Tràn dịch khớp gối đang trở thành căn bệnh nguy hiểm và đáng báo động khi bệnh này có thể gặp cả ở trẻ em với tỉ lệ mắc rất cao. Tràn dịch khớp gối ở trẻ em cũng gây ra các cơn đau nhức, tê bì vùng gối, khó khăn khi vận động. Vậy nguyên nhân và cách điều trị bệnh lý này ở trẻ em có gì khác biệt so với người lớn hay không? Hãy đọc bài viết dưới đây để có thêm cho mình nhiều thông tin bổ ích.
Tràn dịch khớp gối ở trẻ em là gì?
Tình trạng dịch tại vùng khớp gia tăng bất thường gây áp lực lên khớp, khiến khớp bị đau mỏi, nhức được gọi là tràn dịch khớp gối ở trẻ em. Khi này trẻ em sẽ thấy đầu gối sưng, nóng đỏ và đau nhức. Mọi hoạt động của bé đều bị hạn chế và trở nên khó khăn.
Thông thường, tình trạng tràn dịch thường diễn ra ở một bên gối, khó có thể tự thuyên giảm và sẽ có xu hướng gia tăng theo thời gian nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới căn bệnh tràn dịch khớp gối ở trẻ em, trong đó phổ biến nhất có thể kể đến như:
- Khớp gối bị tổn thương: Phần lớn nguyên nhân dẫn tới tràn dịch khớp gối ở trẻ em là do tổn thương phần gối. Ở độ tuổi của bé, phần khớp này chưa được phát triển hoàn toàn nên các khớp còn yếu, lỏng lẻo nên dễ dàng bị chấn thương khi xảy ra va chạm.
- Theo cơ chế của cơ thể, khi xảy ra chấn thương, dịch trong ổ khớp có xu hướng gia tăng nhanh, khiến đầu gối sưng to và đau nhức.
- Viêm khớp: Với hệ miễn dịch còn non yếu, khi gặp một chấn thương nhỏ cũng khiến trẻ dễ mắc phải căn bệnh viêm khớp gối. Ngoài ra khi trẻ bị vết thương hở, virus và vi khuẩn sẽ xâm nhập đi vào khớp gối. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ sẽ mắc tràn dịch khớp gối.
- Thừa cân: Việc không kiểm soát được cân nặng gây áp lực lớn lên phần khớp gối khi luôn phải chịu trọng lượng vượt quá mức cho phép. Lâu ngày, khớp gối bị suy yếu và sụn khớp bị mài mòn. Hậu quả là hai xương tại khớp gối ma sát vào nhau, gây tới sự gia tăng bất thường của dịch khớp.
- Do các bệnh lý về khớp: Tràn dịch khớp gối ở trẻ em có mối liên quan mật thiết tới nhiều bệnh lý về khớp như u khớp, u bao hoạt dịch, viêm khớp dạng thấp ở trẻ em.
Có thể thấy có nhiều nguyên nhân dẫn tới tràn dịch khớp gối ở trẻ, việc phát hiện kịp thời và xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp quá trình điều trị được dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Dấu hiệu tràn dịch khớp gối ở trẻ em
Mọi loại bệnh lý đều có những biểu hiện cụ thể và riêng biệt để có thể nhận biết. Tràn dịch khớp gối ở trẻ cũng không ngoại lệ. Để phát hiện cũng như nhận biết sớm được căn bệnh này, bạn có thể dựa trên một số dấu hiệu sau:
- Vùng đầu gối bị sưng to và tấy đỏ.
- Trẻ thường cảm thấy tê mỏi vùng chân, đau nhức khi vận động, các cơn đau có xu hướng lan rộng.
- Khi đứng lên ngồi xuống, đầu gối có tiếng kêu, đau nhức khi ngồi lâu.
- Khó thay đổi tư thế, chân khó vận động.
- Trẻ sốt cao khi khớp bị nhiễm khuẩn.
Các triệu chứng tràn dịch khớp ở trẻ đặc trưng, dễ nhận biết. Khi thấy trẻ có một trong các triệu chứng trên nên cho trẻ đi thăm khám sớm để việc điều trị dễ dàng, hiệu quả hơn.
Tràn dịch khớp gối ở trẻ em có nguy hiểm không?
Trẻ có hệ miễn dịch yếu và cơ xương chưa phát triển hoàn thiện, nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng khi trẻ mắc các bệnh lý về khớp. Nhiều người băn khoăn khi không biết tràn dịch khớp gối ở trẻ em có nguy hiểm không?
Thực tế, nếu bệnh được phát hiện sớm, thăm khám kịp thời thì tràn dịch khớp ở trẻ hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm, nhanh chóng. Các cơn đau sẽ thuyên giảm, khả năng di chuyển, vận động của trẻ cũng được bảo toàn.
- Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh phát hiện muộn hay có phương hướng điều trị không đúng thì trẻ có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng thường thấy của bệnh lý này đó là:
- Yếu cơ do các hoạt động vùng chân bị hạn chế trong thời gian dài.
- Trẻ bị teo cơ, bại liệt các chi.
- Trẻ dễ bị thoái hóa khớp sớm.
Các biến chứng của bệnh đều nguy hiểm và gây ra những ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của trẻ. Vì vậy thăm khám sớm, điều trị đúng cách sẽ là yếu tố quyết định tới việc tràn dịch khớp có nguy hiểm hay không.
Chẩn đoán tràn dịch khớp gối ở trẻ em như thế nào?
Quy trình chẩn đoán bệnh tràn dịch khớp gối ở trẻ em được diễn ra theo các bước sau:
- Khám lâm sàng: Dựa trên mô tả và các triệu chứng trẻ gặp phải, các bác sĩ chuyên khoa sẽ khám lâm sàng bằng cách sờ, nắn đầu gối để đưa ra những khẳng định tổng quan nhất về bệnh. Ngoài ra bác sĩ sẽ quan sát triệu chứng ở vùng gối, hỏi về tiền sử của người thân trong gia đình để đưa ra chỉ định.
- Khám cận lâm sàng: Để xác định chính xác bệnh đang ở giai đoạn nào để có thể đưa ra hướng điều trị thích hợp bệnh nhân sẽ được chỉ định chụp X – quang, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp hoặc siêu âm khớp. Việc sử dụng phương pháp chẩn đoán hình ảnh nào còn phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh khi thăm khám lâm sàng.
- Khi nghi ngờ trẻ bị tràn dịch khớp gối do vi khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân làm thêm xét nghiệm máu.
Điều trị tràn dịch khớp gối ở trẻ em
Bệnh tràn dịch khớp gối ở trẻ được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm:
- Sử dụng các loại thuốc đặc trị: Để kiểm soát tình trạng tràn dịch khớp gối ở trẻ, bệnh nhi sẽ được kê các loại thuốc phổ biến dành cho căn bệnh này với liều lượng phù hợp. Các dòng thuốc thường được sử dụng đó là:
- Paracetamol: giúp giảm đau và hạ sốt, phù hợp với trường hợp trẻ sốt do nguyên nhân nhiễm trùng.
- Thuốc kháng viêm không steroid: Được sử dụng khi bệnh nhi bị tràn dịch khớp gối ở giai đoạn nhẹ và giữa giúp làm giảm tình trạng tấy đỏ, làm dịu các cơn đau.
- Thuốc kháng sinh: Dùng cho các trường hợp viêm nhiễm ở khớp. Tuy nhiên thuốc thường có nhiều tác dụng phụ, khi sử dụng cần chú ý cho trẻ.
- Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, phụ huynh có thể quan tâm thêm một số biện pháp giảm đau tại nhà như: chườm ấm, xoa bóp, tắm với nước ấm, duy trì tập các bài tập thể dục phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh.
Các biện pháp phòng tránh tràn dịch khớp gối ở trẻ em
Tràn dịch khớp gối ở trẻ em hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng các cách đơn giản như:
- Duy trì cho trẻ chế độ tập luyện lành mạnh, nhẹ nhàng cùng với chế độ ăn uống hợp lý, đủ chất dinh dưỡng.
- Thận trọng khi tham gia các hoạt động để tránh các chấn thương, khi bị chấn thương cần thăm khám và điều trị kịp thời.
- Luôn kiểm soát cân nặng của trẻ trong ngưỡng cho phép, hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì để giảm áp lực lên gối và hệ xương khớp của cơ thể.
- Lựa chọn các bài thể dục, hoạt động thể chất phù hợp với độ tuổi của trẻ để tăng cường sự linh hoạt, dẻo dai cho khớp.
Tràn dịch khớp gối ở trẻ em là căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và biến chứng ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của trẻ. Hi vọng qua bài viết bạn đọc đã có thêm cho mình những thông tin bổ ích xoay quanh căn bệnh này. Hãy nắm vững thông tin để phòng ngừa bệnh một cách tốt nhất cho bé bạn nhé.