Tình trạng viêm khớp quanh vai thể đông cứng thường gây cho người bệnh cảm giác đau đớn và khó chịu. Để có hướng phòng ngừa và điều trị kịp thời, việc nắm rõ những đặc điểm của chứng bệnh này là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
Viêm quanh khớp vai thể đông cứng là gì?
Viêm quanh khớp bả vai thường gây ra sự ảnh hướng nhất định đến các khớp vai và gây ra hiện tượng cứng khớp theo thời gian. Khi gặp phải tình trạng này, phần bao khớp vai sẽ dày hơn và gây ra các mô sẹo, từ đó sẽ khiến cho vai không có đủ không gian để thực hiện các động tác xoay chuyển. Trong trường hợp nếu như bệnh nhân phục hồi sau một tình trạng y tế hoặc áp dụng thủ thuật hạn chế những cử động ở cánh tay, điển hình như đột quỵ.
Triệu chứng viêm quanh khớp vai thể đông cứng
Những dấu hiệu, triệu chứng của viêm khớp quanh vai thể đông cứng thường có sự thay đổi qua các giai đoạn khác nhau.
Ở giai đoạn 1:
- Vai bị đau dữ dội, nhất là mỗi khi người bệnh di chuyển.
- Các cơn đau có thể kéo dài trong suốt 6 đến 9 tháng.
- Phạm vi chuyển động vai bị giới hạn.
Triệu chứng ở giai đoạn 2:
- Tình trạng cứng khớp ngày càng trở nên trầm trọng.
- Vai cử động khó khăn, nhất là khi thực hiện những hoạt động hàng ngày.
- Triệu chứng này có thể kéo dài từ 4 đến 12 tháng.
Triệu chứng ở giai đoạn 3:
- Cơn đau được thuyên giảm.
- Phạm vi của chuyển động được cải thiện.
Nguyên nhân gây viêm quanh khớp vai thể đông cứng
Một số yếu tố gây ra tình trạng viêm quanh khớp vai thể đông cứng đó là:
- Do bệnh nhân mắc phải các bệnh lý như tiểu đường, đột quỵ, cường giáp, suy giáp, bệnh tim, bệnh Parkinson.
- Người bệnh bị chấn thương vai hoặc do vai thực hiện các thủ thuật như quấn, nẹp, băng vai hoặc do xương bị gãy (xương đòn, xương bả vai, xương cánh tay bị gãy…)
- Bệnh thường khởi phát khi người bệnh đang trong quá trình hồi phục sau khi phẫu thuật cắt bỏ vú, đột quỵ… làm cho người bệnh không thể cử động cánh tay.
Chẩn đoán tình trạng viêm quanh khớp vai thể đông cứng
Để chẩn đoán tình trạng viêm quanh khớp bả vai, bác sĩ sẽ có thể thực hiện các bước kiểm tra như kiểm tra phạm vi chuyển động của các cơn đau, theo dõi những cử động ở vai và so sánh cả hai dạng chuyển động để có thể xác định được mức độ đông cứng vai.
Ngoài ra, bác sĩ có thể có thể yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như chụp cộng hưởng từ, siêu âm, chụp X – quang vùng vai.
Cách điều trị viêm quanh khớp vai thể đông cứng
1. Điều trị không phẫu thuật
- Chườm lạnh hoặc chườm nóng: Bạn lấy túi nước đá hoặc khăn ấm để chườm lên vai trong khoảng 15 phút. Duy trì thực hiện mỗi ngày để triệu chứng bệnh được thuyên giảm.
- Sử dụng thuốc giảm đau: Điển hình như ibuprofen, aspirin.
- Tiêm corticosteroid: Thường áp dụng khi các cơn đau không thuyên giảm sau khi đã sử dụng những thuốc giảm đau ở đường uống.
- Xung điện qua da.
- Nắn chỉnh các khớp vai.
- Thực hiện vật lý trị liệu.
- Tiêm nước vào các khớp.
2. Phẫu thuật điều trị
Việc thực hiện phẫu thuật viêm khớp quanh vai thể đông cứng được áp dụng khi những biện pháp bảo tồn không mang đến hiệu quả điều trị cao. Khi đó, phương pháp phẫu thuật sẽ giúp bệnh nhân hạn chế được những rủi ro liên quan.
Phẫu thuật được thực hiện qua phương pháp đó là nội soi vai. Đây thực chất là thủ thuật xâm lấn tối thiểu. Khi ấy, bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi nhỏ được đưa qua vết rạch nhỏ để đi vào vai để điều trị chứng viêm khớp. Thông thường, việc phẫu thuật thường có thời gian để hồi phục nhanh, ít rủi ro và hiếm khi để lại sẹo.
3. Bài tập điều trị
Để cải thiện tình trạng viêm khớp quanh vai thể đông cứng, bệnh nhân có thể thực hiện một số bài tập cơ bản ngay tại nhà.
Bài tập uốn cong khi nằm
- Người bệnh nằm trên bề mặt phẳng, hai chân duỗi thẳng ở trên sàn.
- Bạn thư giãn cả hai cánh tay ở hai phần bên của cơ thể.
- Sau đó, bạn nâng cánh tay bị thương tổn thẳng đứng lên trên không rồi từ từ hạ tay xuống dưới sàn bằng tay không bị đau.
- Tiếp theo, phần cánh tay không đau nắm giữ phần khuỷu tay của cánh tay bên kia để thực hiện các chuyển động ở trên cao.
- Bạn lặp lại động tác cho tới khi cánh tay căng ra.
Bài tập mở rộng khi đứng
- Người bệnh đứng và giữ gậy hoặc thanh dài theo chiều ngang của cơ thể. Sau đó, bạn để cả hai cánh tay sao cho rộng bằng vai. Bạn đặt bàn tay sao cho các mu bàn tay hướng xuống đất.
- Tiếp theo, bạn nâng cánh tay hướng lên trên cho tới khi cảm thấy căng thì dừng lại.
- Bạn giữ trong vòng 5 giây, duy trì thực hiện bài tập khoảng 10 lần trong mỗi ngày.
Phòng ngừa viêm quanh khớp vai thể đông cứng
- Duy trì cân nặng ở mức ổn định bằng cách tập thể dục thường xuyên, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.
- Cần tập thể dục một cách đúng cách, đúng tư thế. Trước khi tập, bạn nên khởi động cơ thể và cần thả lỏng cơ thể sau khi hoạt động thể chất. Nếu như bắt đầu tập luyện môn thể thao mới, bệnh nhân nên bắt đầu từ cấp độ thấp nhất. Sau đó, bạn hãy tăng cường cường độ tập luyện.
- Khi ngồi, bạn luôn giữ cột sống ở tư thế thẳng. Bạn nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, đồng thời cần phải kéo căng cơ thể để các khớp không phải gánh chịu những áp lực. Nếu như bạn sử dụng máy tính để làm việc, bạn cần đảm bảo khoảng cách để không gây ảnh hưởng đến cổ và vai.
Những thông tin liên quan đến viêm khớp quanh vai thể đông cứng đã được chúng tôi đề cập chi tiết qua bài viết. Nếu còn bất cứ vấn đề gì còn thắc mắc, bạn đọc hãy liên hệ với chúng tôi.