Chế độ dinh dưỡng hàng ngày ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm. Vậy thoát vị đĩa đệm nên ăn gì và kiêng gì? Đọc bài viết để tìm hiểu chi tiết về vấn đề này bạn nhé!
Tác động của chế độ ăn uống đến thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên gây ra nhiều đau đớn và khó chịu cho người bệnh. Việc chèn ép của đĩa đệm bị thoái hóa vào dây thần kinh ảnh hưởng đến việc vận động và cuộc sống thường ngày của người bệnh. Theo khuyến cáo của bác sĩ, để giảm thiểu triệu chứng bệnh, ngoài việc điều trị bằng thuốc và các biện pháp can thiệp ngoại khoa, bệnh nhân cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Thực tế điều trị bệnh cho thấy, Đây là thoát vị đĩa đệm là một dạng thoái hóa xương khớp mạn tính, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Người bệnh nếu muốn trở lại cuộc sống sinh hoạt và vận động bình thường nhất thì phải cải thiện chế độ ăn uống mỗi ngày, đặc biệt là bổ sung canxi, vitamin và các khoáng chất cần thiết để hạn chế những ảnh hưởng xấu của bệnh. Một số tác động của chế độ ăn uống đến bệnh thoát vị gồm:
- Kiểm soát sự tiến triển xấu đi của bệnh
- Thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương vùng xương khớp tổn thương
- Giảm đau, tê nhức, cải thiện tình trạng viêm nhiễm
- Rút ngắn thời gian điều trị, ngăn ngừa sự tái phát của bệnh sau quá trình chữa trị
Bởi những lý do trên, duy trì chế độ ăn uống phù hợp là biện pháp tốt để duy trì tình trạng sức khỏe của người bệnh . Đánh giá của các chuyên gia dinh dưỡng cho thấy, chế độ dinh dưỡng tác động khoảng 40% đến tình trạng và khả năng điều trị của bệnh nhân thoát vị .
Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì?
Thực phẩm giàu canxi
Phần lớn răng và xương của con người chứa canxi nên người bệnh thoát vị đĩa đệm cần bổ sung hàm lượng canxi vừa để duy trì sức khỏe vừa để hệ cơ xương khớp chắc khỏe hơn. Người bệnh có thể bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều canxi như hạt vừng, phô mai, hạt chia, sức chua, cá, hạnh nhân hoặc các loại đậu,…
Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của cơ bắp, giúp cơ thể phát ra một số một số tín hiệu đến các tế bào thần kinh cũng như tiết chế một số lại một số loại kích tố.
Bổ sung thực phẩm giàu Omega 3
Loại axit béo không no Omega 3 cần thiết cho cơ thể con người và càng cần thiết hơn với người bệnh thoát vị . Thực phẩm chứa Omega 3 sau khi nạp vào cơ thể có thể chuyển hóa thành Prostaglandin. Đây là hoạt chất cải thiện tình trạng đau đớn do thoát vị gây ra, đồng thời giảm viêm nhiễm ở vùng xương khớp đã bị tổn thương.
Một số thực phẩm giàu Omega 3 mà người bệnh có thể bổ sung là:
- Một số loại cá biển như cá thu, cá hồi, cá trích, cá tuyết
- Hàu biển
- Trứng cá muối
- Hạt lanh hoặc hạt chia
- Hạt đậu nành
- Hạt óc chó
- Thực phẩm giàu vitamin
Bổ sung thực giàu vitamin giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng rất tốt. Các chuyên gia cho biết, cơ thể không thể tự tổng hợp các loại vitamin nên người bệnh cần đặc biệt cần bổ sung các loại thực phẩm hàm lượng chất này để đảm bảo các cơ quan được hoạt động bình thường. Mỗi vitamin đều có một chức năng riêng. Người bị thoát vị cần bổ sung các loại vitamin sau đây:
- Vitamin D: Đây là loại vitamin có tác dụng tăng cường hấp thụ và chuyển hóa canxi để nuôi dưỡng sụn khớp. Một số thực phẩm giàu vitamin D là dầu cá, nấm hoặc trứng,…
- Vitamin E: Bổ sung vitamin E giúp người bệnh giảm thiểu được các cơn đau nhức do thoát vị gây ra. Ngoài ra, vitamin E giúp người bệnh nâng cao hệ miễn dịch, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin E là ngũ cốc, các loại hạt hoặc dầu ô liu,…
- Vitamin C: Giảm đau, chống viêm là công dụng nổi bật của loại vitamin này. Cà chua, cam, quýt,… là các thực phẩm chứa rất nhiều vitamin C.
Bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ
Chất xơ làm sạch đường ruột rất hiệu quả nhưng quan trọng hơn là giúp người bệnh kiểm soát cân nặng. Việc này giúp giảm áp lực trọng lực cơ thể nên đĩa đệm bị thoát vị. Một số thực phẩm giàu chất xơ gồm: táo, mận, lê, cà chua, súp lơ,…
Thoát vị đĩa đệm nên kiêng ăn gì?
- Các loại thịt đỏ: Thịt trâu, thịt dê hay thịt bò đều là những thực phẩm không tốt cho người bệnh thoát vị đĩa đệm. Thành phần dinh dưỡng của các loại thịt này rất cao nhưng sẽ làm suy giảm hàm lượng canxi mà cơ thể hấp thụ, từ đó làm tình trạng viêm nhiễm xảy ra càng nặng hơn.
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ và đồ chế biến sẵn: Với người bình thường các loại thực phẩm đã không tốt thì với người bệnh thoát vị đĩa đệm lại càng gây ra những ảnh hưởng lớn. Ngoài việc làm thừa cân, béo phì, việc sử dụng các loại thực phẩm này có thể khiến xương yếu đi, gia tăng khả năng viêm nhiễm và đau nhức của cơ thể.
- Đô ăn cay nóng: Đồ ăn cay nóng khiến tình trạng đau nhức xương khớp càng thêm trầm trọng hơn.
- Đồ uống chứa cồn: Rượu, bia,… khi vào cơ thể làm giảm quá trình hấp thụ canxi và khoáng chất trong cơ thể.
- Thực phẩm chứa Purin và Fructose: Các loại thực phẩm chứa hai thành phần hoạt chất này khi vào cơ thể khiến phản ứng viêm tại vùng xương khớp càng trầm trọng hơn. Các loại thực phẩm này có thể tìm thấy trong cà muối hoặc các loại nội tạng động vật,…
Việc nạp các loại thực phẩm kể trên có thể gây ra những tác động xấu khiến bệnh tình của người bệnh phát triển nhanh đến mức không thể kiểm soát. Một số thực phẩm kể trên người bệnh có thể ăn nhưng nên hạn chế ở một mức độ nhất định vừa đảm bảo dưỡng chất cho cơ thể, vừa không làm bệnh lý tiến triển nặng thêm.
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp vấn đề thoát vị đĩa đệm ăn gì. Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu được tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh để từ đó đẩy lùi bệnh nhanh chóng và hiệu quả. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và thành công!