Các căn bệnh xương khớp luôn luôn mang đến cho người bệnh nhiều vất vả, bất tiện trong nhiều trường khớp, thấp khớp chính là một ví dụ điển hình. Bệnh có liên quan đến hiện tượng rối loạn tự miễn, gây ảnh hưởng và tổn thương nhiều đến các mô, khớp liên kết xung quanh. Vậy thấp khớp là gì? Có nguyên nhân ra sao? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay nhé!
Thấp khớp là gì?
Bệnh thấp khớp còn được gọi với các tên gọi khác là bệnh phong thấp hay bệnh tê thấp. Đây là một chứng rối loạn thấp khớp thường gặp có liên quan đến rối loạn tự miễn. Khi hình thành nó sẽ tiến triển mạnh về gây nên hiện tượng sưng, viêm, tổn thương hay những cơn đau dạng mãn tính tại mô liên kết hoặc khớp. Ngoài việc viêm đau thì người bệnh cũng cảm thấy nóng vị trí bị ảnh hưởng cộng thêm cứng khớp.
Theo thống kê thực từ nhiều nghiên cứu khác nhau thì bệnh thấp khớp được biểu hiện ít nhất là khoảng 200 tình trạng riêng biệt nhau. Tuy nhiên hay gặp nhất chính là thấp khớp không khớp (hội chứng bị đau vùng) và viêm khớp.
Nguyên nhân thấp khớp
Các chuyên gia trong ngành xương khớp đã khẳng định hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân hình thành và phát triển của bệnh thấp khớp. Nhưng có một số yếu tố dưới đây có thể làm cho nguy cơ bị mắc bệnh tăng khá cao, đó là:
- Độ tuổi: Một số thống kê cho thấy khoảng ½ số lượng người độ tuổi từ 65 trở lên bị mắc viêm khớp.
- Gen: Khi trong gia đình mà có họ hàng hay bố mẹ mắc thấp khớp thì nguy cơ con cái của họ bị mắc là rất lớn.
- Giới tính: Cũng theo các thống kê thì nam giới sẽ có khả năng mắc Gout nhiều hơn nữ giới còn nữa lại có tỷ lệ mắc viêm khớp cao hơn nam giới.
- Tính chất nghề nghiệp: Có nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng với những đối tượng làm thợ sơn, sửa móng chân tay hoặc thường xuyên tiếp xúc với Aceton, thuốc trừ sâu sẽ có nguy cơ mắc thấp khớp cao hơn các đối tượng làm công việc khác.
- Chế độ ăn uống: Người ăn uống không lành mạnh, tiêu thụ nhiều thực phẩm có chất béo bị bão hòa hay ăn uống thiếu khoáng chất, vitamin cũng có phần trăm bị bệnh cao hơn.
- Chấn thương: Có một vài kiểu rối loạn thấp khớp như là xương khớp bị viêm hay xảy ra bởi chấn thương. Bên cạnh đó bệnh thấp khớp dễ xảy ra khi người bệnh đã có tiền sử đi phẫu thuật về khớp trước đây.
- Béo phì: Người có thân hình xồ xề, tăng cân quá mức cũng có nguy cơ bị thấp khớp cao hơn những người bình thường khác.
Dấu hiệu nhận biết bệnh thấp khớp
Những ai bị bệnh thấp khớp sẽ luôn cảm thấy có các cơn đau xuất hiện ngay cả những lúc nghỉ ngơi. Đặc biệt chỗ đau này luôn bị sưng, tiết dịch bên trong. Nếu cố cử động nhiều thì càng đau hơn, nhất là buổi sáng thức dậy thường thấy cứng chân tay và phải chờ một lúc thì mới cử động được linh hoạt như bình thường.
Trường hợp bị gỉ khớp thường hay đau mỗi khi làm việc và sẽ giảm ngay nếu nghỉ ngơi. Lúc cử động thì các khớp hay phát ra tiếng kêu rắc rắc, nhiều khi kèm đau vì viêm. Bên cạnh đó còn được biểu hiện bởi một số dấu hiệu như:
- Người mệt mỏi, uể oải
- Thấy sốt nhẹ, ăn không được ngon miệng
- Với các khớp nhỏ ở ngón chân, ngón tay, bàn chân, bàn tay, khuỷu tay, cánh tay hay mắt cá chân có thể bị sưng đau.
- Với các khớp to như là khớp gối cũng rất dễ bị ảnh hưởng
- Ở cùng vị trí là hai chân hay hai tay có thể gặp đau và sưng tấy cùng lúc, đồng loạt
- Xuất hiện các nốt dưới da mẩn đỏ, khớp dễ bị biến dạng
Phương pháp chữa trị bệnh rối loạn thấp khớp
Tùy vào mức độ bệnh thấp khớp hay từng rối loạn mà bệnh sẽ được chữa trị theo các phương pháp khác nhau. Trong đó có một số cách hay được chỉ định phổ biến là:
Thuốc chữa trị thấp khớp
Dùng thuốc chính là phương pháp được áp dụng ban đầu với các bệnh nhân thấp khớp. Căn cứ vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định uống một số loại thuốc chính sau đây:
- Thuốc giảm đau
- Thuốc chống viêm không steroid
- Thuốc chống thấp khớp nhưng tác dụng châm
- Thuốc giảm đau Opioid
- Tiêm Corticosteroids
- Thuốc giãn cơ
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc giúp giảm acid uric trong máu
Sử dụng một số biện pháp bổ sung
Một vài biện pháp sau đau có thể được các bác sĩ chỉ định sử dụng để giúp cho các cơn đau được kiểm soát và hiện tượng cứng khớp được cải thiện.
- Chườm ấm: Dùng túi ấm chuyên dụng áp vào khu vực bị sưng đau trong khoảng 3 đến 4 ngày liên tục. Để giúp các mô mềm được thư giãn, giảm đau nhanh chóng.
- Chườm lạnh: Chườm lạnh để giảm viêm, giảm đau nhưng khuyến cáo không áp dụng cho bệnh nhân có dấu hiệu bị căng cơ.
- Xoa bóp: Trường hợp bệnh nhân có khớp bị đau và cứng thì nên tiến hành xoa bóp dựa theo chỉ dẫn từ bác sĩ. Phần lực từ tay tác động lên vùng bị đau sẽ làm cho cơ giãn ra, giảm căng thẳng và giúp máu lưu thông ổn định hơn.
- Châm cứu: Phương pháp này có tác dụng tốt với các cơn đau giai đoạn mãn tính. Theo đó sẽ tác động vào một điểm bất kỳ trên cơ thể để từ đó giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên châm cứu cần được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm.
Vật lý trị liệu chữa thấp khớp
Đã số bệnh nhân bị thấp khớp đều được chỉ dẫn tập vật lý trị liệu nhằm mục đích kiểm soát tối đa các triệu chứng. Thường thì sẽ tập trong lúc dùng thuốc hoặc sau khi đã phẫu thuật xong. Cách thức này mang đến khá nhiều hiệu quả như giảm đau, giúp khớp thư giãn, hạn chế được cứng khớp và tăng sự linh hoạt. Nhưng tùy thuộc vào các trường hợp khác nhau mà người bệnh sẽ được chỉ định tập các bài tập riêng biệt.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về bệnh thấp khớp mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều kiến thức hữu ích nhất, giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Bệnh rất dễ tiến triển nặng nề hơn kèm các triệu chứng bất thường nên người bệnh cần phải liên hệ với đội ngũ chuyên gia ngay để được thăm khám và chữa trị kịp thời. Xin chân thành cảm ơn!