Viêm khớp gối là một trong số những bệnh lý liên quan đến xương khớp. Bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng vận động và làm tăng nguy cơ bị teo cơ, yếu cơ. Cùng tìm hiểu những đặc điểm của viêm khớp gối để có được hướng chữa bệnh một cách tốt nhất.
Viêm khớp gối là gì?
Viêm khớp gối chính là tình trạng lớp xương sụn ở trong khớp gối bị tổn thương và bào mòn. Khi ấy, sụn sẽ bị khô ráp và xù xì. Những đầu xương sẽ cọ xát và gây cho người bệnh cảm giác đau nhức. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng vận động và sinh hoạt hàng ngày. Viêm khớp gối thường xảy ra phổ biến hơn cả ở người lớn và có tỷ lệ ít hơn ở trẻ em.
Các loại viêm khớp gối
Theo ý kiến của các chuyên gia, bệnh viêm khớp được chia làm 100 loại khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là:
- Thoái hóa khớp: Thoái hóa khớp chính là tình trạng phần xương sụn có trong khớp bị mài mòn. Khi ấy, các đầu xương sẽ bị lộ ra bên ngoài và thường va vào nhau mỗi khi di chuyển.
- Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp thường xảy ra khi hệ thống miễn dịch ở cơ thể bị rối loạn. Viêm khớp dạng thấp gây ảnh hưởng đến khớp gối và khiến cho bệnh nhân khó khăn hơn khi trong việc vận động hàng ngày.
- Viêm khớp sau chấn thương: Những chấn thương cũ có thể gây ra tình trạng viêm khớp. Khi đó, không chỉ các khớp ở xung quanh mà đầu gối cũng sẽ bị ảnh hưởng. Lúc này, khớp gối sẽ bị mài mòn, sưng đau và làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối.
- Viêm khớp do gout: Nguyên nhân dẫn đến bệnh gout là do sự tích tụ của các tinh thể acid uric.Bệnh gout không chỉ gây viêm ở khớp gối và nhiều khớp khác ở trên cơ thể.
Triệu chứng của bệnh viêm khớp gối
Khi bị viêm khớp gối, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như:
- Cứng khớp.
- Đau và sưng tại vùng đầu gối.
- Cơn đau tại khớp gối có thể bùng phát một cách đột ngột khi thời tiết chuyển lạnh hoặc khi hoạt động mạnh.
- Bệnh nhân khó khăn khi co hoặc duỗi đầu gối.
- Khớp bị biến dạng, điển hình như khụy gối hoặc chân vòng kiềng.
- Khớp gối bị yếu.
- Mỗi khi di chuyển, đầu gối sẽ phát ra tiếng kêu.
- Khớp bị đỏ và nóng mỗi khi sờ vào.
Nguyên nhân gây viêm khớp gối
- Viêm khớp gối do thoái hóa khớp: Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp là do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Căn bệnh này thường xảy ra chủ yếu ở những người nằm trong độ tuổi trung niên.
- Viêm khớp do gút: Sự tích tụ hàm lượng acid uric ở trong khớp sẽ gây ra bệnh gút và viêm khớp.
- Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân dẫn đến viêm khớp dạng thấp hiện vẫn chưa được xác định một cách cụ thể. Tuy vậy, yếu tố di truyền cũng có thể liên quan đến sự hình thành của bệnh.
- Viêm khớp sau chấn thương: Khi bệnh nhân không có phương pháp điều trị sau chấn thương, tình trạng viêm khớp sẽ xuất hiện và ngày càng trầm trọng.
Mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm khớp gối
Tùy thuộc vào loại viêm khớp bạn gặp phải mà bệnh sẽ gây ra những ảnh hưởng riêng. Theo đó, khi viêm khớp gối không được điều trị một cách kịp thời, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với những nguy cơ sau:
- Hạn chế khả năng vận động một cách đáng kể, bệnh nhân sẽ không thể duỗi chân hoặc co chân.
- Việc đi lại trở nên khó khăn, đầu gối có thể bị dị tật.
- Teo cơ, yếu cơ.
- Hai chi dưới bị mất khả năng vận động.
- Làm tăng nguy cơ bị gãy xương.
Chẩn đoán bệnh viêm khớp gối
Kiểm tra triệu chứng
- Kiểm tra tình trạng nóng, đỏ và sưng ở khớp gối.
- Kiểm tra phạm vi chuyển động của khớp.
- Kiểm tra về dáng đi cũng như những dị tật tại khớp gối.
- Kiểm tra những sự thương tổn ở dây chằng, sụn và gân cơ ở xung quanh đầu gối.
Chẩn đoán hình ảnh
Để chẩn đoán hình ảnh các khớp, bác sĩ sẽ thực hiện một số kỹ thuật như chụp X – Quang, chụp MRI, chụp CT.
Xét nghiệm
Một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chứng viêm khớp gối phải kể đến như chọc hút, xét nghiệm lượng dịch ở khớp gối và xét nghiệm máu.
Phương pháp điều trị viêm khớp gối
Để điều trị viêm khớp gối, bệnh nhân có thể áp dụng theo những cách sau:
Biện pháp chăm sóc tại nhà
- Tăng cường tập luyện thể dục, thể thao.
- Thực hiện việc chườm nóng, chườm lạnh.
- Sử dụng các loại thiết bị hỗ trợ mỗi khi di chuyển.
- Duy trì cân nặng hợp lý, thực hiện việc giảm cân.
Áp dụng vật lý trị liệu
Các bài tập vật lý trị liệu thường đem đến những tác dụng chính đó là tăng cường sức bền và độ linh hoạt cho các khớp, từ đó giúp tăng cường khả năng vận động và hỗ trợ giảm đau nhức, sưng viêm một cách hiệu quả.
Sử dụng thuốc
- Thuốc làm giảm đau không kê đơn: Thường được sử dụng để điều trị khi bệnh có triệu chứng nhẹ.
- Thuốc chống viêm không steroid: Có tác dụng cải thiện chứng đau, sưng viêm tại vùng đầu gối.
- Thuốc ức chế chọn lọc COX-2: Đem đến khả năng giảm đau và viêm khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng.
- Thuốc chống thấp khớp: Loại thuốc này được chỉ định khi bệnh nhân bị viêm khớp do viêm khớp dạng thấp gây ra.
- Tiêm corticoid: Liệu pháp này có tác dụng làm giảm chứng đau nhức và sưng viêm do viêm khớp gối gây ra.
- Tiêm chất nhờn: Bên cạnh Corticoid thì tiêm chất bôi trơn cũng là liệu pháp được nhiều người áp dụng.
Liệu pháp thay thế
- Châm cứu: Có tác dụng giảm đau và giảm tê ở các khớp gối. Mặc dù vậy, phương pháp này chỉ mang đến hiệu quả trong một thời gian ngắn.
- Sử dụng liệu pháp xung từ tính: Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng tính hiệu xung để kích thích ở vùng đầu gối và cải thiện tình trạng sưng viêm, đau nhức tại khớp gối.
Phẫu thuật điều trị viêm khớp gối
- Phẫu thuật cắt xương đầu gối: Có tác dụng làm giảm sự áp lực lên phần khớp gối bị tổn thương và tái tạo lại xương khớp.
- Phẫu thuật nội soi khớp gối: Có tác dụng điều chỉnh lại những sự bất thường diễn ra tại khớp gối.
- Phẫu thuật ghép sụn: Để tiến hành ghép sụn, bác sĩ sẽ lấy mô sụn và ghép vào lỗ hổng ở trên sụn khớp.
- Phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo: Đem đến tác dụng ngăn chặn nguy cơ liệt chi dưới và teo cơ.
Biện pháp phòng ngừa viêm khớp gối
- Kiểm soát tốt cân nặng, tránh ăn đồ ăn chứa nhiều chất béo và tinh bột
- Tăng cường đi lại vận động, tránh ngồi lâu một chỗ.
- Hạn chế mang vác đồ vật nặng, tránh làm việc quá sức.
- Duy trì tư thế đúng khi học tập và làm việc.
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cần thiết cho xương.
- Thực hiện thăm khám sức khỏe theo định kỳ.
Viêm khớp gối là căn bệnh ảnh hưởng đáng kể đến khả năng vận động hàng ngày của mỗi người. Chính vì vậy, bạn cần sớm phát hiện ra bệnh lý để có hướng điều trị kịp thời và cụ thể.