U sụn màng hoạt dịch là một bệnh lý xảy ra ở các khớp của cơ thể, đặc biệt là khớp gối. Bệnh tuy không gây ra các nguy hiểm nhất định cho tính mạng, nhưng điều trị sớm và đúng phương pháp, chính là giải pháp cần thiết để tránh khỏi các nguy cơ về khả năng vận động và sinh hoạt.
U sụn màng hoạt dịch là gì
U sụn ở màng hoạt dịch hay còn gọi với cái tên khoa học là: Synovial Osteochondromatosis. Đây là một bệnh lý xảy ra ở các vị trí khớp là đa phần. Cơ chế bệnh sinh chủ yếu là do sự liên kết các tế bào ở trong các khớp hoặc các màng hoạt dịch tạo thành các sụn. Các sụn với kích thước nhỏ từ từ lớn lên và làm da xuất hiện các khối u dị thường, tiếp tục các u này xơ cứng lại và được gọi là các u sụn.
Đây là một bệnh lý lành tính, sinh ra trong cơ thể. Tuy nhiên, đôi khi các u sụn lại rơi vào các ổ khớp và làm ảnh hưởng hoạt động của khớp. Không chỉ vậy, chúng còn gây đau khớp, hạn chế vận động và cả làm viêm luôn màng hoạt dịch. Thậm chí nếu để lâu dài không điều trị đúng cách bệnh có thể nặng hơn.
Cũng theo các số liệu thống kê cho thấy được. Tình trạng xuất hiện u sụn này xảy ra nhiều ở tại khớp gối hơn là so với các khớp khác.
Quá trình tiến triển của u sụn màng hoạt dịch
Bệnh lý u sụn ở màng hoạt dịch được chia làm hai thể cơ bản,
Thể nhẹ: Các u sụn không nhiều, lúc này các u sụn đang trôi nổi trong màng hoạt dịch. Khi đến một độ tuổi nhất định, quá trình lão hóa của cơ thể diễn ra nhanh chóng. Lúc đó, các u sụn bắt đầu thâm nhập vào các khớp và khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển, sinh hoạt hàng ngày.
Thể nặng: Bệnh lý phát triển mạnh với việc các u sụn đã lọt vào các khớp hoặc số lượng các u sụn đã chiếm lấy không gian của khớp nên khiến cho việc vận động ở khớp đó hết sức khó khăn. Ngoài ra nếu các u sụn tích tụ quá nhiều trong vị trí của lớp màng hoạt dịch cũng có khả năng gây ra sự ảnh hưởng đến nguồn cung cấp máu cho các khớp.
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết u sụn màng hoạt dịch
Với người bị u sụn ở màng hoạt dịch sẽ có ít nhất là một trong các triệu chứng dưới đây:
Đau ở khớp: Tùy theo cơ địa, tình trạng của mỗi người cơn đau có thể khác nhau. Thông thường cơn đau sẽ phát triển theo hướng từ từ rồi sau đó tăng dần.
Bị kẹt ở khớp: Đây là cảm giác chung của người bị u sụn. Khi di chuyển hoặc chỉ cần cử động ngay khớp đó là liền cảm thấy có sự vướng víu, tựa như có gì đó đang chèn trong ổ khớp vậy.
Khả năng vận động bị suy giảm: Sau cảm giác kẹt là khả năng vận động lúc này bị giảm sút đi nhiều. Thậm chí ngày càng tăng hơn nữa.
Các u bất thường trên khớp: Trên vị trí đau, kẹt xuất hiện các u thấy được bằng mắt với kích thước từ nhỏ cho đến lớn. Chúng có thể đứng yên hoặc cũng có thể di động, đặc biệt là khi chúng ta phải hoạt động khớp đấy.
Khớp xuất hiện dấu hiệu tràn dịch: Dấu hiệu này cũng ít khi gặp phải, tuy nhiên người bệnh cũng nên lưu ý. Tại vị trí khớp bắt đầu sưng to lên theo lượng dịch bị tràn.
Biểu hiện của bệnh viêm khớp: So với tràn dịch, đây là dấu hiệu hiếm gặp hơn. Khi ấy, tại vị trí của khớp ngoài sưng ra còn phát hiện dấu hiệu đau và khá đỏ.
Nguyên nhân gây u sụn màng hoạt dịch
Cho đến thời điểm hiện tại các nguyên nhân đặc hiệu tạo nên bệnh lý u sụn vẫn chưa có thể giải thích hoặc xác định chính xác và rõ ràng nhất. Thay vào đó người ta phân nguyên nhân tạm thời làm hai nhóm:
Nhóm thứ nhất, nguyên nhân nguyên phát
Các đối tượng thuộc nhóm này là những người có bệnh nhưng chưa xác định được chính xác yếu tố đã tạo nên bệnh lý này.
Thông thường các nhóm đối tượng trong nguyên nhân này có độ tuổi từ 30 cho đến 50 tuổi. Và tỉ lệ nam sẽ nhiều hơn so với nữ.
Nhóm thứ hai, nguyên nhân thứ phát
Các đối tượng thuộc nhóm là những người đã hoặc đang mang trong mình các bệnh liên quan như: Viêm ở khớp do lao, thoái hóa ở khớp, viêm xương sụn, gãy các đầu xương trong ổ khớp do tai nạn,….
Mức độ nguy hiểm của u sụn màng hoạt dịch
Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu điều trị chậm trễ hoặc điều trị không đúng phương pháp chuyên môn có thể sẽ khiến cho tình trạng bệnh diễn tiến nặng thêm. Cơn đau ngày càng nhiều và sự vận động trở nên khó khăn hơn nữa.
Kèm theo đó, các khối u nếu không được xử trí triệt để sẽ là tác nhân gây nên các bệnh lý về u, biến chứng chuyển sang ác tính và biến thành chondrosarcome hoạt dịch. Khi đã bị biến chứng này, người bệnh cần phải phẫu thuật để chữa trị dứt điểm, cùng với đó có thể sẽ phải thay toàn bộ khớp.
Bệnh u sụn màng hoạt dịch được chẩn đoán như thế nào
Để chẩn đoán bệnh u sụn ở màng hoạt dịch, người bác sĩ cần tiến hành ít nhất hai phương pháp sau:
Đầu tiên, chẩn đoán dựa vào lâm sàng
Nghĩa là chẩn đoán nghi ngờ thông qua các dấu hiệu của người bệnh và qua các câu hỏi về tiền sử các vấn đề liên quan đến bệnh ký, kèm với thăm khám, cụ thể như sau:
- Hỏi về dấu hiệu bệnh xuất hiện khi nào, ở đâu, mô tả cơ bản các khó chịu ở người bệnh.
- Xác định độ tuổi và tiền sử bệnh tật có liên quan.
- Thăm khám ở vị trí khớp bị đau, kiểm tra tình trạng khớp, khả năng vận động.
- Kiểm tra các dấu hiệu viêm có thể có hoặc xác định mức độ dịch tràn.
- Kiểm tra lại một lần nữa các dấu hiệu toàn thân của người bệnh.
Thứ hai, chẩn đoán xác định dựa vào các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết
Các phương pháp chẩn đoán dùng xét nghiệm cận lâm sàng thường gặp trong các bệnh lý về xương khớp gồm:
- Chụp hình X-quang.
- Chụp CT cắt lớp.
- Chụp hình bằng cộng hưởng từ (MRI).
- Các xét nghiệm với máu cần thiết.
- Thậm chí là sinh thiết mô bệnh học nếu cần.
- Cuối cùng là nội soi khớp bị đau.
Từ những kết quả của các xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán xác định cuối cùng và đề ra phương hướng điều trị.
Phương pháp điều trị u sụn màng hoạt dịch
Dựa vào nguyên tắc: Giảm thiểu tình trạng đau, khó chịu của các triệu chứng, cải thiện chức năng hoạt động của khớp và hạn chế tái phát bệnh. Các bác sĩ sẽ suy xét theo tình hình thể trạng và mức độ của bệnh để đề ra các phương pháp chữa trị như sau:
Điều trị bằng thuốc tây y
Thuốc tây y được sử dụng cho trường hợp này nằm ở các nhóm sau:
- Thuốc giảm đau kháng viêm: Paracetamol, Celecoxib, Meloxicam,…. Là những loại thuốc thường được kê trong các toa thuốc điều trị.
- Thuốc điều trị các triệu chứng có thời gian tác dụng chậm như: Chondroitin sulfate và Glucosamine sulfate cũng được sử dụng trong từng trường hợp.
- Thuốc có công dụng ức chế interleukin: Điển hình là Diacerhein, đây là loại thuốc giảm thiểu tình trạng hình thành và phát triển của các u sụn ở khớp.
Điều trị bằng nội soi khớp
Nội soi khớp không chỉ phát hiện các dị thường mà trong nhiều trường hợp, nội soi được chỉ định để loại bỏ màng hoạt dịch đã từng bị tổn thương hoặc lấy vật thể lạ ra khỏi vị trí ổ khớp.
Điều trị sử dụng phẫu thuật
Chỉ định phẫu thuật ngoại khoa được đưa ra khi tình trạng của người bệnh chuyển nặng và có nguy cơ sẽ còn tăng nhiều nếu không điều trị kịp thời.
Tuy nhiên, người bệnh cần phải tham khảo với bác sĩ về quá trình phẫu thuật và các biến chứng lẫn tình trạng sau phẫu thuật để hiểu rõ được biện pháp điều trị.
Trên đây là toàn bộ nội dung có liên quan đến bệnh u sụn màng hoạt dịch. Hy vọng các thông tin hữu ích này sẽ giải đáp được thắc mắc của các bạn về triệu chứng bất thường của tình trạng bệnh ở các khớp. Từ đó, các bạn có thể đề ra các phương pháp bảo vệ, chăm sóc và điều trị bệnh thật tốt, giữ gìn sức khỏe bản thân.