Viêm cơ áp xe cơ nhiễm khuẩn được biết đến là một trong những triệu chứng bệnh lý nguy hiểm, có nguy cơ gây nên những biến chứng nguy hiểm và phức tạp cho người bệnh. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, hãy cùng chúng tôi khám phá ờ bài viết ngay sau đây.
Viêm cơ áp xe cơ nhiễm khuẩn là gì
Viêm cơ áp xe cơ nhiễm khuẩn là tình trạng bệnh lý khi cơ thể bị các vi khuẩn xâm nhập vào thông qua những vết thương hở gây nên việc bị viêm nhiễm, áp xe,.. Theo các nghiên cứu khoa học, tình trạng bệnh lý này thường do vi khuẩn tụ cầu vàng gây nên, có thể biến chứng thành các triệu chứng như suy giảm chức năng thận, viêm khớp, sốc nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn, hoại tử,.. Trong một số trường hợp bệnh đã diễn biến nặng, nguy cơ tử vong được đánh giá khá cao.
Viêm cơ áp xe cơ nhiễm khuẩn là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời để phòng ngừa các tình huống ngoài mong muốn có thể xảy ra đối với cơ thể.
Nguyên nhân gây viêm cơ áp xe cơ nhiễm khuẩn
Nguyên nhân chính gây ra triệu chứng viêm cơ áp xe cơ nhiễm khuẩn đó chính là do sự xâm nhập của các loại vi khuẩn có hại vào cơ thể, thông qua các vết thương hở. Một số loại vi khuẩn gây nên tình trạng này cho cơ thể chính là: vi khuẩn não mô cầu, phế cầu, lậu cầu, gram âm, liên cầu, burkholderia pseudomallei,.. Ngoài ra còn phải kể đến vi khuẩn tụ cầu vàng và một số loại vi khuẩn yếm khí.
Bên cạnh đó, tình trạng viêm cơ áp xe cơ nhiễm khuẩn sẽ có khả năng phát triển nếu như người bệnh gặp phải những yếu tố nguy cơ như sau:
- Sức đề kháng và hệ thống miễn dịch suy giảm: Khi sức đề kháng và hệ thống miễn dịch suy giảm, cơ thể sẽ không đủ sức để chống lại các loại vi khuẩn tấn công vào cơ thể. Một số trường hợp dễ bị suy giảm sức đề kháng như người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người vừa trải qua phẫu thuật, người mắc nhiều bệnh lý nền,..
- Mắc các bệnh nhiễm trùng: Nếu người bệnh mắc các bệnh nhiễm trùng như viêm đường tiết niệu, viêm cơ, nhiễm trùng máu,… thì nguy cơ bị viêm cơ áp xe cơ nhiễm khuẩn sẽ tăng cao.
- Quá trình làm thủ thuật y tế không được vô khuẩn: Trong khi thực hiện một số thủ thuật y tế như châm cứu, tiểu phẫu, tiêm thuốc,.. nếu như các thiết bị y tế hoặc điều kiện y tế không đảm bảo thì rất dễ gây nên tình trạng viêm cơ áp xe cơ nhiễm khuẩn.
- Trầy xước trên da: Thông thường, mọi người không quá để ý đến những vết trầy xước trên da, tuy nhiên đó chính là nguồn gốc gây nên các tình trạng nhiễm khuẩn, áp xe nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của cơ thể.
Biểu hiện của tình trạng viêm cơ áp xe cơ nhiễm khuẩn
Tình trạng viêm cơ áp xe cơ nhiễm khuẩn có thể xuất hiện ở bất cứ mọi vị trí nào trên cơ thể con người với nhiều mức độ khác nhau từ một nhóm cơ đến nhiều phần cơ. Các triệu chứng mà viêm cơ áp xe cơ nhiễm khuẩn gây nên chính là:
- Đau cơ, có thể kèm theo tình trạng sưng cơ
- Khu vực bị nhiễm khuẩn sẽ sưng tấy
- Khi chọc hút có thể ra các dịch mủ
- Tình trạng áp xe có thể lan ra các khu vực cơ xung quanh và ảnh hưởng đến hệ thống khớp
- Quá trình vận động và di chuyển trở nên khó khăn, nhất là khi các vùng viêm nhiễm có tại vùng chân, mông,…
- Người bệnh có biểu hiện sốt cao, sốt liên tục với nhiệt độ từ 38-40 độ C
- Cơ thể mệt mỏi, thường xuyên căng thẳng
- Chán ăn, ăn không ngon miệng dẫn đến cơ thể suy nhược, sụt cân nhanh chóng
Ngoài ra, những biểu hiện của tình trạng viêm cơ áp xe cơ nhiễm khuẩn còn được phân theo từng giai đoạn. Ở giai đoạn mới khởi phát, người bệnh chỉ xuất hiện dấu hiệu sưng đau, khu vực nhiễm khuẩn bị tấy đỏ. Trong giai đoạn 2, khu vực tổn thương bị phù nề nghiêm trọng, xuất hiện dịch mủ và kèm theo các cơn sốt. Và cuối cùng ở giai đoạn 3, có thể xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng và phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như tổn thương chức năng gan thận, sốc nhiễm khuẩn, viêm cơ thắt lưng khu vực chậu,..
Điều trị viêm cơ áp xe cơ nhiễm khuẩn
Viêm cơ áp xe cơ nhiễm khuẩn hoàn toàn có thể được điều trị triệt để nếu người bệnh phát hiện kịp thời và đến với các cơ sở điều trị. Trước tiên, người bệnh sẽ cần phải thực hiện các bước chẩn đoán cận lâm sàng như xét nghiệm máu (xác định vi khuẩn gây bệnh, tình trạng và mức độ viêm nhiễm), chọc hút ổ dịch (giúp kiểm tra tế bảo mủ), xét nghiệm vi sinh (phát hiện mủ và soi trực tiếp vi khuẩn), chụp Xquang (xác định rõ các phần tổn thương hoặc những dấu hiệu bất thường mà tình trạng bệnh gây nên cho cơ thể),…
Ngoài ra, người bệnh cũng cần thực hiện chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp vi tính,.. nếu như tình trạng đã quá nặng. Ở phần chẩn đoán phân biệt, người bệnh cần làm sarcom xương thâm nhiễm cơ, sarcom cơ, u xơ để phát hiện và xác định rõ triệu chứng bệnh lý.
Sau khi thực hiện các xét nghiệm, bác sĩ sẽ tiến hành các phác đồ điều trị phù hợp với cơ địa và tình trạng bệnh lý của người bệnh. Một số loại thuốc được sử dụng:
- Thuốc kháng sinh: nafcillin, oxacillin, clindamycin,.. tùy thuộc vào từng trường hợp nhiễm trùng do các loại vi khuẩn khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định thêm các loại thuốc phù hợp.
- Thuốc hạ sốt: Paracetamol
Bên cạnh đó, người bệnh cần được theo dõi thường xuyên, định kỳ kiểm tra tốc độ máu lắng, CRP, tế bào máu ngoại vi,..
Mong rằng với những thông tin vừa rồi, các bạn sẽ có thêm cho mình những kiến thức bổ ích về tình trạng viêm cơ áp xe cơ nhiễm khuẩn. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết trong chuyên mục sức khỏe.