Thuốc trị đau nhức xương khớp trên thị trường hiện nay vô cùng đa dạng. Từ giảm đau thông thường đến giảm đau chống viêm, mỗi loại cần được sử dụng phù hợp với tình trạng nặng nhẹ của từng người. Chúng tôi tổng hợp và giới thiệu đến bạn các loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng trong bài viết sau đây.
Đau nhức xương khớp là tình trạng gặp phải ở nhiều người bệnh. Nguyên nhân gây ra bệnh cũng rất đa dạng do cả tác động bên trong và bên ngoài. Bạn nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để nhanh chóng đẩy lùi cơn đau.
Thuốc trị đau nhức xương khớp Paracetamol
Thuốc có tên gọi khác là Acetaminophen, thuộc nhóm giảm đau thông thường được sử dụng phổ biến hiện nay. Công dụng chính của Paracetamol là hạ sốt, giảm đau, có tác động tốt với các trường hợp đau nhẹ đến vừa do ảnh hưởng của chấn thương, vận động.
Cơ chế giảm đau của thuốc là ức chế quá trình dẫn truyền của hệ thống dây thần kinh, từ đó giảm cảm giác đau. Thuốc chỉ có thể giảm đau, không có tác dụng chống viêm, ngăn nhiễm trùng.
Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:
- Phát ban
- Ngứa da
- Buồn ngủ
- Buồn nôn…
Dù không quá phổ biến nhưng người dùng phải lưu tâm khi uống thuốc. Paracetamol không dùng cho người bệnh mẫn cảm với các thành phần của thuốc, những người có vấn đề về thận, tim, phổi, thiếu máu và thiết hụt Glucose-6-Phosphat Dehydrogenase.
Liều dùng khuyến cáo là 1 viên (500mg)/ngày, 1 ngày không uống quá 3000mg. Giá bán của thuốc khoảng 32 nghìn đồng/hộp (5 vỉ x 10 viên/1 vỉ).
Ibuprofen
Đây là loại thuốc giảm đau thuộc nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không chứa Steroid, thường được chỉ định dùng kết hợp cùng Paracetamol để giảm viêm hoặc điều trị đau nhức do viêm.
Ibuprofen ức chế quá trình tổng hợp PG – một hoạt chất trung gian hóa học tạo phản ứng viêm. Các cơn đau do vậy giảm thiểu nhanh chóng, thân nhiệt người bệnh giảm nếu có yếu tố gây sốt (thân nhiệt bình thường sẽ không bị ảnh hưởng).
Thuốc thường được kê cho người bệnh đau nhẹ đến vừa và chỉ nên dùng trong thời gian ngắn. Nếu lạm dụng, người bệnh có thể gặp phải tác dụng phụ gây viêm loét dạ dày – tá tràng, dị ứng, suy giảm chức năng thận, đau ngực, khó thở…
Ibuprofen chống chỉ định cho người bệnh suy thận, suy gan, người mắc viêm loét dạ dày – tá tràng, người bị sốt xuất huyết, người quá mẫn cảm với thành phần của thuốc. Phụ nữ có thai và cho con bú cần thận trọng trước khi sử dụng.
Liều lượng khuyến cáo từ 200-400mg cho mỗi lần uống. Trường hợp kiểm soát viêm có thể gia tăng liều lượng lên 400-800mg/lần. Giá bán của thuốc dao động khoảng 88 nghìn đồng/hộp (10 vỉ x 10 viên/vỉ).
Paracetamol + Codeine – 15
Trong trường hợp sử dụng Ibuprofen không mang lại hiệu quả, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định cho người bệnh dùng thuốc Paracetamol + Codeine – 15. Loại thuốc này kết hợp của thuốc gây mê và hạ sốt, đem lại hiệu quả giảm đau mạnh hơn khi sử dụng các chất này riêng biệt. Thuốc tác động trực tiếp lên hệ thống thần kinh trung ương và não bộ để giảm đau.
Trong quá trình sử dụng, thuốc gây ra một số tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, táo bón… Với các trường hợp người mẫn cảm với thành phần thuốc, người bị suy hô hấp, suy gan, trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú không sử dụng thuốc trong điều trị.
Liều lượng khuyến cáo là 1 viên/1 lần (tỷ lệ thuốc là 650mg Paracetamol – 60mg Codeine). Tối đa người bệnh không được dùng quá 4000mg Paracetamol và 360mg Codeine.
Lidocaine
Trên thị trường hiện có 2 dạng Lidocaine ở dạng kem bôi và miếng dán. Tác dụng chính của thuốc giúp co mạch, giảm tín hiệu dây thần kinh qua tác động bề mặt da và gây tê tại chỗ.
Với cơ chế tác động trên, tình trạng đau nhức xương khớp và sưng viêm giảm hẳn. Mỗi ngày người bệnh bôi/dán từ 2-4 lần để giảm các cơn đau nhức xương khớp.
Thuốc giảm đau gây nghiện
Loại thuốc này thường được chỉ định cho người bệnh đau vừa đến nặng, thường là trường hợp dùng Paracetamol + Codeine – 15 không mang lại kết quả. Thuốc tác động giảm đường tín hiệu đau từ não bộ đến các cơ quan, tăng khả năng chịu đau của cơ thể.
Điển hình trong nhóm thuốc nào là Tramadol, Morphin, Pethidin… Sử dụng loại này phụ thuộc vào mức độ đau của người bệnh. Thuốc có khả năng gây nghiện nên chỉ sử dụng theo đúng liều lượng và thời gian được bác sĩ chỉ định. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ khi sử dụng nhóm thuốc giảm đau gây nghiện như rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, rối loạn cương dương, rối loạn nhịp tim…
Các trường hợp sau đây không được dùng thuốc giảm đau gây nghiện để điều trị đau nhức xương khớp:
- Người mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần của thuốc
- Người bệnh dưới 15 tuổi
- Người đang sử dụng thuốc ức chế MAO
- Người từng bị ngộ độc thuốc ngủ hoặc thuốc hướng tâm thần, người suy gan nặng, suy hô hấp
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú
Thuốc chống trầm cảm
Doxepin, Pamelor, Tofranil… là một số loại thuốc chống trầm cảm có thể được chỉ định sử dụng cho người đau nhức xương khớp. Tác dụng chính của thuốc là giúp an thần, cải thiện chất lượng giấc ngủ và tâm trạng cho người bệnh bị đau nhẹ đến vừa. Một số tác dụng phụ mà người bệnh có thể gặp phải là:
- Buồn ngủ, buồn nôn
- Rối loạn tiêu hóa
- Đau đầu, chóng mặt
- Huyết áp giảm, rối loạn chức năng tình dục
Người bệnh thận nặng hoặc dị ứng với thành phần thuốc không nên dùng thuốc chống trầm cảm để điều trị đau nhức xương khớp. Liều lượng sử dụng của từng loại trong nhóm thuốc chống trầm cảm là khác nhau, phụ thuộc cả vào tình trạng bệnh. Bạn cần tuyệt đối tuân thủ liều lượng mà bác sĩ kê để hạn chế các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Thuốc giãn cơ
Thuốc trị đau nhức xương khớp không thể bỏ qua nhóm giãn cơ. Tác dụng chính của nhóm thuốc này là giảm cảm giác căng cứng cơ, giảm đau ở người bệnh bị chấn thương cấp tính hoặc không đáp ứng thuốc giảm đau chống viêm không Steroid. Một số loại thuốc phổ biến của nhóm này là:
- Tizanidine
- Metaxalone
- Cyclobenzaprine
Không dùng thuốc giãn cơ cho phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em và người bị nhược cơ nặng. Liều lượng sử dụng của các loại thuốc trong nhóm khác nhau, bạn nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn. Việc sử dụng hoặc lạm dụng thuốc có thể gây rối loạn nhịp tim, giảm khả năng phối hợp giữa các chi, suy nhược cơ thể, buồn nôn…
Trên đây là tổng hợp của chúng tôi về các loại thuốc trị đau nhức xương khớp trên thị trường. Người bệnh lưu ý tuyệt đối không dùng thuốc hoặc kết hợp các loại thuốc điều trị khác khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và thành công!