Tràn dịch khớp cổ tay đang là bệnh lý về xương khớp phổ biến hàng đầu hiện nay. Triệu chứng nổi bật là dẫn tới các u bao hoạt dịch tại phần cổ tay và gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Vậy nguyên nhân, cách điều trị cũng như phòng ngừa căn bệnh này ra sao? Hãy đọc bài viết dưới đây để có thêm cho mình nhiều thông tin bổ ích.
Tràn dịch khớp cổ tay là gì?
Trong cấu tạo phần cổ tay luôn có một lượng nhỏ các chất lỏng để duy trì sự dẻo dai, linh hoạt của xương, khớp vùng cổ tay. Tuy nhiên khi phần chất lỏng này tích tụ quá nhanh và nhiều sẽ dẫn tới tình trạng viêm được gọi là tràn dịch khớp cổ tay. Khi này cổ tay người bệnh bị sưng, đau bất thường do dịch quá nhiều, tràn ra bao quan khớp.
Tràn dịch khớp cổ tay mang tới nhiều biến chứng nguy hiểm, khó xác định được nguyên nhân. Vì vậy đây là bệnh lý cần được quan tâm, người bệnh cần có những hiểu biết nhất định về căn bệnh này để có thể phòng ngừa cũng như biết cách điều trị hiệu quả.
Nhận biết tràn dịch khớp cổ tay
Phần lớn các triệu chứng của tràn dịch khớp cổ tay thường biểu hiện theo từng giai đoạn bệnh cụ thể, ngoài ra dựa trên nguyên nhân gây bệnh mà triệu chứng cũng có thể thay đổi.
Thống kê cho thấy một số dấu hiệu thường thấy của căn bệnh này đó là:
- Sưng đau phần cổ tay: Ban dầu tràn dịch khớp cổ tay sẽ khiến người bệnh bị sưng phần cổ tay, lâu ngày dẫn tới tình trạng viêm khớp. Khi này tình trạng sưng tấy có thể lan rộng từ cổ tay lên tới cánh tay và khuỷu tay. Đi kèm theo đó người bệnh sẽ cảm thấy đau nhói khi cử động hay khi dùng tay ấn nhẹ vào vùng bị sưng.
- Hạn chế vận động: Người bệnh gặp nhiều khó khăn khi vận động cánh tay, ngón tay. Khi vận động tay các cơn đau nhói xuất hiện gây ảnh hưởng tới sinh hoạt của người bệnh.
- Cứng khớp: Tình trạng khớp bị khô cứng khiến người tràn dịch khớp tay khó cử động tay, các hoạt động bị hạn chế.
- Bầm tím vùng cổ tay: Khi tràn dịch ở mức độ nghiêm trọng, người bệnh còn có thể vỡ các mạch máu nhỏ khiến da xuất hiện các vết bầm tím, vùng tràn dịch trở nên nóng rát.
- Một số trường hợp bệnh nhân còn bị tê bì, ngứa ngáy, mỏi cơ và chuột rút. Vì vậy khi có một trong các triệu chứng trên người bệnh nên thăm khám kịp thời để được chẩn đoán, có phương hướng điều trị phù hợp.
Nguyên nhân dẫn tới tràn dịch khớp cổ tay
Thực tế rất khó để xác định nguyên nhân dẫn tới bệnh lý này do cổ tay là bộ phận tham gia nhiều hoạt động. Bệnh có thể gặp do chấn thương, viêm khớp…. Các nguyên nhân cụ thể có thể kể đến như:
- Chấn thương vùng cổ tay: Các tổn thương đơn giản như gãy xương, rạn xương do tai nạn giao thông, ngã xe, chơi thể thao…đều có thể dẫn tới tràn dịch khớp cổ tay. Trong trường hợp nghiệm trọng người bệnh có thể bị rách gân gây đau đớn, sưng tấy phần cổ tay. Bên cạnh đó các chấn thương lặp lại nhiều lần, khi không được điều trị kịp thời cũng dẫn tới căn bệnh này.
- Viêm khớp: Tràn dịch khớp cổ tay được xem là dấu hiệu ban đầu của bệnh lý viêm khớp cấp tính, mãn tính. Khi mạch máu giãn nở, tình trạng viêm dẫn tới phù nề, sưng đau phần cổ tay. Tình trạng này kéo dài dai dẳng khiến dịch tích tụ nhiều ở cổ tay, gây ra hiện tượng tràn dịch. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có khả năng đối mặt với nguy cơ mất đi chức năng khớp.
- Nhiễm trùng khớp: Vi khuẩn có khả năng xâm nhập qua các vết thương hở đi vào các khớp và dẫn tới tình trạng nhiễm trùng. Nguyên nhân là do người bệnh có vết thương hở không giữ gìn vệ sinh hay dụng cụ y tế không đảm bảo được sự khử trùng theo quy định. Nhiễm trùng khớp diễn ra nhanh và nguy hiểm, người bệnh sưng tấy vùng cổ tay, các cơn đau gia tăng dẫn tới tràn dịch khớp.
- Một số nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân chủ đạo trên còn có một số nguyên nhân khác dẫn tới bệnh lý này như: Do tuổi tác khiến thoái hóa sụn, cứng khớp, do rối loạn chuyển hóa đường, lượng axit uric trong máu tăng cao, chơi thể thao sai tư thế lặp đi lặp lại nhiều lần….
Tràn dịch khớp cổ tay có nguy hiểm không?
Phần lớn nếu phát hiện kịp thời tràn dịch khớp cổ tay không gây nguy hiểm cho người bệnh và đáp ứng rất nhanh các quá trình điều trị. Ở giai đoạn đầu người bệnh sẽ được chỉ định dùng thuốc để bảo tồn chức năng xương khớp.
Tuy nhiên trong trường hợp điều trị không đúng, tràn dịch khớp sẽ có thể gây ra những biến chứng như teo cơ, cứng khớp, nhiễm trùng khớp, hạn chế vận động của người bệnh.
Có thể thấy tràn dịch khớp cổ tay cũng tiềm ẩn những nguy hiểm nhất định, việc thăm khám và điều trị kịp thời là hoàn toàn cần thiết.
Quy trình chẩn đoán tràn dịch khớp cổ tay
Với cấu tạo phức tạp của phần cổ tay, các bác sĩ thường gặp khó khăn trong việc chẩn đoán được nguyên nhân gây bệnh. Đi kèm theo đó quy trình chẩn đoán bệnh cũng phức tạp hơn so với các bệnh lý khác. Quy trình chẩn đoán tràn dịch khớp bao gồm:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ sẽ tiến hành quan sát, sờ nắn phần cổ tay, cánh tay của người bệnh để xác định xem có dấu hiệu nhược cơ hay không. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện một số động tác để đánh giá mức độ linh hoạt của cổ tay.
- Chẩn đoán hình ảnh: Để xác định chính xác và cụ thể tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh đi chụp X – quang, chụp cắt lớp CT hoặc chụp cộng hưởng từ. Thông qua hình ảnh thu được sẽ xác định được giai đoạn bệnh, nguyên nhân gây bệnh.
- Kiểm tra dịch khớp: Dựa trên việc chọc hút dịch khớp để xác định được tình trạng dịch tại khớp. Ngoài ra việc làm này cũng giảm bớt áp lực của dịch lên phần cổ tay.
Điều trị tràn dịch khớp cổ tay
Lựa chọn phương pháp điều trị nào sẽ dựa trên nguyên nhân dẫn tới bệnh lý này ở người bệnh. Việc thăm khám tại các cơ sở uy tín để tìm ra nguyên nhân, có phương hướng điều trị phù hợp là vô cùng cần thiết.
Người bệnh có thể điều trị bệnh tại nhà thông qua một số hình thức như:
- Chườm đá lên vùng sưng tấy để giảm đau, giảm sưng.
- Hạn chế hoạt động phần cổ tay: Khi hạn chế các hoạt động có liên quan tới tay sẽ giúp cổ tay được nghỉ ngơi, giảm sưng, viêm.
- Bên cạnh thực hiện các biện pháp chăm sóc tại nhà người bệnh nên sử dụng thêm các loại thuốc điều trị được kê đơn như:
- Thuốc giảm đau: giúp chống viêm, giảm đau, giảm sưng tấy.
- Thuốc kháng sinh: Khi tràn dịch khớp cổ tay do nguyên nhân nhiễm trùng, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh để cải thiện các triệu chứng. Liều dùng là 14 ngày liên tục và tiêm vào tĩnh mạch.
Một số thủ thuật khác có thể áp dụng đó là:
- Chọc hút dịch khớp: Hút dịch sẽ giảm bớt áp lực lên phần cổ tay, giảm đau và giảm tình trạng sưng tấy.
- Phẫu thuật: Khi tràn dịch khớp ở giai đoạn nặng và có nhiều biến chứng, người bệnh được chỉ định phẫu thuật khớp cổ tay để bảo toàn được chức năng khớp.
Phòng ngừa tràn dịch khớp cổ tay
Thực ra hạn chế căn bệnh này rất đơn giản, người bệnh chỉ cần nắm được các nguyên nhân gây bệnh và từ đó hạn chế các nguyên nhân này như:
- Sử dụng đồ bảo hộ bảo vệ cổ tay khi chơi thể thao để hạn chế các chấn thương, bảo vệ vùng cổ tay.
- Tăng cường thêm các vitamin cần thiết và canxi cho cơ thể.
- Hạn chế các tai nạn giao thông, tai nạn lao động để tránh những chấn thương.
Tràn dịch khớp cổ tay gây ra do nhiều nguyên nhân, bệnh hoàn toàn có thể điều trị được khi người bệnh thăm khám kịp thời. Chắc hẳn bạn đọc đã có thêm cho mình nhiều thông tin sau khi đọc xong nội dung bài viết. Chúc bạn sẽ có đủ kiến thức để có thể bảo vệ tốt nhất phần cổ tay của mình.