Thoái hóa cột sống là bệnh xương khớp thường gặp, hiện nay đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh mặc dù không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng nếu không được điều trị triệt để có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của con người. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một số bài thuốc trị thoái hóa cột sống đang được nhiều người lựa chọn.
Thoái hóa cột sống uống thuốc gì?
Thoái hóa cột sống có thể gây chèn ép dây thần kinh tọa, khiến người bệnh phải chịu đựng các cơn đau nhức kéo dài từ thắt lưng đến bàn chân. Một số trường hợp còn gặp hiện tượng tê chân do máu không được lưu thông. Ở mỗi độ tuổi khác nhau, bệnh sẽ có những biểu hiện và biến chứng khác nhau, ở người già bệnh sẽ có xu hướng nghiêm trọng hơn bởi cấu trúc xương không còn tốt như người trẻ.
Bệnh không những ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày mà còn gây tâm lý hoang mang, lo lắng, căng thẳng cho người bệnh. Nhiều người thường có thói quen sử dụng các loại thuốc tân dược bởi một số đặc điểm nổi bật sau:
- Thời gian tác động và hiệu quả của thuốc nhanh, khoảng 30 phút sau khi người bệnh sử dụng thuốc
- Người bệnh nhận được hiệu quả tốt nếu tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ
- Thuận tiện, dễ dàng mang theo khi đi du lịch, công tác
- Một số loại thuốc có chi phí trung bình, phù hợp với túi tiền của nhiều người
Tuy nhiên, thuốc tân dược cũng sẽ là “con dao hai lưỡi” nếu người bệnh sử dụng không hợp lý”
- Một số loại thuốc có các thành phần gây hại cho sức khỏe con người, ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày
- Hiệu quả giảm hoặc bệnh phát nặng hơn nếu người dùng tự ý ngưng thuốc đột ngột
- Bị phụ thuộc vào thuốc
- Những loại thuốc ngoại có giá thành cao
Dưới đây là một số loại thuốc mà bác sĩ có thể kê đơn trong quá trình điều trị bệnh thoái hóa cột sống :
Thuốc giảm đau
Các loại thuốc giảm đau được sử dụng trong y tế đó là Paracetamol, acetaminophen,… Các loại thuốc này có tác dụng giảm cơn đau có mức độ từ nhẹ đến trung bình và được đánh giá tương đối an toàn ở liều điều trị. Đối với những trường hợp nặng, người bệnh không nên quá kỳ vọng vào hiệu quả của các loại thuốc giảm đau này. Tuyệt đối không lạm dụng vì có thể khiến những cơn đau ngày càng thêm trầm trọng.
Thuốc giãn cơ
Bên cạnh triệu chứng là những cơn đau, người bị bệnh còn gặp phải hiện tượng co cứng cơ ảnh hưởng đến khả năng vận động. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc giãn cơ để cải thiện triệu chứng. Khi sử dụng thuốc giãn cơ bạn sẽ gặp một số tác dụng phụ như: nhịp tim chậm, hạ huyết áp, gây tổn thương gan, buồn ngủ, ngủ gà, mệt mỏi. Do đó, người bệnh cần sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ.
Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID)
Đây là một trong những loại thuốc được sử dụng để kiểm soát triệu chứng do thoái hóa cột sống gây ra. Nhóm thuốc này vừa có tác dụng chống viêm vừa giúp kiểm soát cơn đau nhẹ đến trung bình. Thuốc chống viêm không Steroid thường được sử dụng khi Paracetamol không đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, NSAID cũng mang đến một số tác dụng phụ như xuất huyết, viêm loét dạ dày tá tràng, tăng nguy cơ đột quỵ,… Do đó, nhóm thuốc này thường chỉ được sử dụng trong điều trị ngắn hạn. Đối với những trường hợp có tiền sử mắc bệnh dạ dày, tim mạch thì không nên sử dụng hoặc phải có chỉ định đặc biệt của bác sĩ chuyên môn.
Một số loại thuốc chống viêm không steroid thường được sử dụng trong điều trị thoái hóa cột sống bao gồm Diclofenac, Meloxicam, Piroxicam, Indomethacin,…
Thuốc ức chế interleukin-1
Nhóm thuốc này có công dụng chống viêm nhiễm và làm chậm quá trình thoái hóa. Đây là loại thuốc điển hình của nhóm thuốc ức chế interleukin-1 là Anakinra. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, các loại thuốc này chưa có mặt tại Việt Nam.
Để không gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc tại nhà. Khi gặp những cơn đau, bạn cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, từ đó đưa ra những chỉ định phù hợp.
Bài thuốc nam trị thoái hóa cột sống
Bên cạnh các loại thuốc kể trên, người bệnh thoái hóa cột sống cũng có thể sử dụng các bài thuốc nam để chữa trị, bởi:
- Nguyên liệu an toàn, lành tính cho sức khỏe con người
- Chi phí rẻ, dễ tìm kiếm xung quanh vườn nhà
- Không gây nên những tác dụng phụ cho cơ thể
- Ngoài tác dụng điều trị, các bài thuốc mang còn giúp bồi bổ xương khớp
Mặc dù có nhiều ưu điểm, nhưng các bài thuốc Nam cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định:
- Chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh tác dụng của các bài thuốc, tất cả chỉ mang yếu tố truyền miệng
- Nguyên liệu được chiết xuất từ thảo dược nên tác dụng chậm, người bệnh cần kiên trì sử dụng trong 2 -3 tháng mới thấy sự chuyển biến
- Mất thời gian chuẩn bị nguyên liệu, đun sắc
Dưới đây là một số bài thuốc nam chữa bệnh bệnh thoái hóa cột sống đã được áp dụng thành công:
Xương rồng kết hợp cá lóc
Theo Đông y, thì xương rồng là loại cây có vị đắng, tính hàn với khả năng tiêu thũng, giúp sát trùng, thông tiện. Phần lá của xương rồng còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Xương rồng có rất nhiều loại, tuy nhiên hiện nay chỉ có 2 loại xương rồng bẹ và xương rồng ba chia là có tác dụng chữa bệnh thoái hóa cột sống.
Người ta thường sử dụng xương rồng ba chia kết hợp với cá lóc để nấu món canh bổ dưỡng cho xương khớp. Bạn có thể tham khảo các thực hiện bên dưới:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Xương rồng ba chia: 3 nhánh non, còn tươi
- Một con cá lóc đồng khoảng 250g
- Muối trắng loại hạt to
Cách thực hiện:
- Xương rồng cắt bỏ hết gai cho vào nước muối loãng ngâm khoảng 5 – 10 phút để loại bớt nhựa
- Vớt xương rồng để ráo nước rồi thái thành lát mỏng
- Bóp xương rồng với muối hạt, vắt kiệt nước
- Cá lóc rửa sạch, ướp cùng 1 chút muối
- Cho nguyên con cá lóc cùng xương rồng vào nồi thêm một bát nước nhỏ đun lẫn
- Đun nhỏ lửa đến khi cá lóc chín và cạn bớt nước thì thêm gia vị vừa ăn
- Sử dụng món này thường xuyên trong 5 ngày
Ngải cứu, lá lốt, cỏ xước
Lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm, thường dùng để trừ lạnh, ấm bụng, giảm đau lưng, đau chân tay, trị nôn mửa, đầy hơi. Trong dân gian, người ta thường kết hợp lá lốt với các thảo dược khác như xương sông, cỏ xước, ngải cứu để điều trị các bệnh xương khớp, thoái hóa,… Phương pháp này phù hợp với bệnh nhân ở thể nhẹ.
Chuẩn bị nguyên liệu: ngải cứu, lá lốt, cỏ xước
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các thảo dược, cắt nhỏ
- Cho tất cả các nguyên liệu vào sao vàng
- Sắc nước uống hàng ngày, kiên trì sử dụng bạn sẽ nhận được hiệu quả sau khoảng 2 – 3 tuần
Rượu hạt gấc
Hạt gấc có nhân bên trong có vị rất đắng, nhưng pha chút ngọt, tính ôn hòa, dùng làm thuốc chữa mụn nhọt rất tốt. Bên cạnh đó, hạt gấc cũng có tác dụng chữa các bệnh về xương khớp hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu: Hạt gấc, rượu trắng
Cách thực hiện:
- Rửa sạch hạt gấc, để ráo
- Cho hạt vào bình thủy tinh sạch và đổ rượu ngập
- Ngâm trong 1 tháng là có thể sử dụng
- Mỗi lần lấy một ít rượu gấc để xoa bóp vào những vùng lưng đau
Đinh lăng kết hợp cây xấu hổ
Theo Đông y, cây xấu hổ có vị ngọt, tính hàn, có khả năng chống viêm, làm dịu cơn đau do đó được ứng dụng chữa các bệnh đau xương khớp. Bên cạnh đó, đinh lăng là thảo dược có tính mát, hơi đắng, trong đinh lăng có 8 loại saponin khác nhau và các axit amin, khoáng chất và vitamin B1, B2, B6, C,… Đinh lăng mang đến tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau các khớp, kích thích tiết mồ hôi. Khi kết hợp đinh lăng với cây xấu hổ sẽ mang đến một bài thuốc chữa bệnh an toàn.
Chuẩn bị nguyên liệu: đinh lăng, cây xấu hổ
Cách thực hiện:
- Rửa sạch các nguyên liệu, để ráo nước, thái nhỏ
- Cho các nguyên liệu vào sao vàng, bảo quản trong bình thủy tinh
- Mỗi lần sử dụng, lấy 1 ít dược liệu sắc với nước, uống trong ngày
Bài thuốc dân gian chữa bệnh thoái hóa cột sống
Khắc phục những hạn chế của bài thuốc tân dược, người bệnh xương khớp có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian để chữa bệnh thoái hóa.
- An toàn, không gây tác dụng phụ cho người sử dụng
- Nguyên liệu đơn giản, có thể dễ tìm xung quanh vườn nhà
- Tiết kiệm chi phí, hiệu quả lâu dài
Bên cạnh những ưu điểm, trong quá trình sử dụng người bệnh cũng nhận thấy một số hạn chế như sau:
- Phương pháp này chỉ hiệu quả trong trường hợp bệnh nhẹ, trung bình, với những người có cơ địa phù hợp
- Người bệnh cần sử dụng trong thời gian dài mới nhận được tác dụng
- Mất thời gian đun sắc, không thuận tiện khi di chuyển
Bài thuốc dân gian từ quả ớt
Theo một số tài liệu y học cổ truyền ghi chép, ớt có vị cay nóng có công dụng tán hàn, chỉ thống, tiêu thực,… Bên cạnh đó, trong quả ớt còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin C, B1, B2, acid citric và capsaicin giúp kích thích sức đề kháng của một số tế bào thần kinh, hỗ trợ giảm đau và kháng viêm vô cùng hiệu quả. Chính vì vậy, ớt có công dụng chữa bệnh thần kỳ, đặc biệt là khả năng chữa viêm khớp, làm thuốc giảm đau gai cột sống, hỗ trợ điều trị các bệnh lý xương khớp khá hiệu quả và an toàn.
Chuẩn bị nguyên liệu: ớt tươi, rượu trắng
Cách thực hiện:
- Rửa ớt sạch, vớt để ráo
- Giã ớt nát
- Cho vào bình thủy tinh và thêm rượu theo tỷ lệ một phần ớt, 2 phần rượu
- Dùng để xoa bóp vào chỗ đau
Bài thuốc từ cây trinh nữ
Cây trinh nữ có vị ngọt, hơi se,tính hơi hàn, có tác dụng trấn tĩnh an thần chống viêm, làm dịu đau, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu, tốt cho xương khớp. Bộ phận dùng làm thuốc của cỏ trinh nữ là rễ và cành lá. Rễ được đào quanh năm, thái mỏng, phơi hoặc sấy khô. Cành lá thu hái vào mùa hạ, dùng tươi hay phơi khô.
Chuẩn bị nguyên liệu: cây trinh nữ, rượu trắng
Cách thực hiện:
- Rễ trinh nữ rửa sạch, để ráo
- Thái mỏng, tẩm rượu
- Cho dược liệu vào sao với 400ml nước, đun đến khi còn khoảng 100ml nước, uống 2 lần mỗi ngày
Bài thuốc từ cây nhàu
Các bộ phận của cây Nhàu có chứa hơn 140 hoạt chất khác nhau. Trong đó bao gồm những khoáng chất cần thiết đối với cơ thể như : Ca, Zn, Cu, Fe, Các Vitamin A, E, C, các Vitamin nhóm B, P, Mg, Axit Folic và rất nhiều khoáng chất khác,… Cây nhàu được sử dụng trong các bài thuốc để hỗ trợ điều trị bệnh đau lưng, đau mỏi cơ, đau cổ. Đây còn là thảo dược giúp trị bệnh phong tê thấp, đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, ngăn ngừa và trị bệnh gout. Bên cạnh đó, nhàu cũng mang đến tác dụng chống viêm hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu: rễ nhàu, rượu trắng
Cách thực hiện:
- Rễ nhàu thái thành lát mỏng, sao vàng
- Cho nguyên liệu vào bình thủy tinh sạch, đổ khoảng 2 lít rượu vào ngâm trong 15 – 20 ngày
- Mỗi ngày uống 1 chén nhỏ trước bữa ăn
Bài thuốc từ đu đủ và mễ nhân
Theo Đông y, quả đu đủ có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng mát gan, thanh nhiệt giải độc, nhuận tràng rất hiệu quả. Ngoài ra, đu đủ còn có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, trừ phong thấp, hỗ trợ chữa trị bệnh lý xương khớp, trong đó có đau lưng.
Chuẩn bị nguyên liệu: đu đủ, mễ nhân
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 1 nửa quả đu đủ xanh và 30g mễ nhân tươi.
- Thái đu đủ xanh thành nhiều miếng nhỏ
- Cho đu đủ vừa thái, mễ nhân cùng nước sạch vào nồi đun
- Đun đến khi mễ nhân chín mềm thì thêm một thìa đường
- Sử dụng khi hỗn hợp còn ấm
Trên đây là các bài thuốc trị thoái hóa cột sống, tuy nhiên đó chỉ là những thông tin mang tính chất tham khảo. Để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, khi gặp các triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên môn để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.