Xương khớp là một trong những hệ cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể, có vai trò làm nên bộ khung giúp nâng đỡ và bảo vệ các cơ quan nội tạng. Đồng thời, đây cũng là nơi bám giữ cho các phần mềm như gân, cơ, giúp cơ thể vận động. Vậy, bạn đã biết xương nào dài nhất trong cơ thể người hay chưa? Có điều gì thú vị về xương này hay không? Hãy cùng đón đọc trong bài viết dưới đây nhé.
Xương nào dài nhất trong cơ thể người? Dài bao nhiêu?
“Xương nào dài nhất trong cơ thể người?” Có lẽ bạn đọc đã phần nào đoán được câu trả lời. Đúng vậy, xương đùi chính là phần xương dài nhất trong tổng số 206 xương của người trưởng thành và 300 xương ở trẻ em. Chúng có độ dài chiếm đến ¼ chiều cao của cơ thể. Tức, nếu chiều cao của bạn là 1m60, thì chiều dài của xương đùi sẽ dao động từ 39 đến 41 cm.
Một số thông tin liên quan đến xương dài nhất cơ thể
Chúng ta đã biết xương nào là xương dài nhất trong cơ thể người. Tuy nhiên, những thông tin thú vị về loại xương đó dưới đây có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa chấn thương đúng cách.
Xương đùi là xương chịu trọng lượng
Cùng với xương chày và xương bàn chân, xương đùi cũng là một loại xương chịu trọng lượng của cơ thể. Sự kết hợp giữa 3 xương này giúp cho cơ thể giữ được thăng bằng, đứng vững và chống lại trọng lực. Vì vậy, các bài tập thể dục chịu trọng lực như đi bộ, leo cầu thang không chỉ tốt cho sức khỏe tổng quan, mà còn hỗ trợ rèn luyện sức mạnh cho xương đùi.
Mấu chuyển xương đùi cung cấp sức mạnh cho cơ mông và cơ xoay đùi
Giống xương bả vai hay xương hông, tiếp giáp xương đùi cũng có một khớp nối giúp cơ thể vận động linh hoạt. Các khớp xương này được bao phủ bởi một lớp sụn và được bôi trơn bằng dịch khớp, giúp các chuyển động trở nên trơn tru, mượt mà hơn. Mấu chuyển xương đùi này có nhiệm vụ hỗ trợ các vùng cơ xung quanh như cơ xoay đùi, cơ mông tạo ra sức mạnh, khi chúng được kết nối bằng các dây chằng.
Góc xương đùi ở nữ giới rộng hơn nam giới
Chúng ta đều biết rằng, phần khung chậu ở nữ giới thường rộng hơn so với nam giới, nhằm tạo thuận lợi cho việc mang thai và sinh đẻ. Cũng chính bởi lý do đó, góc xương đùi (hay còn gọi là góc Q) của chị em thường lớn hơn nam giới từ 10-15 độ.
Xương đùi chứa cả tủy đỏ và tủy vàng
Tủy đỏ là nơi sản sinh ra các tế bào hồng cầu và máu. Trong khi tủy vàng lại có cấu trúc chủ yếu là mỡ và các mô liên quan, tức không còn khả năng tạo máu. Ở trẻ em, bất cứ xương nào cũng đều chứa tủy đỏ. Tuy nhiên, theo thời gian, tủy đỏ ở một số xương sẽ được thay thế hoàn toàn bằng tủy vàng. Tuy nhiên, riêng xương đùi thì có chứa cả hai loại tủy này.
Những vấn đề thường gặp ở xương đùi
Là một trong những xương gánh chịu phần lớn trọng lượng cơ thể, xương đùi vì thế cũng rất dễ gặp phải các tổn thương và áp lực. Dưới đây là tổng hợp một số vấn đề thường thấy nhất ở phần xương dài nhất cơ thể này.
Chấn thương xương
Chấn thương xương được hiểu ở đây là sai khớp, trật khớp hoặc gãy xương. Chúng có thể xảy ra khi người bệnh bị ngã, gặp tai nạn hoặc khi bị tấn công bằng các tác nhân vật lý. Chấn thương xương đùi thường gây ra rất nhiều đau đớn. Đồng thời, các hoạt động do chân thực hiện cũng sẽ bị hạn chế và ảnh hưởng.
Thiếu khoáng chất cần thiết
Vitamin D và canxi là khoáng chất cần thiết nhất cho hệ xương khớp. Do đó, nếu thiếu hụt 2 dưỡng chất này trong thời gian dài thì có thể dẫn đến loãng xương, một bệnh lý phổ biến ở những người trung niên và cao tuổi. Hiện tượng loãng xương có thể diễn ra ở bất cứ xương nào trong cơ thể, bao gồm cả xương đùi. Chúng khiến cho người bệnh thường xuyên đau nhức xương khớp. Đồng thời, bệnh cũng khiến nguy cơ bị gãy xương tăng cao hơn.
Gãy xương đùi
Gãy xương đùi là một trường hợp đặc biệt của chấn thương xương. Mặt khác, chúng cũng có thể là kết quả của tình trạng loãng xương trong thời gian dài. Chúng ta đã biết câu trả lời của câu hỏi “Xương nào dài nhất trong cơ thể người?” là xương đùi. Vì vậy, cũng không quá ngạc nhiên khi việc gãy xương đùi có thể cần đến tận 6 tháng để có thể hồi phục trở lại nếu bị gãy. Hầu hết, các trường hợp gãy xương đùi đều phức tạp và nguy hiểm hơn, cần can thiệp phẫu thuật hoặc sử dụng thuốc để nhanh chóng đẩy nhanh thời gian phục hồi.
Nhiễm trùng xương đùi
Nhiễm trùng xương đùi hay còn được gọi là bệnh viêm tủy xương đùi. Bệnh thường bắt đầu từ một ổ nhiễm trùng ở các bộ phận xung quanh như loét da, viêm mô tế bào hay tổn thương phần mềm. Ở giai đoạn cấp tính, các ổ mủ sẽ hình thành ở trong tủy xương, sau đó phá hủy dưới màng xương và lan ra phần mềm, tạo thành ổ áp xe. Đây là tình trạng cực kỳ nguy hiểm, cần điều trị càng sớm càng tốt.
Ung thư
Ung thư xương là khái niệm dùng để chỉ sự tăng trưởng, phát triển bất thường của một trong 3 loại tế bào: tế bào sụn, tế bào xương và tế bào liên kết của mô xương. Bệnh có thể biểu hiện ở bất cứ xương nào, bao gồm của xương đùi. Tế bào ung thư có thể xuất phát từ chính các xương, hoặc di căn từ các bộ phận khác của cơ thể. Trong đó, tỉ lệ ung thư xương di căn thường phổ biến hơn ung thư xương thông thường.
Bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu còn gọi là ung thư máu (hay bệnh máu trắng). Đây là tình trạng ung thư diễn ra ở các tế bào tủy xương, nơi chịu trách nhiệm sản xuất máu và các tế bào xương của cơ thể. Khi bị bệnh bạch cầu, người bệnh sẽ thường xuyên phải đối mặt với các cơn đau nhức ở xương, đặc biệt là xương đùi.
Như vậy, bạn đọc đã biết được xương nào là xương dài nhất trong cơ thể người. Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản nhất về xương đùi và những bệnh lý liên quan. Hi vọng độc giả đã có thêm những kiến thức bổ ích về sức khỏe. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!