Xương cụt được biết đến là một trong những cấu trúc xương rất đặc biệt của cơ thể, có khả năng tạo sự ổn định và trạng thái cân bằng trong tư thế ngồi. Vậy xương cụt là gì?, chức năng của xương cụt ra sao?, hãy cùng khám phá ở bài viết ngay sau đây.
Xương cụt là gì?
Xương cụt chính là một mảnh xương nhỏ được tạo thành từ 3-5 đốt sống cuối cùng của cột sống, có hình dáng tam giác nhỏ. Với vị trí tại phần cuối của cột sống, xương cụt liên kết với các khớp xương khác bằng khớp bán động, chính vì thế nên xương cụt không phải di chuyển hay vận động quá nhiều.
Cấu tạo của xương cụt là hình tam giác ngược với phần đỉnh mở rộng, thu dần về phía đáy. Hình dạng của phần xương cụt có thể được thay đổi và khác nhau giữa các giới tính, ví dụ như ở phụ nữ, phần xương cụt thường cong hơn để tạo không gian lớn cho khoang chậu hỗ trợ cho quá trình sinh sản sau này.
Chức năng của xương cụt trong cơ thể
Theo các nghiên cứu khoa học, xương cục có chứa rất nhiều các bó gân, dây chằng cùng các khớp cơ của cơ thể, mang đến nhiều chức năng quan trọng cho cơ thể như:
- Hỗ trợ cơ thể trong tư thế ngồi, giúp phân bố các phần trọng lượng của cơ thể tại hai vùng là vùng xương hông và xương cùng. Điều này tạo nên trạng thái thư giãn, cân bằng và ổn định khi ngồi.
- Điểm kết nối giữa các vùng cơ sàn chậu, giúp hỗ trợ hậu môn và các hoạt động âm đạo của phụ nữ, đặc biệt là tạo nên sự linh hoạt trong quá trình di chuyển.
Trong nhiều trường hợp, xương cụt có thể bị cắt bỏ do bị chấn thương hoặc mắc các triệu chứng bệnh lý. Người bệnh bị cắt xương cục không bị ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.
Các yếu tố ảnh hưởng đến xương cụt
Xương cụt cũng rất dễ bị tác động nếu như gặp phải các chấn thương đáng tiếc, gây nên tình trạng đau đớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Hãy cùng chúng tôi khám phá những yếu tố có thể ảnh hưởng đến xương cụt mà các bạn nên chú ý theo dõi để không gây nên những triệu chứng bệnh lý đáng tiếc.
- Té ngã hoặc lao động quá sức: Các chấn thương liên quan có thể khiến người bệnh bị bầm tím, gây nên các cơn đau nhức, thậm chí là trật khớp xương hoặc gãy xương,..
- Sinh con: Đối với phụ nữ, quá trình sinh con gây ra rất nhiều đau đớn và ảnh hưởng trực tiếp đến xương cụ, gây áp lực và chấn thương đĩa đệm, dây chằng,… khi em bé ngày càng phát triển.
- Béo phì: Khi cơ thể bị béo phì sẽ làm tăng trọng lượng lên các khu vực khớp xương, trong đó có xương cụt, gia tăng các chấn thương.
- Nhiễm trùng: Trong một số trường hợp, khi người bệnh mắc các bệnh lý nền như viêm nhiễm, nhiễm trùng, áp xe,.. thì sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến xương cụt, xuất hiện nhiều cơn đau.
- Các bệnh lý nền về xương khớp như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm,.. cũng sẽ khiến xương cụt bị đau nhức, khó chịu.
- Căng thẳng kéo dài: Căng thẳng cũng là một trong số những yếu tố làm tăng nguy cơ các bệnh lý tại xương cụt, gây nên các cơn đau hoặc tình trạng viêm nhiễm, mất kiểm soát,.. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình vận động của các khớp xương.
Nếu như các bạn phát hiện ra các triệu chứng bất bình thường tại phần xương cụt, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh gây nên những biến chứng phức tạp đến sức khỏe của chính mình.
Cách điều trị các triệu chứng bệnh lý tại xương cụt
Để có thể điều trị các triệu chứng bệnh lý tại khu vực xương cụt, các bạn có thể áp dụng một số biện pháp cơ bản như sau.
Điều trị bảo tồn
Điều trị bảo tồn chỉ được áp dụng ở những trường hợp bệnh nhẹ, khi người bệnh mới xuất hiện các cơn đau tại vùng xương cụt do các chấn thương nhẹ hoặc do vận động, lao động quá sức. Ở phương pháp này, các bạn có thể sử dụng các loại ghế, đệm để hỗ trợ giảm áp lực lên khu vực vùng xương cụt, tạo nên trạng thái thoải mái, thư giãn tối đa.
Cùng với đó kết hợp các bài tập vật lý trị liệu để tăng khả năng vận động, hỗ trợ tạo cơ để tăng khả năng chịu đựng ở các mô khu vực xung quanh. Tuy nhiên, các bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc các chuyên gia trước khi thực hiện để tránh gây nên các biến chứng phức tạp cho cơ thể.
Phẫu thuật
Trong một số trường hợp bị chấn thương nặng, các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để cắt bỏ xương cụt. Theo thống kê, phẫu thuật khá an toàn, không ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt của người bệnh, nhanh hồi phục. Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần có kế hoạch chăm sóc, điều trị và sinh hoạt phù hợp, thường xuyên kiểm tra, thăm khám định kỳ để kịp thời phát hiện các biến chứng không mong muốn.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa các triệu chứng bệnh lý về xương cụt, các bạn cần có cho mình thói quen sinh hoạt lành mạnh, hạn chế sử dụng các chất kích thích có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu, bia, ma túy,.. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ưu tiên bổ sung các khoáng chất như canxi, photpho, protein, chất xơ, vitamin đến từ rau xanh, trái cây,..
Ngoài ra cần kết hợp thêm các bài tập với cường độ nhẹ, phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh lý của mình như yoga, aerobic, đạp xe, đi bộ, bơi lội,… Các bạn cần lưu ý tập luyện nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh vì có thể gây ra những chấn thương không đáng có đến sức khỏe của chính mình.
Hy vọng qua những thông tin trên, các bạn đã hiểu rõ hơn về xương cụt và những chức năng quan trọng đối với cơ thể con người. Hãy rèn luyện cho mình chế độ dinh dưỡng hợp lý để luôn luôn khỏe mạnh và phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm đến cơ thể.