Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu là một phương pháp hiện đại trong điều trị thoái hóa khớp. Với đặc tính chữa lành tự nhiên, ít gây ra tác dụng phụ nên được một số người bệnh lựa chọn. Cùng tìm hiểu về tiêm huyết tương giàu tiểu cầu chữa thoái hóa khớp trong bài viết dưới đây.
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu chữa thoái hóa khớp là gì?
Huyết tương là thành phần lỏng của máu, tạo môi trường để các tế bào hồng cầu và bạch cầu di chuyển trong dòng máu. Thành phần chủ yếu của huyết tương là nước, bên cạnh đó còn có chứa protein, chất dinh dưỡng, glucose, kháng thể cùng với các thành phần khác.
Tiểu cầu tương tự như các tế bào hồng cầu và bạch cầu, tiểu cầu là một thành phần bình thường của máu. Tuy nhiên tiểu cầu không có đặc tính phục hồi hoặc chữa bệnh. Tiểu cầu cũng là thành phần giúp máu đông lại, do đó những người khiếm khuyết hoặc quá ít tiểu cầu thường bị chảy máu quá mức hoặc khó đông máu sau các tổn thương.
Liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu là phương pháp tận dụng các đặc tính chữa lành tự nhiên của máu để chữa lành sụn, dây chằng, gân, cơ, xương và các khớp bị tổn thương. Mặc dù không phổ biến trong chữa trị thoái hóa khớp nhưng phương pháp này cũng có thể cải thiện một số triệu chứng của bệnh. Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu được áp dụng để điều trị thoái hóa khớp gối, nhưng đôi khi cũng phù hợp với việc chữa trị các khớp khác.
Liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu có tác dụng gì?
Cho tới thời điểm hiện tại chưa có nghiên cứu xác thực những tác dụng cụ thể của liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu. Tuy nhiên, các bác sử dụng phương pháp này cho răng, huyết tương giàu tiểu cầu mang lại một số tác dụng như:
- Ức chế tình trạng viêm
- Kích thích sự hình thành sụn khớp mới
- Tăng cường sản xuất gel bôi trơn khớp, từ đó hỗ trợ giảm ma sát hiệu quả
- Tăng cường các protein làm thay đổi các thụ thể đau và giảm cảm giác đau
Khi nào nên và không nên tiêm huyết tương giàu tiểu cầu?
Một số trường hợp nên tiêm huyết tương giàu tiểu cầu gồm:
- Bệnh nhân đau nhức xương khớp ở tình trạng nhẹ
- Các phương pháp điều trị bằng thuốc, vật lý trị liệu không phát huy tác dụng
Bên cạnh đó, nếu bạn gặp phải một số tình trạng dưới đây thì không nên áp dụng liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu:
- Tình trạng sức khỏe trở nên nghiêm trọng sau khi tiêm thuốc, chẳng hạn như nhiễm trùng, có bệnh lý di căn hoặc có các bệnh lý nhất định về da
- Rối loạn chảy máu
- Đang trong quá trình sử dụng thuốc chống đông
- Thiếu máu
- Phụ nữ có thai
- Người dị ứng với thịt bò
Huyết tương giàu tiểu cầu được tạo ra như thế nào?
Huyết tương giàu tiểu cầu được lấy từ máu của chính người bệnh. Cách phổ biến thường được thực hiện để lấy huyết tương giàu tiểu cầu là quay ly tâm mẫu máu của bệnh nhân.
Một lọ máu của bệnh nhân được đặt trong máy ly tâm và quay với tốc độ cao, máu sẽ được phân tách thành các lớp như sau:
- Đáy lọ: Là các tế bào hồng cầu, chiếm khoảng 45% thể tích
- Phần giữa: Là một lớp mỏng tế bào bạch cầu và tiểu cầu chiếm thể tích khoảng 1% lượng máu
- Trên cùng: Chiếm 55% là huyết tương chứa ít tiểu cầu hay huyết tương nghèo tiểu cầu.
Tùy vào mỗi mẫu máu mà tốc độ và thời gian ly tâm có thể khác nhau.
Sau khi hoàn thành quá trình ly tâm, bác sĩ sẽ chuẩn bị thuốc huyết tương giàu tiểu cầu để tiêm. Thuốc tiêm huyết tương giàu tiểu cầu có nồng độ tiểu cầu cao hơn khoảng 2, 5 lần sẽ được sử dụng để cải thiện những triệu chứng của thoái hóa khớp.
Quy trình tiêm huyết tương giàu tiểu cầu chữa thoái hóa khớp
Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu chữa thoái hóa khớp thường được thực hiện trong khoảng 45 – 90 phút, sau đó người bệnh có thể về nhà mà không cần nằm viện.
Để hiệu quả của liệu pháp đạt được mức tối đa, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau trước khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu:
- Không sử dụng thuốc corticosteroid trong 2 đến 3 tuần trước khi tiêm
- Ngưng dùng các loại thuốc chống viêm không steroid, chẳng hạn như aspirin hoặc ibuprofen và các loại thuốc điều trị khác một tuần trước khi thực hiện thủ thuật
- 5 ngày trước khi thực hiện thủ thuật không dùng thuốc đông máu
- Uống nhiều nước
- Trong một số trường hợp, người bệnh sẽ được đề nghị sử dụng thuốc chống lo âu trước ngày thực hiện thủ thuật
Quy trình tiêm huyết tương giàu tiểu cầu sẽ trải qua những giai đoạn như sau:
- Máu được lấy từ tĩnh mạch của ở cánh tay trên của người bệnh
- Máu được xử lý ở máy ly tâm.
- Bác sĩ chuẩn bị huyết tương giàu tiểu cầu sau khi ly tâm để bắt đầu tiêm.
- Khử trùng khu vực cần tiêm
- Thoa gel (trong trường hợp sử dụng sóng siêu ấm), sau đó bác sĩ sử dụng đầu dò siêu âm để ấn vào vùng da được phủ gel để hiển thị hình ảnh bên trong khớp.
- Người bệnh thư giãn để giảm đau ở vết tiêm
- Bác sĩ sử dụng một ống tiêm và kim tiêm và tiến hành thủ thuật với (thường chỉ từ 3 đến 6 ml huyết tương giàu tiểu cầu vào nang khớp.
- Vùng tiêm sẽ được làm sạch và băng bó.
Sau tiêm, người bệnh có thể cảm thấy vết tiêm bị sưng và đau trong khoảng 3 ngày.
Để vết thương nhanh lành, người bệnh nên lưu ý các vấn đề dưới đây:
- Không sử dụng thuốc giảm đau chống viêm ngoài thuốc được bác sĩ kê đơn.
- Mang nẹp hoặc đai để bảo vệ và cố định khu vực bị ảnh hưởng
- Tiến hành chườm lạnh vào vết tiêm, mỗi ngày từ 10 – 20 phút
- Xây dựng và thực hiện chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập và nghỉ ngơi khoa học
Ưu điểm của tiêm huyết tương giàu tiểu cầu
Nhìn chung liệu pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu được tiến hành dựa trên cơ chế tác động của huyết tương tự thân, được lấy từ cơ thể người bệnh, do đó thường ít rủi ro và tác dụng phụ. Điều này khắc phục những hạn chế của các loại thuốc Tây y trên thị trường.
Bên cạnh đó, tiêm pháp huyết tương giàu tiểu cầu điều trị bệnh viêm khớp có thể hỗ trợ giảm đau, từ đó cải thiện chức năng khớp và làm chậm quá trình thoái hóa khớp. Tuy nhiên, để tránh các rủi ro không mong muốn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể trước khi tiến hành liệu pháp này.