Tràn dịch khớp gối có nên uống Glucosamine không đang là vấn đề rất nhiều người bệnh thắc mắc. Để tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi trên, mời bạn cùng theo dõi những thông tin trong bài viết dưới đây!
Tìm hiểu chung về glucosamine
trước khi đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi tràn dịch khớp gối có nên uống glucosamine không thì bạn cần hiểu rõ một số thông tin chính về sản phẩm. Về bản chất, glucosamine là một loại đường tự nhiên có trong những dịch lỏng của khớp. Chất này có tác dụng hữu hiệu trong việc chữa lành và tạo nên mô sụn bị tổn thương.
Phần lớn các chất bổ sung glucosamine đều ở dạng viêm nang hoặc viên nén, một số ít khác được bào chế thành thuốc tiêm. Về thành phần, glucosamine được bào chế chủ yếu từ lớp vỏ của động vật có vỏ. Ngoài ra còn có thêm một số thành phần phụ khác như: Sụn cá mập, chondroitin sulfate, methylsulfonylmethane,…
Về phân loại, hiện nay glucosamine được chia thành 3 loại chính:
- Glucosamine Hydrochloride
- Glucosamine Sulfate
- N-acetyl Glucosamine
Theo các bác sĩ chuyên khoa, glucosamine chủ yếu được dùng để hỗ trợ làm giảm đau và viêm khớp. Chất này sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và vận động khớp dễ dàng, trơn tru hơn.
Cụ thể, cơ thể chúng ta sử dụng glucosamine để sửa chữa và xây dựng nên các tế bào sụn. Những tế bào sụn dẻo dai, liên kết với nhau để bảo vệ hệ xương khớp bên trong. Đồng thời cơ quan này cũng tạo thành một lớp đệm để ngăn chặn các xương cọ vào nhau khi cơ thể chuyển động.Vì thế glucosamin được đánh giá có tác dụng lớn đối với xương khớp.
Tràn dịch khớp gối có nên uống glucosamine?
Hiện nay rất nhiều người bị tràn dịch khớp gối tin tưởng lựa chọn glucosamine trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Vậy liệu tràn dịch khớp gối có nên uống glucosamine không? Thực tế các chất bổ sung glucosamine đều được sản xuất để cung cấp cho khớp gối những dưỡng chất cần thiết. Việc sử dụng loại dược liệu này có thể hỗ trợ làm chậm lại quá trình sụn thoái hóa và ngăn ngừa hiện tượng dịch khớp gối tràn ra bên ngoài.
Tuy nhiên tác dụng này của glucosamine không phải đúng với 100% người bệnh. Tùy thuộc theo mức độ tràn dịch khớp gối và thể trạng mỗi người, glucosamine sẽ phát huy tác dụng tương ứng. Những trường hợp dị ứng với thành phần này không nên bổ sung vì có thể gây ra những phản ứng phụ nguy hiểm.
Tốt nhất người bệnh không nên tự ý bổ sung dược liệu này.Thay vào đó, bạn hãy tới các cơ sở y tế để các bác sĩ tư vấn chi tiết cụ thể hơn. Ở một số trường hợp, việc tự ý dùng glucosamine có thể khiến bệnh không thuyên giảm mà còn trở nên trầm trọng hơn.
Tác dụng phụ của glucosamine
Như bài viết đã đề cập bên trên, sử dụng glucosamine cho người bị tràn dịch khớp gối có thể dẫn tới một số hệ lụy không mong muốn. Chúng chính là những phản ứng phụ của chất này, cụ thể gồm có:
- Ợ nóng, buồn nôn
- Cơ thể phát ban
- Tiêu chảy, táo bón
- Đau đầu, buồn ngủ.
Những phản ứng phụ bên trên diễn ra là do glucosamine gây ảnh hưởng tới nồng độ insulin và lượng đường trong máu. Vì thế những người bệnh có thể trạng kháng insulin hoặc đang mắc tiểu đường nên cẩn trọng trước khi bổ sung sản phẩm.
Ngoài những phản ứng phụ bên trên, glucosamine còn có phản ứng với một số dược liệu. Đặc biệt khi dùng chung sản phẩm với thuốc chống đông máu (warfarin) có thể khiến cơ thể chảy máu và bầm tím nghiêm trọng hơn.
Hơn thế, glucosamine cũng có thể khả năng làm giảm tác dụng các loại sau:
- Nhóm thuốc điều trị tiểu đường như Pioglitazone, Glyburide, Glimepiride, Insulin và Rosiglitazone.
- Các loại thuốc hóa trị liệu: Teniposide, Doxorubicin và Etoposide.
- Acetaminophen.
Cuối cùng, những trường hợp người có cơ địa dị ứng với những động vật có vỏ cần thông báo cho bác sĩ biết trước khi có ý định sử dụng sản phẩm này.
Lưu ý khi sử dụng glucosamine
Trong trường hợp người bệnh được phép sử dụng glucosamine thì bạn cũng nên chú ý tới một sô vấn đề dưới đây:
- Tuân thủ theo đúng liều lượng và cách dùng glucosamine. Thiếu hụt liều lượng glucosamine không giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả tối đa. Việc bổ sung thừa chất này cũng khiến hệ xương khớp bị ảnh hưởng ít nhiều, không tốt cho sức khỏe người bệnh.
- Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra lại tình trạng bệnh đang ở mức độ nào, việc sử dụng glucosamine trong thời gian qua có thực sự hiệu quả.
- Người bệnh không được phép kết hợp glucosamine với bất kỳ dược liệu nào khác để tránh sự phản ứng giữa các hợp chất với nhau, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
- Người bệnh không nên bỏ thuốc điều trị bệnh chuyển qua dùng glucosamine. Bởi chất này chỉ có tác dụng hỗ trợ làm giảm các biểu hiện bệnh, không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.
- Trong quá trình bổ sung glucosamine, nếu cơ thể có bất kỳ triệu chứng bất thường nào thì nên ngừng sử dụng ngay lập tức. Tốt nhất người bệnh nên tới các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời, tránh những hệ lụy đáng tiếc xảy ra.
Điều trị tràn dịch khớp gối bằng glucosamine kết hợp các phương pháp khác
Để điều trị thành công tràn dịch khớp gối, bên cạnh việc bổ sung thêm glucosamine, người bệnh cũng cần kết hợp với các biện pháp khác như sau:
Sử dụng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Đây là phương pháp hiệu quả nhất trong việc điều trị bệnh. Các dược liệu được chỉ định sử dụng cho người bệnh bao gồm:
- Thuốc chống viêm không chứa steroid
- Ibuprofen
- Chất ức chế COX-2.
Khi dùng các loại thuốc kể trên, người bệnh nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra chúng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, người bệnh nên cẩn trọng.
Tập luyện thể dục thể thao
Chăm chỉ tập luyện các bài tập thể dục thể thao vừa sức như đi bộ, chạy bộ, yoga sẽ giúp hệ xương khớp dẻo dai hơn. Những biểu hiện đau nhức do bệnh gây ra cũng giảm dần rõ rệt. Tuy nhiên tùy theo cơ địa và tình trạng bệnh, bạn nên căn chỉnh thời gian luyện tập và cường độ vừa phải.
Việc tập luyện quá sức hoặc chọn môn thể thao không phù hợp có thể khiến khớp gối bị tổn thương thêm.
Massage, chườm lạnh
Massage, chườm lạnh là hai phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối thông dụng nhất hiện nay. Hai phương pháp này vừa dễ thực hiện, vừa không tốn chi phí mà hiệu quả giảm các biểu hiện của bệnh đáng kể.
Mỗi ngày, người bệnh nên massage nhẹ nhàng hoặc chườm lạnh vị trí gối bị đau khoảng 15-20 phút. Lưu ý khi chườm đá, người bệnh không nên chườm trực tiếp lên da để tránh khiến lớp mô bị tổn thương.
Xây dựng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khoa học, hợp lý
Người bệnh cần tăng cường nghỉ ngơi, hạn chế làm việc đứng lâu hoặc ngồi lâu ở một tư thế. Song song, bạn cũng cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học. Người bệnh nên bổ sung vào thực đơn rau xanh, thực phẩm giàu canxi, vitamin,…để hệ xương khớp dẻo dai hơn.
Chọc hút dịch khớp (nếu cần)
Trường hợp bệnh ở thể nặng, dịch khớp tiết ra quá nhiều thì người bệnh cần tiến hành chọc hút dịch khớp. Biện pháp này sẽ giúp hút lượng dịch dư thừa, ngăn chặn hiện tượng dịch tích tụ gây viêm nhiễm. Tuy nhiên tùy theo cơ địa mỗi người, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp.
Như vậy bài viết đã cùng bạn tìm hiểu tràn dịch khớp gối có nên uống glucosamine hay không và những lưu ý quan trọng xoay quanh vấn đề này. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với bạn đọc.