Viêm gân Achilles là tình trạng thường thấy ở những vận động viên, người chơi thể thao với tần suất dày. Bệnh được coi là một dạng chấn thương, gây ra những cơn đau nhức mức độ nhẹ. Cùng tìm hiểu chi tiết căn bệnh này trong bài viết dưới đây ngay thôi nào!
Viêm gân Achilles là bệnh gì?
Viêm gân Achilles có tên gọi khác là viêm gân ở gót chân (Achilles là phần gân ở dưới gót chất). Bệnh xuất hiện khi gân Achilles phải liên tục hoạt động trong thời gian dài khi người bệnh chơi thể thao. Trong đó bao gồm các hoạt động cơ bản như: Chạy, nhảy, đá,…
Dựa theo vị trí tổn thương của gân Achilles, bệnh được chia thành 2 loại chính:
- Viêm ngoài điểm bán gân Achilles: Bệnh thường gặp ở người trẻ tuổi và có liên quan trực tiếp tới các sợi gân ở phần giữa gót chân.
- Viêm điểm bám gân Achilles: Ảnh hưởng lớn tới các sợi ở vị gân gắn vào phần xương của gót chân.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia đầu ngành, đối tượng dễ mắc bệnh nhất bao gồm:
- Các vận động viên tập luyện quá sức
- Người trẻ chơi thể thao quá độ
- Người ở độ tuổi trung niên ít chơi các môn thể thao như quần vợt, bóng rổ.
Triệu chứng của viêm gân Achilles
Dấu hiệu điển hình nhận biết viêm gân Achilles là gót chân sưng viêm. Người bệnh sẽ cảm thấy xuất hiện những cơn đau nhẹ ở phần trên gót chân hoặc đằng sau chân. Cơn đau tái phát và tăng dần mức độ sau khi người bệnh chơi thể thao hoặc vận động nhiều, nhất là trong những cử động liên tục như leo cầu thang, chạy bộ,…
Ngoài ra tình trạng cũng kèm theo một số biểu hiện khác như:
- Gót chân khó chịu, sưng tấy
- Bắp chân có cảm giác co cứng
- Gót chân bị hạn chế một số cử động, nhất là việc uốn cong bàn chân lên
- Khi chạm vào da của gót chân thấy ấm
- Một số trường hợp bị viêm gân Achilles nặng có thể bị cứng khớp hoặc đau âm ỉ vào mỗi buổi sáng, thường là lúc người bệnh mới thức giấc.
Viêm gân Achilles do đâu?
Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là do chân gặp căng thẳng lặp lại quá nhiều lần, nhất là những vận động viên tập luyện quá sức. Chi tiết các nguyên nhân cụ thể gây bệnh bao gồm:
- Không khởi động đúng cách, kỹ càng trước khi tập thể dục
- Khi luyện tập lại nhiều lần một động tác nào đó khiến cơ và bắp chân co cứng
- Chơi các môn thể thao yêu cầu đổi hướng cử động nhanh như quần vợt
- Tăng nhanh các cử động trong thời gian ngắn mà cơ thể chưa thích ứng được
- Đi giày thể thao cứng, chật hoặc quá cũ
- Đi giày cao gót nhiều giờ mỗi ngày
- Sau gót chân xuất hiện gai xương
- Gân bị thoái hóa do ảnh hưởng của tuổi tác.
Song song, các bệnh lý về xương khớp như viêm khớp nhiễm trùng, viêm khớp dạng thấp cũng có thể gây ra viêm gân Achilles.
Ngoài ra, một số yếu tố dưới đây cũng có gây ra viêm gân Achilles:
- Tác dụng phụ của thuốc: Một vài loại thuốc kháng sinh khi sử dụng trong thời gian dài cũng có thể dẫn tới viêm gân Achilles.
- Ảnh hưởng của môi trường: Việc chạy bộ, tập thể dục khi trời lạnh hoặc địa hình không bằng phẳng như sườn núi khiến bệnh mau chóng hình thành.
- Giới tính: Bệnh thường gặp ở nam giới hơn nữ giới.
Viêm gân Achilles có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm gân Achilles không phải là bệnh nguy hiểm. Tình trạng này căn bệnh lành tính, ít gây biến chứng và hoàn toàn có thể điều trị tại nhà nếu thực hiện đúng phương pháp y tế.
Tuy nhiên nếu bệnh để lâu hoặc điều trị sai cách có thể khiến gân ở gót chân yếu dần đi. Lâu ngày thậm chí sẽ dẫn tới hiện tượng đứt gân. Đây là một chấn thương nguy hiểm và cần phải phẫu thuật nối gân ngay lập tức để tránh những hậu quả đáng tiếc khác kéo theo.
Các phương pháp chẩn đoán viêm gân Achilles
Việc chẩn đoán viêm gân Achilles sẽ dựa vào những triệu chứng lạ xuất hiện và quan sát hoạt động cử động bình thường của người bệnh. Các bác sĩ cũng có thể phải ấn nhẹ vào khu vực đau để kiểm tra tình hình trực quan.
Một số trường hợp bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh đứng thăng bằng trên một quả bóng. Việc làm này sẽ giúp đánh giá được chính sự linh hoạt, phản xạ và phạm vi cử động của chân người bệnh.
Song song với quá trình thăm khác, người bệnh còn phải thực hiện một số xét nghiệm chuyên sau như:
- Chụp X-quang: Phin ảnh đưa ra sẽ hiển thị rõ hình ảnh xương chân và bàn chân. Từ đây bác sĩ sẽ loại trừ được các nguyên nhân về chấn thương gây bệnh.
- Siêu âm: Giúp tạo hình ảnh chuyển động của hệ thống gân bên trong, hỗ trợ việc đánh giá lưu lượng máu xung quanh vị trí bị tổn thương.
- Chụp cộng hưởng từ MRI: Xét nghiệm này cho biết chính xác, chi tiết hình ảnh của gân Achilles.
Điều trị viêm gân Achilles
Với sự phát triển của y học, việc điều trị viêm gân Achilles không hề khó khăn. Tùy thuộc theo tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp cơ bản được ứng dụng trong việc điều trị viêm gân Achilles:
Phương pháp R-I-C-E
- R-Rest (Nghỉ ngơi): Người bệnh nên hạn chế vận động, tăng thêm thời gian nghỉ ngơi để giúp phần gân bị tổn thương tránh khỏi áp lực, mau chóng lành lại nhanh hơn.
- I-Ice (Chườm lạnh): Chườm lạnh khoảng 15 phút lên vị trí gân bị đau để giảm sưng và giảm viêm.
- Compression (Băng, nén): Dùng băng thể thao để băng gót chân nhằm mục đích giảm đau và nén chấn thương.
- E-Elevation (Nâng cao chân bị tổn thương): Khi nghỉ ngơi, người bệnh cần nâng cao chân hơn so với ngực để hạn chế hiện tượng sưng tấy.
Sử dụng thuốc Tây y
Trường hợp người bệnh bị viêm gân Achilles thể nặng thì cần sử dụng một số loại thuốc giảm đau, tiêu viêm như Naproxen hoặc Ibuprofen.
Phương pháp vật lý trị liệu
Người bệnh có thể thực chườm nóng, tập yoga, tập bài tập kéo giãn cơ để hỗ trợ tăng cường sức khỏe của gân.
Phẫu thuật
Nếu những phương pháp trên không mang lại hiệu quả như ý thì người bệnh bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật mở. Đây là phẫu thuật lành tính, ít gây biến chứng nên người bệnh không cần quá lo lắng.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm gân Achilles. Hy vọng bài viết đã đem lại cho bạn những kiến thức bổ ích. Cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài viết!