Bệnh xơ bì cứng thuộc trong TOP những căn bệnh rất hiếm gặp nhưng nó tác động đến toàn bộ các chức năng liên kết của cơ thể. Gây ra những khô cứng và đồng thời phá hủy hết các mô dưới da. Vậy xơ cứng bì là gì? Dấu hiệu nhận biết và nguyên nhân ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!
Xơ cứng bì là gì?
Xơ bì cứng được xếp vào nhóm bệnh tự miễn với tên khoa học chính là Scleroderma. Biểu hiện đặc trưng bởi tính lắng đọng và tăng sinh những chất keo ở dưới da, thành các mạch máu hay những cơ quan khác như hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, ống tim mạch, đường tiết niệu. Hậu quả là gây ra lắng đọng dày cứng ở da, suy giảm và tổn thương cả chức năng nội tạng.
Hiện nay có 02 dạng xơ cứng phổ biến là xơ cứng bì dạng cục bộ và hệ thống. Cụ thể:
- Xơ cứng bì dạng cục bộ: Chỉ ảnh hướng đến 1 phần của cơ thể, đặc biệt là ở tế bào da và hoàn toàn không gây hại đến cơ quan xung quanh. Phần lớn những trường hợp này nhẹ thì bệnh sẽ tự động khỏi, còn nếu nặng hơn nó sẽ phá hủy da.
- Xơ cứng bì dạng hệ thống sẽ tác động đến cơ thể, bao gồm mạch máu, phần da, mô bên dưới da cùng những cơ quan nội tạng khác.
Dấu hiệu nhận biết xơ bì cứng
Dù là một căn bệnh khá hiếm gặp nhưng một khi gặp rồi thì lại gây ảnh hưởng rất nặng nề cho sức khỏe người bệnh. Chính vì thế bạn cần nắm rõ được các cách nhận biết để từ đó có phương án chữa trị sao cho an toàn, hiệu quả nhất. Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu để nhận biết tình trạng này, bao gồm:
- Đầu chi xuất hiện những rối loạn vận mạch do ảnh hưởng của lạnh
- Khi lạnh thì các ngón chân và ngón tay thường cảm thấy bị tím tái, ê buốt, mất cảm giác
- Da tay hay bị chuyển màu sắc, khi thì bị tím, khi thì trắng bệch rồi sau đó 1 lúc lại chuyển về trạng thái ban đầu
- Để càng lâu thì da càng ngày càng tím, lạnh và mất cảm giác. Từ đó phần da ở đầu các ngón tay xuất hiện sự khô cứng, cảm giác giống như đang bị teo lại, cầm nắm và duỗi khó khăn. Nặng hơn thì bị hoại tử khô
- Móng bị khô, có khía và dễ gãy
Bên cạnh đó còn có một số dấu hiệu cho thấy bệnh đã chuyển nặng như:
- Ngón tay nhọn, cơ quắp lại giống móng chim, thậm chí còn không duỗi thẳng ra được
- Da mặt bị mất đi độ đàn hồi vốn có mà dần căng bóng, không xuất hiện nếp nhăn
- Khuôn mặt nhìn thô cứng, mất biểu cảm, cảm xúc
- Khó mở miệng, giọng nói bị ngọng nghịu
- Xuất hiện một vài vùng bị mất sắc tố ở trên da
- Ngoài ra còn xuất hiện triệu chứng chán ăn, mệt mỏi, các khớp bị đau và bị biến dạng
Nguyên nhân gây bệnh xơ bì cứng
Cho đến nay, các nhà khoa học cũng chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra căn bệnh xơ bì cứng. Nhưng họ khẳng định rằng đây không phải một bệnh được di truyền từ bố mẹ sang đến con cái. Một vài tác nhân chính làm gia tăng thêm nguy cơ bị bệnh xơ bì cứng đó là:
- Do di truyền học: Có những trường hợp gặp biến thể gen, từ đó hình thành xơ bì cứng. Nguyên nhân này cũng có thể lý giải rằng trong gia đình có người mắc bệnh này thì nguy cơ con cái của họ cũng mắc là rất cao.
- Xuất hiện những tự kháng nhân kháng thể: Đó là kháng thể SCL – 70 hay Anticentromere Antibody hay cả kháng thể kháng nhân DNA.
- Do gen bị đột biến: Bệnh thường gặp với những biến thể gen dạng nhất định. Trong đó có gen đột biến HLA sẽ chiếm phần đa những trường hợp gặp.
- Do môi trường: Theo thống kê từ các nghiên cứu cho thấy nếu thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm thì một vài loại virus, nhất là Borrelia hay các những hóa chất có hại sẽ làm cho hệ thống miễn dịch bị rối loạn. Điều này làm cho việc sản sinh Protein Collagen tăng cao.
- Do dùng thuốc: Với một vài loại thuốc khác nhau, khi sử dụng có thể khiến người bệnh bị rối loạn hay kích thích bất thường khác trong cơ thể.
- Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác có thể kể đến như giới tính, độ tuổi hay người đang mắc những căn bệnh tự miễn như lupus ban đỏ, hội chứng Sjogren hay viêm khớp dạng thấp,…
Phương pháp chữa trị bệnh xơ bì cứng
Hiện nay gần như không có một phương pháp nào thể chữa trị tận gốc chứng bệnh xơ bì cứng. Do vậy bệnh nhân thường chỉ bác sĩ áp dụng những phương pháp để giúp kiểm soát dấu hiệu cũng như ngăn cản các đợt bệnh tiến triển thêm và hạn chế những sự tổn thương nghiêm trọng.
- Với cách chữa trị không cần dùng thuốc
Trường hợp này các bệnh nhân sẽ được chỉ dẫn cách chữa trị dựa vào các biện pháp chủ yêu là thông qua chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, lành mạnh, thường xuyên dưỡng ẩm và xoa bóp cho da, kiểm soát thực quản bị trào ngược và tập các bài tập trị liệu.
- Dùng thuốc để chữa trị bệnh xơ bì cứng
Dựa vào những tổn thương do bệnh gây ra cũng như mức độ bệnh nghiêm trọng như thế nào thì các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn một số loại thuốc như: thuốc để ức chế Histamin H1, ức chế bơm proton, chẹn kênh calci, ức chế miễn dịch, giảm đau, chống viêm không có steroid.
- Lọc huyết tương
Bên cạnh việc dùng thuốc hay áp dụng những biện pháp chăm sóc như bác sĩ đã chỉ định thì người bệnh có thể chọn cách lọc huyết tương. Tuy nhiên phương pháp này chỉ nên áp dụng với các trường hợp bệnh nặng mà thôi.
- Điều trị ngoại khoa
Thêm một cách chữa trị nữa cho người bị xơ cứng bị nặng mà không kiểm soát được bằng thuốc hay không muốn dùng cách lọc huyết tương thì có thể xem xét phẫu thuật loại bỏ những chi đang hoạt tử. Bên cạnh đó thì người bệnh có thể thực hiện phẫu thuật để ghép nội tạng nếu như bộ phận đó tổn thương nặng nề, không thể cứu vãn được nữa.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về xơ cứng bì mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Mong rằng bài viết đã cung cấp đến bạn những chia sẻ hữu ích nhất, thỏa mãn những điều đang tìm kiếm để từ đó lựa chọn được cho mình phương pháp chữa trị phù hợp, xây dựng kế hoạch phòng ngừa hiệu quả. Xin chân thành cảm ơn!