Viêm khớp cổ chân được biết đến là một trong những bệnh lý về xương khớp khá phổ biến. Để có thể phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh cần nắm được các nguyên nhân và triệu chứng của bệnh. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.
Viêm khớp cổ chân là gì?
Cổ chân là vùng xương nhạy cảm, phải chịu hầu hết áp lực của cơ thể trong quá trình vận động của con người. Chính vì thế đây cũng là vùng xương khớp dễ bị tổn thương nhất. Một trong những căn bệnh phổ biến nhất liên quan đến cổ chân là bệnh viêm khớp cổ chân.
Viêm khớp cổ chân là tình trạng khớp cổ chân bị viêm nhiễm, bắt nguồn từ nguyên nhân thoái hóa, mắc các bệnh lý hoặc chấn thương… Tình trạng viêm nhiễm khiến người bệnh hạn chế vận động, phải chịu những cơn đau nặng nề, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh.
Thông thường, các đối tượng dễ mắc viêm khớp cổ chân nhất là những người từ độ tuổi trung niên, những người thường xuyên mắc các vấn đề về xương khớp. Ngày này, độ tuổi mắc bệnh ngày càng có xu hướng trẻ hóa hơn theo thời gian.
Nguyên nhân gây viêm khớp cổ chân
Viêm khớp cổ chân có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ có thể gây ra căn bệnh viêm khớp cổ chân.
Do thoái hóa
Tuổi tác là yếu tố gây ra các căn bệnh về xương khớp hàng đầu. Tuổi tác càng cao thì xương khớp càng suy yếu. Nguy cơ thoái hóa xương khớp, các bệnh về xương cũng tăng cao hơn nhiều lần so với người trẻ tuổi. Chính vì thế những người già bị thoái hóa phải đối mặt với nguy cơ mắc viêm khớp cổ chân cao.
Do chấn thương
Những người thường xuyên chơi thể thao, lao động nặng rất dễ bị chấn thương. Chấn thương trong quá trình vận động có thể khiến xương cổ chân bị va đập, chệch ra khỏi vị trí ban đầu. Xương khớp bị tổn thương không được xử lý kịp thời dễ bị sưng viêm, thậm chí có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác.
Béo phì
Béo phì cũng có thể là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cổ chân. Chân, đặc biệt là phần cổ và bàn chân là cơ quan chịu trách nhiệm nâng đỡ trọng lượng cơ thể, giúp cân bằng khi hoạt động. Cân nặng càng cao thể áp lực cổ chân phải chịu sẽ càng lớn. Lâu ngày, vùng cổ chân dễ bị thoái hóa, dễ chấn thương và các căn bệnh xương khớp khác dẫn đến sưng viêm.
Do di truyền
Dù yếu tố di truyền không quá cao song tính di truyền của các vấn đề về xương khớp vẫn tồn tại. Trong gia đình có người thân mắc bệnh viêm khớp cổ chân thì nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ cao hơn thông thường.
Tiền sử mắc các bệnh xương khớp
Các bệnh nhân từng mắc các bệnh về khớp cổ chân có nguy cơ bị viêm cao. Một số căn bệnh nguy hiểm có thể kể đến như: bệnh viêm khớp dạng thấp, khớp nhiễm khuẩn, bệnh gout, tràn dịch khớp, bệnh loãng xương… Các căn bệnh về xương khớp này nếu không được chữa trị kịp thời đều có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khác. Bên cạnh đó, một số người còn bị dị dạng xương ngay từ khi sinh ra làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề chấn thương, viêm nhiễm.
Triệu chứng của viêm khớp cổ chân
Việc nắm được các triệu chứng chính xác sẽ giúp người bệnh phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Dưới đây là một số triệu chứng của viêm khớp cổ chân cần lưu ý.
Đau nhức cổ chân
Đau nhức là dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh viêm khớp cổ chân. Người bệnh đặc biệt cảm thấy đau hơn khi vận động, đặc biệt khi mang vác nặng hoặc chạy nhanh. Các cơn đau này sẽ tăng dần vào nửa đêm và sáng sớm, cả khi thời tiết có sự thay đổi đột ngột.
Sưng đỏ
Kèm theo các cơn đau là tình trạng cổ chân sưng đỏ. Vi cổ chân bị viêm nhiễm nên vùng mắt cá chân, khớp cổ chân sẽ sưng lên, có thể quan sát được bằng mắt thường. Người bệnh có cảm giác nóng rát kèm theo tại những vết sưng đau này.
Khớp cổ chân phát ra tiếng kêu
Khớp cổ chân của bạn có thể phát ra những tiếng lạo xạo, lắc rắc nghe thấy được. Đây là dấu hiệu cảnh báo xương khớp bị khô, hoạt động bị hạn chế do tình trạng viêm nhiễm gây ra.
Cứng khớp cổ chân
Viêm nhiễm khiến cổ chân suy giảm khả năng vận động. Cứng khớp tại vùng bị viêm là hiện tượng dễ gặp phải. Nhất là những thời điểm người bệnh ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu, cứng khớp mỗi khi thức dậy vào sáng sớm.
Viêm khớp cổ chân có nguy hiểm không?
Không ít người bị viêm khớp cổ chân hết sức lo lắng trước những hậu quả mà căn bệnh này mang đến. Trên thực tế, viêm khớp cổ chân là một bệnh lý về xương khớp khá phổ biến, không có khả năng đe dọa đến tính mạng của người bệnh ngay lập tức.
Tuy nhiên căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Không chỉ gây đau đớn mà còn hạn chế vận động, làm cứng khớp, cản trở quá trình lưu thông máu… Nếu để lâu ngày không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm khớp cổ chân có nguy cơ lan rộng hơn, biến chứng thành các căn bệnh nguy hiểm khác về xương khớp. Thậm chí trong tình huống xấu nhất, người bệnh có thể bị liệt chi vì viêm nhiễm nặng.
Chẩn đoán và điều trị viêm khớp cổ chân
Chẩn đoán và điều trị viêm khớp cổ chân là bước vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số thông tin về việc điều trị căn bệnh viêm khớp cổ chân cho các bệnh nhân.
Chẩn đoán viêm khớp cổ chân
Việc chẩn đoán sẽ giúp xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng bệnh. Từ đó các chuyên gia y tế mới có thể tìm được phương pháp điều trị tối ưu nhất. Một số phương pháp chẩn đoán có thể kế đến như:
- Chụp X – quang
- Chụp cắt lớp vi tính
- Chụp cộng hưởng từ
- Siêu âm
- Kèm theo đó là một số xét nghiệm máu, huyết áp,…
Điều trị viêm khớp cổ chân
Viêm khớp cổ chân cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Dưới đây là các phương pháp chữa trị được áp dụng phổ biến nhất hiện nay.
- Sử dụng thuốc Tây: Nếu viêm nhiễm ở giai đoạn nhẹ, người bệnh hoàn toàn có thể dùng thuốc để cải thiện bệnh. Một số loại thuốc thường được chỉ định bao gồm: thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm không chứa steroid, thuốc giãn cơ bắp…
- Điều trị bằng các bài thuốc dân gian: Một số bài thuốc dân gian có tác dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề về xương khớp tích cực. Người bệnh có thể tự thực hiện các bài thuốc này ngay tại nhà với chi phí thấp, tiết kiệm thời gian. Một số bài thuốc dân gian tham khảo: tỏi trắng kết hợp rượu, mật ong và bột quế, bài thuốc từ lá lốt, bài thuốc từ lá ngải…
- Các bài tập chống cứng khớp: Ngoài ra, người bệnh nên áp dụng các bài tập dành cho cổ chân trong quá trình điều trị. Việc tập luyện sẽ giúp đẩy lùi tình trạng cứng cơ do không vận động. Đồng thời giúp tăng cường lưu thông máu tới chi, từ đó hỗ trợ chữa trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả hơn.
- Phẫu thuật: Trong trường hợp cần thiết, phương pháp phẫu thuật sẽ được chỉ định để chữa trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên việc phẫu thuật chỉ xảy ra khi thực sự cần thiết, tình trạng bệnh nặng, tránh gây biến chứng. Phẫu thuật đòi hỏi kỹ thuật cao, bác sĩ thực hiện phải là người có tay nghề tốt.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho độc giả những thông tin quan trọng về viêm khớp cổ chân. Nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.