Hắc lào là căn bệnh có thể chữa dứt điểm bằng nhiều phương pháp, trong đó bao gồm cả Đông và Tây y. Vậy bệnh hắc lào theo Đông y chữa trị như thế nào? Cần kiêng kỵ hay lưu ý những điểm gì khi mắc tình trạng này? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu thông tin kỹ lưỡng về bệnh, cùng theo dõi nhé!
Bệnh hắc lào theo Đông y là như thế nào
Hắc lào là tình trạng cơ thể xuất hiện những nốt mẩn đỏ, mụn nước hình tròn hoặc bầu dục có giới hạn phân biệt rõ ràng. Những nốt này có thể là màu hồng hoặc nâu, gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh. Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau và cả hai giới đều có nguy cơ mắc tình trạng này.
Những vị trí có thể bị hắc lào bao gồm:
- Ở đùi: Thường là ở mặt trong của đùi, bẹn
- Ở chân: Bệnh sẽ xuất hiện nhiều ở các kẽ ngón chân kèm theo mùi khó chịu.
- Ở đầu: Nấm hắc lào thường gặp ở dưới chân tóc.
Nguyên nhân gây bệnh hắc lào theo Đông y là do rất nhiều yếu tố tác động. Trong đó gồm có khí huyết hư tổn, khí đới ứ trệ, phong tà xâm kích và gan thận hư. Do đó, khi điều trị cần tập trung vào việc điều hòa nội tiết, thanh nhiệt và giải độc cơ thể. Từ đây làm giảm đi hiện tượng mẩn ngứa, viêm nhiễm ở da.
Các bài thuốc Đông y chữa bệnh hắc lào hiệu nghiệm
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, chữa hắc lào bằng các dược liệu Đông y cũng là biện pháp hữu hiệu. Mặc dù cần thời gian điều trị dài ngày những hướng chữa bệnh này được đánh giá có độ an toàn cao vì có nguồn gốc tự nhiên lành tính, không chứa bất kỳ thành phần hóa học nào.
Đặc biệt, thuốc sẽ có tác dụng tác động từ sâu bên trong cơ thể. Từ đây đẩy lùi được bệnh tận gốc và ngăn chặn sự tái phát. Dưới đây là một số bài thuốc Đông y hữu hiệu trong việc điều trị bệnh hắc lào bạn có thể tham khảo.
Bài thuốc số 1
Bài thuốc đầu tiên bạn có thể sử dụng để chữa bệnh là sự kết hợp giữa các thành phần:
- Hạt muồng (hạt thảo quyết minh): 100g
- Khế chua: 1 quả
- Lá trầu không: 10 lá.
Những thành phần trên bạn cần đem đi rửa sạch, để ráo nước. Sau đó bạn hãy giã nhuyễn chúng ra, cho tất cả vào trong một chiếc khăn sạch rồi chà nhẹ lên vùng da bị bệnh. Kiên trì sử dụng bài thuốc này mỗi ngày 1 lần, bạn sẽ thấy những nốt mụn nước do bệnh gây ra dần dần khô và nhỏ lại.
Bài thuốc số 2
Bài thuốc tiếp theo bạn cần chuẩn bị các dược liệu sau:
- Hạt bồ kết tươi: 12g
- Hạt muồng châu tươi: 20g
- Cồn nồng độ 70: 100ml.
Bạn hãy ngâm hai loại hạt trên với cồn trong vòng 7 ngày. Sau đó bạn có thể dùng dung dịch này để bôi lên vùng da bị hắc lào mỗi ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu bạn thấy da có bất kỳ dấu hiệu khác thường nào thì nên cân nhắc khi có nhu cầu sử dụng tiếp.
Bài thuốc số 3
Trong bài thuốc này, nguyên liệu cần dùng bao gồm:
- 100g rễ cây bạch hoa xà
- 20ml cồn 90 độ.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Bỏ lõi, rửa sạch rễ cây bạch hoa xà đã chuẩn bị và để cho chúng ráo nước
- Bước 2: Bạn hãy ngâm chung 2 nguyên liệu trên trong khoảng 1 tuần.
- Bước 3: Sau 1 tuần, người bệnh có thể đem dung dịch có được để bôi lên những nốt hắc lào. Mỗi ngày bạn có thể dùng 1-2 lần để bệnh mau chóng thuyên giảm.
Bài thuốc số 4
Để thực hiện bài thuốc số 4, người bệnh cần dùng chuẩn bị đầy đủ các dược liệu sau:
- Củ chút chít và vỏ cây đại tươi: Mỗi vị 50g
- Cồn 70 độ: 100ml.
Cách làm:
- Rửa sạch hai loại củ và giã nát chúng ra.
- Ngâm hỗn hợp đã giã vào dung dịch cồn trong vòng 1 tuần.
- Sau 1 tuần, người bệnh có thể đem dung dịch đã ngâm để bôi lên các nốt hắc lào mỗi ngày.
Bài thuốc số 5
Thành phần có trong bài thuốc số 5 để chữa bệnh hắc lào gồm các vị: bột hồng phấn, ngọc hoàng cao và lá bạc hà. Đầu tiên, bạn cần trộn đều bột hồng phấn và ngọc hoàng cao cho tới khi chúng đông thành cao thì dừng lại. Tiếp theo, người bệnh hãy dùng lá bạc hà đã chuẩn bị để sát khuẩn cho vùng da bị bệnh. Cuối cùng, bạn chỉ việc đắp thuốc lên các nốt hắc lào là xong.
Người bệnh nên kiên trì sử dụng bài thuốc này đều đặn để thấy được tác dụng của các vị thuốc. Tuy nhiên bạn không nên chà xát quá mạnh vào các vết thương trên da vì có thể khiến chúng trở nên khó chịu và đau rát hơn.
Lưu ý trong quá trình điều trị bệnh hắc lào theo Đông y
Những bài thuốc chữa bệnh hắc lào theo Đông y thường trải qua một thời gian dài sử dụng mới cho kết quả. Do đó, người bệnh nên dùng đều đặn bài thuốc đã lựa chọn để bệnh phục hồi dần dần. Ngoài ra, tác dụng của thuốc còn phụ thuộc vào khả năng hấp thụ và cơ địa mỗi người.
Trong quá trình dùng các bài thuốc trên, người bệnh cần tuân thủ theo đúng liều lượng và cách dùng như bài viết đã nêu. Việc sử dụng quá liều hoặc tự ý thay đổi thành phần các dược liệu trên có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe.
Bên cạnh đó, nếu khi dùng thuốc, người bệnh thấy da xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì nên ngừng sử dụng ngay lập tức. Giải pháp phù hợp nhất lúc này là bạn nên tới các cơ sở y tế để tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Để phòng ngừa hắc lào tái phát, bạn cần lưu ý tới những vấn đề sau:
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, quần áo, gối để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh.
- Hạn chế mặc đồ ẩm ướt, không thông thoáng.
- Thường xuyên vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và tập luyện điều độ, nâng cao thể chất.
Trên đây là cách chữa bệnh hắc lào theo Đông y và những lưu ý phòng ngừa tình trạng này tái phát bạn nên biết. Đừng quên thường xuyên ghé qua website của chúng tôi để cập nhật những tin tức hữu ích mỗi ngày!