Trật khớp cổ tay là một trong số những chấn thương thường gặp ở những người thường xuyên làm các công việc đòi hỏi phải hoạt động nhiều. Những đặc điểm của chứng bệnh này sẽ được chúng tôi đề cập đầy đủ và chi tiết thông qua phần dưới của bài viết sau.
Trật khớp cổ tay là gì?
Trật khớp cổ tay xảy ra phổ biến hơn cả ở những bệnh nhân bị ngã với tư thế tay được dang rộng nhằm chống đỡ cơ thể. Bên cạnh đó, những chấn thương khi chơi các bộ môn thể thao như bóng rổ, bóng đá, bóng bầu dục… sẽ làm tăng nguy cơ bị trật khớp. Theo đó, trật khớp cổ tay có những dạng chủ yếu như:
- Trật khớp phần xương bán nguyệt.
- Trật khớp ở xung quanh xương nguyệt.
- Gãy Galeazzi.
- Gãy xương tại vùng cẳng tay.
Dấu hiệu và triệu chứng trật khớp cổ tay
Những triệu chứng của trật khớp cổ tay thường gây ra cảm giác đau đớn vô cùng khó chịu. Đặc biệt, tần suất các cơn đau thường trở nên nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân di chuyển từ cổ tay bên này sang bên kia hoặc từ phẩn cổ tay xuống. Bên cạnh đó, trật khớp cổ tay còn gây ra các triệu chứng khác như:
- Sưng tấy và bầm tím.
- Xuất hiện triệu chứng đau nhức sau khi bị chấn thương hoặc tác động đến phần cổ tay.
- Cơn đau xảy ra trầm trọng hơn khi cử động vùng cổ tay.
- Khi ấn hoặc sờ vào cổ tay, da thường mềm hơn so với các khu vực khác.
- Cử động tại cổ tay bị hạn chế.
- Ngứa ran tại đầu ngón tay, nhất là tại ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa.
- Cứng khớp tại ngón tay cái và các ngón tay khác.
- Phần cổ tay trở nên biến dạng.
Nguyên nhân gây trật khớp cổ tay
Ở đa số các trường hợp, nguyên nhân dẫn đến trật khớp cổ tay là do người bệnh dùng tay để chống đỡ khi té ngã. Trong đó bao gồm những nguyên nhân sau:
- Va chạm, chấn thương do tai nạn giao thông.
- Ngã từ phía trên cao xuống dưới.
- Chấn thương khi tham gia các bộ môn thể thao, điển hình như bóng đá, bóng rổ…
- Dây thần kinh tại cổ tay bị căng, đặc biệt là những khi bê vác đồ vật nặng.
- Do tập tạ không đúng tư thế.
- Bị ngã khi trượt patin hoặc trượt băng.
Bên cạnh đó, sự căng thẳng tại các dây chằng ở cổ tay cũng là tác nhân khiến cho cổ tay trật khớp. Sự căng này thường có mối liên hệ đối với những hoạt động được lặp lại nhiều lần, điển hình như sử dụng tay để đẩy xe lăn hay đi bị bằng nạng.
Trật khớp cổ tay có nguy hiểm không?
Ở đa số mọi trường hợp, các triệu chứng của trật khớp cổ tay thường không quá nghiêm trọng và có thể áp dụng những phương pháp chăm sóc tại nhà để chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân không chủ động điều trị kịp thời, chứng trật khớp cổ tay sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
- Đánh mất sự ổn định tại cổ tay.
- Cổ tay bị đứt dây chằng hoặc đứt gân.
- Cổ tay thiếu đi sự liên kết.
- Gây sự chèn ép và đè nén lên hệ thống các dây thần kinh trung ương.
- Cổ tay bị hoại tử vô mạch.
Chẩn đoán trật khớp cổ tay
Để có thể chẩn đoán và đánh giá mức độ trật khớp cổ tay, các bác sĩ sẽ thực hiện việc kiểm tra bệnh lý cũng như những thói quen sinh hoạt hàng ngày. Các kiểm tra đó có thể bao gồm kiểm tra những đặc trưng, dấu hiệu tại cổ tay như biến dạng khớp cổ tay, sưng to cổ tay.
Ngoài ra, tùy theo mức độ và ảnh hưởng nghiêm trọng của triệu chứng, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện những xét nghiệm hình ảnh. Trong đó phải kể đến như chụp CT, chụp X – Quang, chụp MRI…
Điều trị trật khớp cổ tay
Mục đích của việc điều trị trật khớp cổ tay đó là cải thiện những cơn đau cũng như ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp điều trị như:
Điều trị không phẫu thuật
- Để phần cổ tay được nghỉ ngơi ít nhất là 48 giờ.
- Để giảm đau và giảm sưng sau khi bị chấn thương, bệnh nhân nên chườm đá vào cổ tay, mỗi lần chườm nên kéo dài từ 20 đến 30 phút.
- Cần băng lại phần cổ tay để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
- Muốn hạn chế các cơn đau cũng như tình trạng sưng viêm tại cổ tay, bệnh nhân cần phải nâng phần cố tay cao hơn so với tim.
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau như ibuprofen, acetaminophen để giảm sưng và đau. Mặc dù vậy, các loại thuốc này có thể khiến cho người bệnh gặp phải những tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày…
Điều trị phẫu thuật
Việc phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp các phương pháp chữa trật khớp cổ tay khác không mang đến kết quả cao. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định bạn phẫu thuật đề hạn chế các rủi ro và biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Bằng việc nối hệ thống các xương, những vấn đề tổn thương ở cấu trúc và dây chằng sẽ được cải thiện một cách đáng kể.
Để phẫu thuật trật khớp cổ tay, bác sĩ sẽ rạch một đường rạch ở cổ và đưa khớp quan trở về với vị trí ban đầu. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ sử dụng vít, ghim hoặc các dụng cụ để cố định khớp ở bên ngoài.
Thực hiện vật lý trị liệu
Theo đó, để khắc phục tình trạng trật khớp cổ tay, bệnh nhân có thể thực hiện các bài tập vật lý trị liệu như:
- Gập tay: Bệnh nhân chỉ cần gập cong phần cổ tay và đưa về phía trước. Bạn giữ tư thế này trong thời gian 6 giây thì dừng lại. Bạn nên lặp lại động tác 10 lần để cải thiện các triệu chứng bệnh.
- Mở rộng cổ tay: Để thực hiện động tác này, bệnh nhân đưa phần cổ tay và uốn cong sang phía sau của lưng. Bạn giữ tư thế này trong 6 giây rồi lặp lại 3 lần.
- Uốn cong cổ tay: Bệnh nhân uốn cong phần cổ tay từ bên này sang bên kia cho đến khi nào cảm thấy cổ tay căng. Giữ tư thế này trong thời gian 5 giây và lặp lại 2 lần.
- Kéo gập cổ tay: Để thực hiện động tác này, bạn cần giữ thẳng phần khuỷu tay, đồng thời hướng lòng bàn tay trái lên phía trên. Tiếp theo, bạn lấy tay phải và nắm ngón tay trái rồi kéo xuống dưới để làm giãn phần cổ tay. Bạn giữ tư thể này trong 30 giây thì dừng lại.
Hồi phục sau trật khớp cổ tay
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý mà thời gian hồi phục của bệnh nhân khi bị trật khớp cổ tay sẽ có sự khác nhau. Nếu triệu chứng của bệnh không qua nghiêm trọng, tình trạng trật khớp cổ tay sẽ được cải thiện trong thời gian từ 2 đến 3 tháng. Nếu như bệnh nhân cần phải thực hiện phẫu thuật thì thời gian để chứng trật khớp cổ tay phải mất từ 6 tháng đến 1 năm.
Bên cạnh đó, để phục hồi sự linh hoạt tại cổ tay cũng như giảm thiểu tối đa các biến chứng, bệnh nhân cần phải thực hiện các bài tập vật lý trị liệu theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Ngoài ra, để các chấn thương được phục hồi một cách nhanh chóng, người bệnh cần phải hạn chế gây áp lực lên vùng cổ tay để phòng ngừa nguy cơ bệnh bị tái phát trở lại.
Có thể nói rằng, tình trạng trật khớp cổ tay tuy không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại khiến cho chất lượng cuộc sống của người bệnh bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện ra những triệu chứng bệnh lý, bệnh nhân cần phải chủ động điều trị để bệnh không gây ra biến chứng gì đối với sức khỏe.