Áp dụng phương pháp phẫu thuật có trị dứt điểm bệnh thoát vị đĩa đệm hay không, có để lại di chứng gì nguy hiểm? chi phí cho 1 ca mổ là bao nhiêu. Hãy cùng tham khảo một số thông tin trong bài viết này.
Khi nào thì nên mổ thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý liên quan đến xương khớp khi một phần hay toàn bộ đĩa đệm bị dịch chuyển khác so với vị trí cố định ban đầu. Sự di chuyển này gây chèn ép và tổn thương đến các dây thần kinh cột sống cổ, cột sống thắt lưng. Biến chứng của bệnh sẽ chuyển biến rất đột ngột sau một cú xoay người, cúi xuống đứng lên.
Vậy những biểu hiện nào của bệnh nhân giúp chúng ta biết được nên lựa chọn phương pháp mổ?
? Bệnh nhân sử dụng các phương thuốc nhưng không có hiệu quả, biến chứng trở nặng.
? Thoát vị đĩa đệm tái phát lại sau khi đã phẫu thuật.
? Bệnh nhân có các biến chứng nguy hiểm như liệt toàn thân, hội chứng chùm đuôi ngựa (không có cảm giác ở vùng hậu môn, bí tiểu).
? Bệnh nhân có biểu hiện rối loạn cảm xúc, lúc đầu tê nhức lúc sau mất hẳn cảm giác.
? Bệnh nhân đã có quá trình điều trị sử dụng thuốc kết hợp các bài tập vật lý trị liệu nhưng các triệu chứng bệnh và cơn đau nhức vẫn đeo bám dai dẳng, không dứt.
Mổ thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm và để lại biến chứng gì không?
Theo các bác sĩ đầu ngành xương khớp, thì phương pháp phẫu thuật là biện pháp điều trị cuối cùng cho các bệnh nhân mắc phải thoát vị đĩa đệm.
Thống kê tỷ lệ phần trăm của việc điều trị thoát vị đĩa đệm với phương pháp mổ thành công từ 90 – 95%. Tỷ lệ tái phát lại thấp chỉ từ 5 – 10%, chính vì vậy phương pháp phẫu thuật được rất nhiều người tin tưởng áp dụng.
Tuy tỷ lệ tái phát thấp nhưng sau phẫu thuật bệnh nhân tùy theo cơ địa, thể trạng và tiến triển bệnh sẽ gặp phải những biến chứng như sau:
- Nhiễm trùng máu: đối với phương pháp phẫu thuật mổ hở, nếu vết thương không được sát trùng và kiểm tra thường xuyên, sẽ dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Đặc biệt nếu ảnh hưởng đến ống sống, mô sụn đĩa đệm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.
- Tổn thương các dây thần kinh liên quan: trong quá trình thực hiện việc cố định các đĩa đệm về lại với vị trí bạn đầu, rất dễ có tình trạng làm tổn thương một vài dây thần kinh cột sống. Nếu trầm trọng có thể ảnh hưởng đến quá trình vận động và phục hồi của bệnh nhân sau này.
- Thoát vị đĩa đệm tái phát thêm lần nữa: với tỷ lệ tái phát từ 5 – 10% bệnh nhân không nên chủ quan lơ là. Trong khoảng thời gian từ 5 đến 7 tháng sau phẫu thuật nếu cơn đau không được điều trị dứt điểm thì có nguy cơ cao bệnh đã biến chứng trở lại.
- Xuất hiện một vài triệu chứng kèm theo như tê bì, co cứng ở vùng cột sống cổ, cột sống thắt lưng. Hiện tượng xuất huyết ở các mô, bại liệt nửa người hoặc toàn thân…
Các phương pháp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm phổ biến nhất hiện nay
➣ Phương pháp phẫu thuật mổ hở: đây được xem là phương pháp được bệnh nhân lựa chọn nhiều nhất. Bởi phương pháp mổ hở mang lại hiệu quả, kèm theo đó mức chi phí cũng khá thấp. Những phương pháp này cũng kèm theo những biến chứng mà bệnh nhân nên cân nhắc như nhiễm trùng đường máu, mất sức, dễ tổn thương đến các dây thần kinh liên quan.
➣ Phương pháp phẫu thuật mổ nội soi: nội soi là phương pháp nội có tỷ lệ an toàn cao, không gây các biến chứng nhiễm trùng máu như phương pháp mổ mở. Với vết thương mổ nhỏ nên thời gian hồi phục sau phẫu thuật sẽ nhanh chóng hơn, tuy vậy chi phí phẫu thuật sẽ tương đối cao.
➣ Phương pháp hiện đại áp dụng công nghệ tiên tiến là mổ vi phẫu thuật: Phương pháp này đem lại nhiều điểm lợi ích hơn so với hai phương pháp phẫu thuật trên. Khi áp dụng kính vi phẫu thuật để loại bỏ nhân đệm, giải phóng sự chèn ép các dây thần kinh, không gây nhiễm trùng, tổn thương các dây thần kinh.
Mổ thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền?
Tùy theo diễn biến của căn bệnh, lời khuyên của bác sĩ chuyên ngành và điều kiện kinh tế mà các bệnh nhân có thể lựa chọn cho mình phương pháp phẫu thuật thích hợp nhất. Với từng ưu và nhược điểm của các phương pháp mổ hở, mổ nội soi hay mổ vi phẫu thuật mà giá thành, chi phí mổ khác nhau.
Với phương pháp mổ hở được nhiều bệnh nhân lựa chọn với chi phí rẻ dao động từ 15 – 20 triệu đồng/ca. Đây là phương pháp được bác sĩ khuyên thực hiện khi các biến chứng thoát vị đĩa đệm chưa biến chứng nặng.
Giữa hai phương pháp mổ vi phẫu thuật và nội soi, thì phương pháp mổ nội soi có chi phí mắc hơi rơi vào khoảng từ 40 – 50 triệu đồng/ca. Tuy nhiên nếu bệnh nhân có kèm theo nhiều biến chứng nặng, nguy hiểm cần kết hợp các thủ thuật y khoa chuyên sâu để điều trị dứt điểm thì chi phí có thể tăng lên từ 60 – 70 triệu đồng/ca.
Bên cạnh đó, chi phí phẫu thuật có thể tăng lên hoặc giảm xuống do ảnh hưởng của việc bạn chọn các cơ sở bệnh viện uy tín, mang tầm quốc tế, đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn kinh nghiệm cao. Hoặc bệnh nhân có sử dụng thẻ y tế bảo hiểm thì chi phí sẽ được san sẻ một phần nhất định.
Chăm sóc bệnh nhân sau mổ thoát vị đĩa đệm
Quá trình phẫu thuật luôn ẩn chứa nhiều biến chứng mà bệnh nhân khó lường trước thế nên quá trình chăm sóc sau hậu phẫu thuật người bệnh và gia đình nên cần biết và lưu tâm một vài kinh nghiệm dưới đây:
- Sau phẫu thuật từ 5 – 7 ngày nên luyện tập đi lại nhẹ nhàng, từ từ tăng tốc độ lên dần.
- Tuyệt đối không mang vác, bưng bê các vật nặng.
- Kết hợp giữa chế độ ăn uống khoa học với thói quen sinh hoạt hợp lý.
- Áp dụng các bài tập thể thao từ các bài tập vật lý trị liệu, đi bộ, chạy bộ, yoga, bơi lội…
- Không luyện tập các hoạt động thể thao mạnh sẽ dễ gây ra các chấn thương không mong muốn.
- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh tạo áp lực cho các vùng cột sống cổ, cột sống thắt lưng.
- Tạo tâm lý tinh thần ổn định, thoải mái, hạn chế stress, áp lực.
- Thăm khám và tuân thủ các biện pháp điều trị và hướng dẫn của các bác sĩ chuyên ngành.
- Nhanh chóng đến các cơ sở y tế, bệnh viện nếu có các biểu hiện, triệu chứng bất thường
Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, chúng ta nên có kiến thức, cẩm nang trong việc ngăn ngừa, phòng bệnh thoát vị đĩa đệm, đem đến cho bạn và người thân thương một cuộc sống khỏe mạnh, vui tươi, an lạc.