Viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp là căn bệnh thường xảy ra ở những trẻ dưới độ tuổi 16. Những triệu chứng của bệnh thường khá nặng và có thể khiến cho trẻ bị tử vong. Cùng tìm hiểu đặc điểm của bệnh lý này thông qua phần dưới của bài viết sau.
Viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp RF (+) và RF (-) là gì?
Viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp RF(+) và RF(-) chính là một dạng viêm khớp mãn tính. Bệnh lý thường gây ra triệu chứng sưng đau và cứng khớp. Đặc biệt, các triệu chứng của bệnh có thể kéo dài trong vòng nhiều năm hoặc chỉ trong một vài tháng.
Viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp RF(+) và RF(-) được phân chia thành các loại như sau:
- Thể ít khớp: Trong 6 tháng đầu, dạng viêm khớp này sẽ gây sự tổn thương từ 1 đến 4 khớp. Nếu sau 6 tháng có có gây tổn thương đến 4 khớp thì được gọi là thể ít khớp tiến triển. Nếu như sự tổn thương diễn ra ít hơn tại 4 khớp thì được gọi là thể ít khớp cố định.
- Thể toàn thân: Với dạng viêm khớp này, trẻ sẽ bị phát ban vào ban đêm và sốt cao. Ngoài ra, trẻ có thể bị viêm nội tạng, lá lách và gan.
- Thể đa khớp RF (+) và RF (-): Loại viêm khớp này sẽ gây sự tác động đối với 5 khớp trở lên trong khoảng thời gian 6 tháng đầu.
- Viêm khớp vảy nến: Với dạng viêm khớp vẩy nến, trẻ có thể vừa bị vẩy nến và viêm khớp.
Dấu hiệu nhận biết viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp
Thông thường, khi bị viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp, ở trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
- Đau khớp: Viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp ở trẻ dưới 1 tuổi được thể hiện thông qua dáng đi khập khiễng, nhất là buổi sáng sau khi thức dậy sau khi ngủ trưa.
- Sưng khớp: Tình trạng sưng khớp thường xảy ra tại các khớp lớn, điển hình là khớp gối.
- Cứng khớp: Hiện tượng cứng khớp xảy ra khi trẻ vừa mới ngủ dậy. Khi bị cứng khớp, trẻ sẽ trở nên vụng về hơn trong các hoạt động hàng ngày.
- Sưng hạch bạch tuyết, phát ban và sốt cao: Triệu chứng sưng các hạch bạch tuyết, sốt cao, phát ban toàn thân ở trẻ thường xảy ra chủ yếu vào buổi tối.
Nguyên nhân gây viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp
Hiện tại chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân dẫn đến viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp. Bệnh thường xảy ra khi cơ thể tấn công các mô và tế bào khỏe mạnh ở trong cơ thể.
Viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp xảy ra là do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm nguyên nhân từ môi trường và di truyền. Đặc biệt nhất là do tác động của sự nhiễm trùng vi khuẩn và sự rối loạn của hệ thống miễn dịch ở cơ thể.
Viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp có nguy hiểm không?
Ở đa số các trường hợp, viêm khớp tự phát thường không gây ra bất cứ mối nguy hiểm nào đối với cơ thể. Mặc dù vậy, trong một số trường hợp nhất định, trẻ sẽ bị đau mãn tính và tổn thương các khớp.
Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra những triệu chứng khác như:
- Gây ra các vấn đề về mắt: Viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp sẽ dẫn đến một số vấn đề về mắt. Điển hình như bệnh nhân sẽ bị tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, nghiêm trọng nhất là mù lòa…
- Những vấn đề liên quan đến tăng trưởng: Viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp sẽ gây ra sự cản trở đến sự tăng trưởng và phát triển xương ở trẻ. Ngoài ra, liệu pháp điều trị viêm khớp bằng corticoid cũng sẽ gây ức chế đối với sự phát triển của trẻ.
Bên cạnh đó, tình trạng viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp sẽ gây ra một số biến chứng khác như:
- Tay chân phát triển không đều nhau.
- Thiếu máu.
- Khớp bị tổn thương.
- Xuất hiện cơn đau mãn tính.
- Hình thành các gai xương.
- Thị lực bị ảnh hưởng, tầm nhìn bị thay đổi.
- Xung quanh tim bị sưng tấy, viêm ngoài màng tim.
Chẩn đoán viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp
Chẩn đoán lâm sàng
Viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp RF (-):
- Dịch tễ: Bệnh thường xảy ra ở những bé gái trong độ tuổi từ 1 đến 3. Theo đó, tỷ lệ bị bệnh ở bé gái thường cao gấp 3 lần so với bé trai.
- Dấu hiệu lâm sàng: Các dấu hiệu thường tiến triển chậm rãi và gây ảnh hưởng đến các khớp nhỏ.
- Cận lâm sàng: Thiếu máu nhẹ, phản ứng viêm tăng, kháng thể kháng nhân tăng đến 40%.
Viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa cấp RF (+):
- Dịch tễ: Thường xảy ra ở bé gái ở độ tuổi dậy thì.
- Dấu hiệu lâm sàng: Trẻ nhỏ bị sốt nhẹ.
- Cận lâm sàng: Kháng thể kháng nhân tăng, phản ứng viêm tăng, thiếu máu, yếu tố dạng thấp RF dương tính (+).
Chẩn đoán phân biệt
- Viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp RF (+) dựa theo tiêu chuẩn của Hội thấp khớp học thế giới năm 2001.
Viêm đa khớp: Là tình trạng tổn thương từ 5 khớp trở lên trong thời điểm 6 tháng đầu ngay từ khi phát bệnh.
Yếu tố dạng thấp RF (+): Có ít nhất 2 mẫu dương tính trong 3 tháng và 6 tháng đầu.
Độ tuổi: Bệnh thường khởi phát ở trẻ dưới 16 tuổi.
Thời gian viêm khớp: Thấp nhất là 6 tuần.
- Chẩn đoán viêm khớp thiếu niên tự phát đa khớp RF (-) theo tiêu chuẩn ILAR:
Viêm đa khớp: Khớp bị tổn thương từ 5 khớp trở lên trong 6 tháng với yếu tố dạng thấp RF (-).
Dạng viêm khớp này được chia làm 3 nhóm:
- Viêm đa khớp ANA (+).
- Viêm bao hoạt dịch khô.
- Viêm màng hoạt dịch đối xứng, tăng sinh.
Chẩn đoán phân biệt
Bệnh nhân cần phải thực hiện chẩn đoán viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp với những vấn đề viêm đa khớp khác. Đồng thời, người bệnh còn phải loại bỏ các bệnh về nhiễm trùng cũng như bệnh mô liên kết khác, chứng loạn sản xương, các bệnh lý ác tính, bệnh gây tổn thương ruột do yếu tố thấp.
Điều trị viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp
- Với viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp RF (-)
- Sử dụng nhóm thuốc điều trị cơ bản (DMARDs), điển hình như Sulfasalazine.
- Với trẻ ở tuổi vị thành viên, có thể sử dụng Hydroxychloroquine. sau 6 tháng, bệnh nhân có thể kết hợp sử dụng thêm Methotrexate.
- Sử dụng Corticoid liều thấp, trong đó điển hình nhất là Prednisone.
- Điều trị viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp RF (+)
- Sử dụng thuốc chống viêm không steroid: Tolmetin 30 – 40 mg / kg /24h, Ibuprofen 30 – 50mg / kg /24h, Naproxen 15 – 20 mg / kg / 24h, Aspirin 75 – 100 mg / kg /24h….
- Sử dụng thuốc chứa corticoid: Điển hình như Prednisone, Methylprednisolone…
- Dùng thuốc điều trị cơ bản (DMARDs) khi bệnh đang ở giai đoạn sớm: Phổ biến nhất là thuốc Methotrexate.
- Sử dụng thuốc điều trị cơ bản (DMARDs): Điển hình như Sulfasalazine, Hydroxychloroquine…
- Đối với các trường hợp kháng điều trị: Sử dụng Etanercept, Adalimumab ở dạng tiêm…
- Dùng thuốc ức chế Interleukin 6…
- Sau khi đạt hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc điều trị triệu chứng cơ bản và thuốc chống viêm không steroid.
Theo dõi và quản lý sau điều trị
Để theo dõi được các triệu chứng và đánh giá được tình hình, bệnh nhân bị viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp cần được thực hiện các xét nghiệm cần thiết như:
- Xét nghiệm chức năng của gan, thận và khả năng đông máu vào mỗi tháng, nhất là thời điểm của 3 tháng đầu.
- Xét nghiệm tốc độ máu lắng và tế bào máu ngoại vi.
- Thực hiện điện di protein huyết tương đều đặn vào mỗi tháng sau thời điểm điều trị và sau 3 tháng.
- Sàng lọc viêm gan và lao khi dùng thuốc sinh học.
- Một số xét nghiệm khác: Tủy đồ, chụp X- Quang phổi…
Biện pháp hỗ trợ tại nhà
Để cải thiện các triệu chứng của bệnh, bệnh nhân cần thực hiện các biện pháp sau:
- Tăng cường tập luyện thể dục một cách thường xuyên, điển hình như bơi lội, đi bộ…để tăng sự linh hoạt cho các khớp.
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cung cấp đầy đủ lượng calo cần thiết cho cơ thể.
- Thực hiện vật lý trị liệu nhằm phục hồi lại chức năng của các khớp bị tổn thương.
Để tránh những ảnh hưởng và tác động xấu đối với sức khỏe, bệnh nhân bị viêm khớp thiếu niên tự phát thể đa khớp cần phải có kế hoạch điều trị bệnh ngay khi phát hiện những dấu hiệu bệnh lý. Có như vậy thì sức khỏe và khả năng vận động của người bệnh mới được đảm bảo.