Tràn dịch khớp gối sau chấn thương không phải là hiện tượng hiếm gặp. Người bệnh không chỉ phải đối mặt với cảm giác đau nhức kéo dài dai dẳng mà còn bị ảnh hưởng đến khả năng vận động. Nếu điều trị muộn, nguy cơ biến chứng như viêm nhiễm, u nang, thậm chí là tàn phế có thể xảy ra.
Tràn dịch khớp gối sau chấn thương nguy hiểm không?
Tràn dịch khớp gối là tình trạng dịch lỏng tích tụ lại bên trong ổ khớp và các mô mềm, gây nên hiện tượng sưng tấy và đau nhức khó chịu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, phổ biến nhất là chấn thương, viêm khớp và nhiễm trùng.
Tràn dịch ở khớp gối thường khiến người bệnh bị hạn chế tối đa khả năng vận động. Lúc này, bệnh nhân khó có thể co duỗi chân như bình thường hoặc cảm thấy nhức mỏi nếu phải di chuyển hoặc đứng trong thời gian dài. Theo các chuyên gia, nếu không được điều trị sớm, người bệnh sẽ phải đối mặt với các nguy cơ biến chứng sau đây:
Chảy máu trong khớp gối
Tràn dịch sau chấn thương khớp gối có thể là dấu hiệu cản máu của nhiều vấn đề nguy hiểm, trong đó có chảy máu trong. Vốn dĩ khi gặp chấn thương, phần đầu gối bao gồm gân cơ, dây chằng, sụn khớp, xương phải chịu những tác động mạnh từ bên ngoài.
Nghiêm trọng hơn, dịch tràn ra và chén ép lên mạch máu trong ổ khớp khiến chúng bị vỡ. Trường hợp này cần được chăm sóc y tế sớm để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.
U nang, viêm nhiễm
Tràn dịch ổ khớp gối do chấn thương nếu không điều trị kịp thời cũng có thể dẫn đến viêm nhiễm hoặc u nang. Nguyên nhân là khi chấn thương, đầu gối bị rách và chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào thông qua vết thương, gây ra tràn dịch nhiễm trùng nguy hiểm.
Mặt khác, sự tích tụ dịch lỏng cũng có khả năng hình thành khối u nang ở khủy chân, ảnh hưởng lớn đến cấu trúc ở khớp và khả năng vận động. Về lâu dài, tình trạng này làm gia tăng nguy cơ hỏng khớp, tổn thương khớp, thậm chí tiềm ẩn cả nguy cơ tàn phế.
Tóm lại, tràn dịch khớp đầu gối sau chấn thương có nhiều mức độ khác nhau, từ nhẹ cho đến nghiêm trọng. Điều quan trọng là người bệnh cần sớm được chẩn đoán và trị liệu để hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng gây hại cho sức khỏe. Bởi vấn đề cốt lõi chính là việc đầu gối bị chấn thương và có nhiều bộ phận khác thuộc khu vực này phải chịu sức ép lớn từ ngoại lực bên ngoài.
Nguyên nhân và triệu chứng tràn dịch khớp gối sau chấn thương
Chấn thương gây ra tràn dịch khớp gối có thể là tai nạn thể thao, tai nạn xe cộ,… khi đầu gối va đập mạnh với một vật cứng và chịu thương tổn. Bên cạnh các chấn thương đột ngột, những căng thẳng, áp lực dồn nén ở đầu gối trong một thời gian dài cũng có thể là yếu tố gây ra tràn dịch. Thường thì yếu tố này có liên quan đến đặc thù nghề nghiệp, ví dụ: Vận động viên marathon phải chạy thường xuyên, vận động viên nhảy xa,…
Theo các bác sĩ, các tình trạng liên quan đến chấn thương gây ra hiện tượng tràn dịch thường gặp nhất là:
- Gãy xương: Phần khớp gối được tạo nên từ ba xương chính là xương đùi, xương bánh chè và xương cẳng chân. Khi gặp phải tai nạn nghiêm trọng, các xương này có thể bị gãy. Nếu gãy xương tạo ra các mảnh xương vụn nhỏ li ti, chúng có thể làm tổn thương bao hoạt dịch, dẫn đến tràn dịch.
- Viêm bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch có thể bị viêm khi đầu gối chịu áp lực trong thời gian dài hoặc do các va đập mạnh và đột ngột gây ra. Lúc này, bao hoạt dịch bị tích tụ chất lỏng. Nếu những chất lỏng dịch khớp cứ liên tục được sản sinh ra, áp lực trong bao hoạt dịch càng tăng lên, cuối cùng gây ra hiện tượng tràn dịch.
- Rách gân, rách sụn: Dù không phổ biến như gãy xương hay viêm bao hoạt dịch, rách gân và rách sụn cũng có thể khiến nguy cơ tràn dịch gia tăng. Khi gân, sụn bị tổn thương, chúng có thể trở nên sưng tấy, viêm đỏ, kéo theo cả tình trạng tràn dịch bên trong ổ khớp.
Người bệnh bị tràn dịch khớp gối sau chấn thương có thể gặp phải một số các triệu chứng sau đây:
- Đầu gối bị sưng tấy kèm theo bầm tím. Khi người bệnh sờ tay vào phần bị sưng có thể cảm thấy mềm do chất lỏng đang tích tụ bên trong.
- Cảm giác đau nhức khó chịu. Ngay khi chấn thường xảy ra, triệu chứng này sẽ xảy ra. Tuy sau đó có giảm bớt nhưng người bệnh vẫn thấy khó chịu và âm ỉ đau.
- Cử động của đầu gối gặp khó khăn. Triệu chứng này được xem là kết quả của việc đầu gối bị sưng kèm theo cảm giác đau nhức. Người bệnh chỉ có thể ngồi nghỉ một chỗ vì càng cử động cơ thể càng cảm thấy khó chịu.
- Nếu nhiễm trùng xảy ra, người bệnh có thể bị buồn nôn, sốt nóng, phần đầu gối nóng đỏ nghiêm trọng, chóng mặt,…
Chẩn đoán tràn dịch khớp gối sau chấn thương
Chẩn đoán tràn dịch khớp gối sau chấn thương được thực hiện thông qua các biện pháp sau đây:
- Kiểm tra hình ảnh: Người bệnh cần được chụp X-quang, cộng hưởng từ hoặc siêu âm để xác định vấn đề bên trong đầu gối. Từ các kết quả hình ảnh thu được, các bác sĩ có thể nhận định tổn thương của khớp gối, mức độ tràn dịch hiện tại và loại bỏ các nguy cơ khác gây sưng tấy đầu gối.
- Chọc hút dịch khớp đầu gối: Bên cạnh các xét nghiệm hình ảnh, các bác sĩ cũng tiến hành cả chọc hút dịch khớp. Biện pháp này nhằm kiểm tra xem có hiện tượng nhiễm trùng hay không cũng như để chắc chắn người bệnh không bị chảy máu trong khớp gối.
Điều trị tràn dịch khớp gối sau chấn thương
Tràn dịch khớp gối sau chấn thương cần được điều trị sớm để phòng ngừa các nguy cơ biến chứng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Hiện nay, các biện pháp được áp dụng phổ biến nhất là:
Biện pháp xử lý tạm thời
Các biện pháp xử lý tạm thời có thể được áp dụng trong thời gian theo dõi, lúc này đầu gối chưa sưng tấy quá nghiêm trọng nhưng thường đau nhức và bị tụ máu. Đối với các tổn thương do va đập hay tai nạn để lại vết thương hở, người bệnh không nên chườm nóng mà nên sử dụng đá để chườm lạnh.
Chườm lạnh không chỉ giúp giảm viêm, giảm sưng tấy mà còn cải thiện đáng kể tình trạng đau nhức. Người bệnh chỉ nên chườm trong khoảng 3 đến 5 phút thì ngừng lại vài phút để tránh kích ứng da. Thực hiện lặp lại quy trình chườm – nghỉ – chườm cho đến khi cảm thấy dễ chịu hơn.
Dùng thuốc giảm đau
Nếu mức độ đau nghiêm trọng hơn, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn (paracetamol, ibuprofen,..). Những loại thuốc này cũng giúp cải thiện tình trạng sưng tấy hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng vì thuốc có thể gây tác dụng phụ với hệ thống tiêu hóa.
Ngoài thuốc đường uống, người bệnh cũng nên dùng thêm các loại thuốc xịt giảm đau. Do là dạng thuốc dùng ngoài nên hiệu quả mang lại thường nhanh hơn cũng như ít gây dị ứng hơn thuốc uống.
Chọc hút dịch khớp
Với những trường hợp tràn dịch nặng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu, ví dụ như gãy xương hay rách gân cơ, các bác sĩ thường khuyến khích người bệnh chọc hút dịch. Họ sẽ sử dụng một kim tiêm gắn với ống xi-lanh để hút lấy chất lỏng dư thừa đang tích tụ bên trong ổ khớp. Sau khi đã chọc hút xong, các thuốc tiêm chống viêm sẽ được sử dụng thêm để cải thiện tình trạng viêm của khớp gối.
Phẫu thuật
Có một số trường hợp phải phẫu thuật sau khi chọc hút dịch khớp gối, thường thì những ca bệnh này liên quan đến gãy xương, chảy máu trong, rách dây chằng, gân cơ,… Phẫu thuật giúp loại bỏ hoàn toàn những tình trạng nguy hiểm, đảm bảo khả năng hồi phục cao nhất cho người bệnh.
Tràn dịch khớp gối sau chấn thương tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, vì vậy người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan. Ngay từ khi phát hiện những dấu hiệu bất thường ở đầu gối như sưng tấy, bầm tím, đau nhức kéo dài,… bệnh nhân cần tìm đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để nhận được sự giúp đỡ kịp thời.