Xương đùi là đốt xương dài và lớn nhất trên cơ thể con người. Một khi đốt xương này gặp phải vấn đề, khả năng chuyển động của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. Bạn đọc hãy cùng với bài đọc sau đây tìm hiểu một số thông tin hữu ích xoay xung quanh chủ đề nói trên nhé!
Xương đùi có cấu tạo thế nào?
Xương đùi (tên tiếng Anh: Femur/thigh bone) là phần xương trên của chi dưới, bắt đầu từ hông cho đến đầu gối. Xương đùi có kết cấu vững chắc, là xương dài và lớn nhất trên cơ thể con người. Theo các nhà khoa học, đoạn xương này có thể chịu được lực nén lên đến 1800 – 2500 pounds.
Cấu tạo của xương đùi gồm có các bộ phận sau:
- Đầu gần: Đây là mỏm xương trên, được gắn với xương chày để tạo thành khớp háng. Bộ phận này gồm có nhiều thành phần nhỏ khác nhau, đó là: Đầu xương đùi, cổ xương đùi, đốt chuyển lớn, hố đốt chuyển, đốt chuyển nhỏ, mấu chuyển trước và đường gian mấu chuyển.
- Thân xương đùi: Đây là bộ phận dài nhất của xương đùi, bao gồm các thành phần cấu thành như: Gờ bên, gờ giữa, mào lược, mấu lồi cơ mông và mặt ngoài vùng khoeo.
- Đầu xa: Đây là mỏm xương được nối với xương bánh chè và tạo thành khớp gối. Bộ phận này của xương đùi gồm có các điểm mốc sau: Lồi cầu trong/ngoài xương đùi, hố gian lồi cầu và mặt ngoài xương bánh chè.
Bao bọc lấy xương đùi là các cơ bắp, gân khoeo và dây chằng. Những bộ phận này phối hợp cùng nhau để giúp phần chi dưới có thể chuyển động linh hoạt và dễ dàng hơn. Nguồn cung cấp máu cho xương đùi là động mạch đùi.
Chức năng của xương đùi
Xương đùi được coi là trục đỡ chính cho chân, vì vậy nó đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể. Cụ thể như sau:
- Nâng đỡ phần thân trên, đảm bảo sự cân bằng và vững chãi cho cơ thể.
- Phối hợp cùng với các cơ bắp, dây chằng và khớp háng, khớp đầu gối. Nhờ vậy mà con người có thể thực hiện các tư thế đứng, ngồi, đi bộ hay chạy bộ một cách dễ dàng.
- Khoảng tủy xương của xương đùi có chứa tủy đỏ, làm nhiệm vụ sản xuất hồng cầu cũng như lưu trữ mỡ dưới mô da, đảm bảo cơ thể luôn được khỏe mạnh và dẻo dai.
- Xương đùi cũng là nơi có nhiều dây chằng và cơ quan trọng của cơ thể chạy qua. Điều này góp phần lớn vào việc quyết định các chuyển động của chi dưới có nhịp nhàng và linh hoạt hay không.
Vấn đề sức khỏe thường gặp ở xương đùi
Xương đùi có thể gặp phải một số tình trạng bệnh lý khác nhau. Cụ thể bao gồm:
Gãy xương đùi
Đây là một chấn thương có tính nghiêm trọng lớn nhất đối với xương đùi. Thông thường, tình trạng này chỉ xảy ra khi có va chạm mạnh, ví dụ như tai nạn giao thông. Bên cạnh đó, người cao tuổi có nguy cơ bị gãy xương đùi cao hơn do quá trình lão hóa xảy ra khiến xương trở nên giòn và yếu hơn.
Như đã nói ở trên, xương đùi có các cơ, dây chằng và mạch máu quan trọng. Vì vậy, để việc gãy xương không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, người bệnh cần có biện pháp xử lý nhanh chóng và hiệu quả.
Người bị gãy, tổn thương xương đùi thường có các triệu chứng sau:
- Cơn đau nhức dữ dội ở vị trí ống xương bị nứt, gãy.
- Chân cong vẹo hoặc ngắn lại một cách bất thường.
- Không thể di chuyển hay thực hiện một số các động tác cần dùng đến đùi.
Theo đánh giá của các chuyên gia, tình trạng gãy xương đùi có thể mất đến hơn nửa năm để có thể hồi phục. Sau chấn thương, sức khỏe của xương đùi cũng khó có thể trở lại toàn vẹn như ban đầu.
Thoái hóa xương khớp
Tình trạng thoái hóa xương khớp có thể xảy ra ở bất kỳ đốt xương nào và xương đùi cũng không ngoại lệ. Vấn đề này liên quan đến quá trình lão hóa, khi cơ thể bắt đầu già đi và các bộ phận không còn giữ được cấu trúc, chức năng như ban đầu.
Người bệnh thoái hóa xương đùi, khớp háng có thể gặp phải một số triệu chứng như:
- Đau nhức quanh vùng hông, bẹn.
- Khả năng vận động bị giảm sút, thường xuyên cảm thấy đau nhức ở vùng hông hoặc đùi.
- Mỗi khi thực hiện động tác nâng đùi hoặc chân lên thì có thể nghe thấy tiếng lạo xạo khó chịu.
Tình trạng này không có liệu pháp điều trị triệt để. Người bệnh chỉ có thể sử dụng các loại thuốc uống, thuốc tiêm, bài tập vật lý trị liệu để duy trì cũng như hạn chế thoái hóa phát triển quá nhanh.
Các vấn đề bệnh lý khác
Bên cạnh hai tình trạng thường gặp là gãy xương và thoái hóa xương khớp, xương đùi cũng có thể gặp phải một số bệnh lý khác như:
- Trật khớp xương đùi: Ở hai đầu của xương đùi đều có hai khớp lớn là khớp háng và khớp đầu gối. Nếu một trong hai khớp xương này bị trật, người bệnh có thể cảm thấy đau nhức âm ỉ vùng đùi. Tình trạng này thường do chấn thương thể thao, ngã, tai nạn xe cộ,… gây ra.
- Viêm bao hoạt dịch: Tại khớp háng và khớp gối đều có một bao hoạt dịch làm nhiệm vụ bôi trơn, giúp chuyển động của cơ thể linh hoạt hơn. Nếu vì một tác nhân nào đó khiến bao hoạt dịch bị viêm, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như sưng tấy, đau đùi, đi lại khó khăn,…
Phòng tránh các bệnh lý ở xương đùi
Để phòng tránh hiệu quả các bệnh lý có thể gặp ở xương đùi, mọi người cần chú ý đến các vấn đề sau đây:
- Ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tăng cường thêm các thực phẩm tốt cho sức khỏe xương khớp như sữa, các chế phẩm từ sữa, đậu nành, trứng gà, rau bina, mâm xôi, nam việt quất, cá nhỏ, ngũ cốc nguyên hạt,…
- Tích cực tham gia các hoạt động thể dục thể thao ngoài trời như bóng đá, chạy bộ, đi bộ, đạp xe,… Tuy nhiên, nên sử dụng đầy đủ các thiết bị bảo hộ để tránh chấn thương hay các tình huống va chạm có thể xảy ra.
- Đảm bảo chỉ số trọng lượng cơ thể luôn duy trì ở mức ổn định. Thừa cân, béo phì đều là những tác nhân xấu ảnh hưởng không tốt đến xương đùi.
- Không hút thuốc lá, sử dụng các chất gây nghiện và uống nhiều đồ có cồn.
Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn đọc những góc nhìn mới liên quan đến chủ đề “Xương đùi”. Để bảo vệ tốt cho sức khỏe của bản thân và người trong gia đình, bạn nên tích cực bổ sung thêm các kiến thức mới hữu ích cũng như áp dụng một cách hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày.