần nữa (giữ hạt hơi ẩm), sau đó mang nghiền nát
- Lấy hạt đu đủ vừa nghiền thoa ở gót chân
- Lấy lớp vải mùng quấn nhẹ gót chân lại
- Bôi thêm một lớp hạt đu đủ nữa sau 15 phút
- Duy trì đắp trên khoảng thời gian tối đa 30 phút. Không nên đắp nhiều hơn thời gian trên vì có thể gây ra hiện tượng bỏng da, dị ứng da.
- Thực hiện hàng ngày đến khi các các triệu chứng đau giảm hẳn.
Chữa gai gót chân bằng cây xương rồng
Thành phần của cây xương rồng có axit nitric, Taraxerol, Epifriedelanol,… Đây là các thành phần hoạt tính chống ngứa và giải độc cả cơ thể tốt. Bởi vậy, khi bị gai hoặc các bệnh lý xương khớp khác, người ta thường dùng xương rồng để hỗ trợ điều trị bệnh. Cụ thể:
- Chuẩn bị nguyên liệu: 1 cây cương rồi bẹ/nhánh
- Lấy kéo cắt toàn bộ gai xương rồng để không làm tổn thương đến làn da
- Tách xương rồng làm đôi
- Lấy xương rồng đã tách đắp lên vùng gót chân đau, dùng gạc để cố định lại
- Sử dụng đắp lên cùng gót chân tổn thương hàng ngày trước khi đi ngủ
- Duy trì đắp xương rồng trong khoảng 10 ngày để đạt được hiệu quả điều trị gai xương gót chân tốt nhất.
Gai gót chân có mổ được không?
Bác sĩ chuyên khoa khẳng định, người bệnh hoàn toàn có thể lựa chọn mổ/phẫu thuật. Mổ gai xương gót chân được thực hiện khi các điều trị bảo tồn không đạt được hiệu quả cần thiết. Bằng sự hỗ trợ của các loại máy móc hiện đại, bác sĩ sẽ trực tiếp loại bỏ phần gai xương ở gót chân. Khi gai xương bị loại bỏ, người bệnh sẽ không còn cảm giác đau đớn khi di chuyển.
Hai loại phẫu thuật điều trị gai phổ biến là phẫu thuật cắt bỏ gai xương hoặc mổ nội soi cắt gai và đốt phần viêm mô. Các loại phẫu thuật này đều phần nào gây ra đau đớn trên cơ thể người bệnh và khả năng tái phát tùy vào cơ địa từng người cũng tương đối cao. Vì vậy, bác sĩ và các chuyên gia xương khớp đều không khuyến cáo bệnh nhân thực hiện phương pháp điều trị này trong điều kiện có thể.
Mổ gai gót chân hết bao nhiêu tiền?
Mức phí để mổ gai gót xương tại Việt Nam hiện dao động từ 3 đến 5 triệu đồng. Mức phí trên có thể lớn hơn do ngoài thực hiện mổ người bệnh phải chi trả thêm một khoản chi phí điều trị uống thuốc để điều trị.
Bạn có thể tham khảo mức phí điều trị kể trên để lựa chọn được dịch vụ mổ chất lượng nhất. Nếu giá cả quá thấp so với mức trên, bạn cần xem xét tìm hiểu nguyên nhân. Ngược lại nếu quá cao so với mức trên, bạn nên cân nhắc xem các dịch vụ cũng như thuốc thang đính kèm để làm sao thực hiện ca mổ với mức tiền phải chăng nhất.
Mổ gai gót chân ở đâu?
Hầu hết tại các bệnh viện thuộc tuyến trung ương tại Việt Nam đều có thể mổ gai gót chân. Một số bệnh viện tư nhân lớn đã bắt đầu cập nhật dịch vụ khám và điều trị phục vụ nhu cầu của khách hàng. Một số bệnh viện bạn có thể tham khảo lựa chọn mổ gồm:
- Bệnh viện Quân đội 108
- Bệnh viện Quốc tế Vinmec
- Bệnh viện Bạch Mai
- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội/thành phố Hồ Chí Minh
Trên đây là tổng hợp tổng thông tin giải đáp vấn đề gai gót chân điều trị như thế nào? Đừng chủ quan trước tình trạng bệnh lý xương khớp của bản thân nếu bạn không muốn bại liệt suốt đời. Tham khảo các cách điều trị chúng tôi gợi ý để chữa trị bệnh sớm nhất bạn nhé!