Xương hàm dưới là bộ phận quan trọng cấu tạo nên xương mặt của mỗi người. Tại xương hàm dưới, con người có thể gặp phải nhiều vấn đề khác nhau cả về mặt thẩm mỹ và sức khỏe. Để hiểu hơn về xương hàm dưới, hãy cùng tìm hiểu những thông tin quan trọng ngay trong bài viết dưới đây.
Xương hàm dưới là gì?
Trong giải phẫu, khối xương mặt gồm có các xương: xương hàm trên, xương khẩu cái, xương gò má, xương hàm dưới… Trong đó, xương hàm dưới là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong số các xương mặt. Xương hàm dưới có hình dạng giống móng ngựa, thuộc loại xương đơn với hai ngành hàm. Đây là loại xương thấp, cũng là bộ phận xương linh hoạt và khỏe mạnh nhất trên mặt.
Xương hàm dưới là nơi kết nối với các dây chằng, là nơi tạo ra chuyển động để chúng ta có thể thực hiện hoạt động nhau được. Đây cũng là xương duy nhất ở hộp sọ của con người có khả năng di chuyển linh hoạt. Chúng được nối liền với thái dương thông qua khớp thái dương hàm.
Cấu tạo chức năng xương hàm dưới
Xương hàm dưới được kết cấu gồm một vài thành phần cơ bản như: phần thân xương, phần nhánh xương hàm, các lỗ thần kinh, dây thần kinh, các cơ…
Phần xương
Phần thân xương hàm dưới có hình dạng móng ngựa uốn cong. Bề mặt xương hàm dưới có khớp bán động để phân chia và bao bọc hai bên hàm. Các nhánh xương kết nối với phần thân theo góc vuông, tạo ra hàm.
Lỗ hàm dưới
Xương hàm dưới có tổng 2 lỗ, đây là vị trí mà các thần kinh và các mạch máu thông qua để kết nối với hàm dưới. Lỗ hàm thường nằm ở mặt phía sau xương hàm dưới, nằm giữa ngành hàm hay nằm phía trên cùng của góc hàm. Vị trí của lỗ hàm sẽ có sự thay đổi trong quá trình phát triển của con người kể từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành.
Dây thần kinh
Dây thần kinh thông qua lỗ hàm để thông tới hàm dưới. Nhờ có dây thần kinh này, vùng răng dưới có thể cảm nhận được cảm giác, hoạt động được theo ý muốn của con người. Ngoài ra, dây thần kinh ở vùng này cũng được chia làm hai nhánh tạo cảm giác cho môi dưới.
Các vấn đề thường gặp ở xương hàm dưới
Trong hệ xương răng miệng thường dễ gặp phải rất nhiều bệnh lý khác nhau mà không phải ai cũng hiểu rõ. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp phải ở xương hàm dưới nhất.
Gãy xương hàm dưới
Gãy xương hàm dưới là hiện tượng xương hàm dưới bị gãy một phần, một đường hay toàn bộ sau khi gặp chấn thương. Người bị thương có thể bị trật khớp cắn, bị viêm sưng, thoái hóa… Dấu hiệu nhận biết gãy xương hàm dưới thường là xương hàm có sự biến dạng, mất hoặc lệch hàm. Ngoài ra, người bệnh còn bị chảy máu, sưng đỏ, phù nề, tụ máu… Tại chính vùng xương hàm dưới bị nứt gãy này.
Lồi xương hàm dưới
Torus hay hiện tượng lồi xương hàm dưới chắc chắn không còn xa lạ với nhiều người. Tình trạng này xuất hiện khi ở hàm của chúng ta xuất hiện cục u lồi và cứng. Về cơ bản, lồi xương hàm dưới không quá nguy hiểm. Rất nhiều người ở độ tuổi sau 30 thường xuyên mắc phải tình trạng này, đặc biệt là ở nam giới. Tuy nhiên nếu u lồi quá lớn, có xu hướng tăng kích thước theo thời gian thì người bệnh cần đến khám và điều trị kịp thời.
Vẩu xương hàm dưới
Vẩu xương hàm dưới được coi là một loại rối loạn cấu trúc về răng hàm. Được thể hiện rõ nét bởi hình ảnh các răng hàm dưới có sự lệch lạc, không ăn khớp với hàm trên, bị đưa ra phía trước nhiều hơn. Vẩu xương hàm dưới thông thường có tính di truyền và điều trị khá phức tạp. Hiện nay, người bị vẩu xương hàm dưới có thể áp dụng các biện pháp chỉnh hình, chỉnh hàm và răng, phẫu thuật… để có thể khắc phục hàm. Trong quá trình điều trị, cần có sự chỉ dẫn và theo dõi sát sao của các chuyên gia y tế.
Viêm tủy xương hàm dưới
Hiện nay, viêm xương xương hàm nói chung và viêm tủy xương hàm dưới nói riêng xuất hiện rất phổ biến. Căn bệnh xảy ra khi tủy xương bị nhiễm khuẩn, chấn thương hoặc do răng khôn mọc lệch. Đôi khi cũng có thể do vi khuẩn từ các ổ khuẩn khác xâm nhập. So với xương hàm trên, xương hàm dưới dễ bị viêm nhiễm hơn do vỏ xương dày và cấu tạo đặc trưng khác biệt. Viêm tủy xương hàm dưới cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, nếu không có thể gây ra những biến chứng hết sức nghiêm trọng.
Cách tăng cường sức khỏe hàm dưới
Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Để đảm bảo sức khỏe cho chính mình, người bệnh cần có các biện pháp chủ động tăng cường sức khỏe hàm dưới.
Luôn vệ sinh răng miệng: Vệ sinh răng miệng là điều không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Vệ sinh sạch sẽ sẽ giúp bạn tránh được các vấn đề về viêm nhiễm hàm, viêm tủy răng… Hãy đánh răng đều đặn ít nhất 2 lần/ngày. Nên sử dụng các loại bàn chải có lông mềm mại và thường xuyên thay bàn chải mới. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp dùng nước súc miệng, chỉ nha khoa…
Tránh căng thẳng, mệt mỏi: Sức khỏe xương khớp luôn có sự liên quan mật thiết với sức khỏe tổng thể của cơ thể. Hãy làm việc có chừng mực, tránh căng thẳng mỏi mệt quá độ. Dành thời gian thư giãn bằng các hoạt động nhẹ nhàng, tích cực tập luyện thể dục thể thao…
Tránh đồ ăn quá dai, nhiều chất béo: Những loại thực phẩm quá nhiều chất béo dễ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm răng và hàm. Bên cạnh đó, việc nhai thức ăn quá dai cũng có thể tạo áp lực lớn đối với khớp hàm dưới. Chính vì thế chúng ta nên chủ động hạn chế các loại đồ ăn này.
Khám răng miệng thường xuyên: Cuối cùng, đừng quên đến khám răng định kỳ tại các cơ sở y tế để đảm bảo sức khỏe răng hàm mặt. Việc khám định kỳ sẽ giúp bạn chủ động trong việc bảo vệ răng miệng, biết cách vệ sinh phù hợp và phát hiện các căn bệnh nguy hiểm kịp thời.
Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin quan trọng về xương hàm dưới. Nếu có bất cứ thắc mắc nào khác, độc giả có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để nhận được câu trả lời chi tiết nhất. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!