Thận đóng một vai trò rất quan trọng trong cơ thể nên khi có bất cứ vấn đề nào xảy đến với bộ phận này đều sẽ ảnh hưởng không tốt đến cơ thể. Trong đó thận ứ nước cũng là căn bệnh nghiêm trọng, đáng báo động vì có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng. Ngay bây giờ hãy cùng tìm hiểu thông tin về căn bệnh thận ứ nước qua bài viết dưới đây nhé!
Thận ứ nước là gì?
Thận ứ nước theo danh xưng khoa học có tên là Hydronephrosis, chỉ hậu quả của việc đường tiết niệu bị tắc nghẽn. Từ đó làm giãn bể thận, đài thận hoặc là niệu quản dẫn đến trường hợp kích thước của thận lớn hơn mức bình thường.
Tùy vào các trường hợp khác nhau mà bệnh sẽ làm giảm chức năng của thận một vài ngày hay có thể kéo dài một thời gian sau đó. Ngoài ra tình trạng này có thể biểu hiện ở 1 bên thận hoặc xảy ra ở cả hai bên rồi gây đến tổn thương cho cơ thể rất nghiêm trọng. Còn thận ứ nước giai đoạn cấp tính hay mãn tính lại phụ thuộc vào mức độ cũng như thời gian bệnh tiến triển.
Khi những tổn thương này được phát hiện sớm, chữa trị nhanh chóng thì bệnh sẽ giảm ngay. Còn khi để bệnh kéo dài thì nó có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính, gia tăng suy thận. Thận ứ nước chia làm 4 cấp độ ứng với sự nghiêm trọng mà bệnh gây ra như sau:
- Cấp độ 1: Chưa có biểu hiện gì quá rõ rệt, chỉ làm phổi sưng và giãn nhẹ ra
- Cấp độ 2: Cầu thận sưng rõ ràng, giảm khoảng 10 – 15cm
- Cấp độ 3: Các biểu hiện đã chuyển biến nghiêm trọng những khi chụp CT vẫn chưa nhận ra được bể thận và đài thận
- Cấp độ 4: Đây là cấp độ nguy hiểm, bệnh đã nặng, kích thước của thận gia tăng rõ, tổn thương đến 90%
Thận ứ nước có nguy hiểm không?
Thận khi bình thường sẽ thực hiện các chức năng như lọc máu, lọc nước tiểu. Tuy nhiên khi nó bị tổn thương, cụ thể là ứ nước thì có nhiều người thắc mắc không biết nó có nguy hiểm đến tính mạng hay không? Câu trả lời là không ảnh hưởng nếu như bệnh được phát hiện sớm, được chữa trị kịp thời và đúng cách có thể khỏi hoàn toàn. Trong trường hợp để bệnh quá nặng, đã tiến triển đến cấp độ 3 hoặc 4 thì nó sẽ tạo thành biến chứng nguy hiểm như:
- Huyết áp tăng giảm đột ngột, tăng nguy cơ đột quỵ, suy tim hoặc tử vong
- Ứ nước quá nhiều dễ dẫn đến thận bị nhiễm trùng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển
- Suy thận nếu bị tổn thương quá nặng nề
- Thận bị vỡ: Khi nước ứ đọng quá nhiều, không chịu đựng được thì rất dễ vỡ
Theo đó những phương pháp chữa trị được đưa ra nhằm hướng đến việc loại bỏ sự tắc nghẽn đến giúp thận có thể hoạt động hiệu quả như bình thường. Để được như vậy thì bệnh nhân nên đi thăm khám ngay khi phát hiện để các bác sĩ đưa ra phác đồ chữa triệt để.
Nguyên nhân thận ứ nước
Thận ứ nước xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do đường nước tiểu bị tắc nghẽn. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác có thể kể đến như:
Sỏi thận
Bệnh sỏi thận được đánh giá là nguyên nhân hàng đầu gây ra ứ nước tại đó. Cụ thể khi sỏi rắn, kích thước to rất khó khăn trong di chuyển đến bàng quang và thường mắc kẹt tại niệu quản. Nếu lượng sỏi kẹt ở đó quá nhiều sẽ làm nước tiểu ứ đọng mà phần nước tiểu mới vẫn cứ tiếp tục sản sinh, không chảy được xuống làm ứ nước, cầu thận sưng giãn. Bên cạnh đó với những bệnh nhân đã từng phẫu thuật lấy sỏi thận nếu hẹp niệu quản thì cũng rất dễ bị thận ứ nước.
Niệu quản hẹp
Như đã đề cập niệu quản bị hẹp cũng là nguyên nhân gây ra ứ nước ở thận. Hẹp niệu quản xảy ra trong một số trường hợp như sau: khi có xuất hiện khối u chèn ép lên niệu quản, bẩm sinh hoặc đã từng phẫu thuật ngoại khoa,… Chúng làm cho nước tiểu khó khăn trong việc di chuyển xuống bàng quang, nước tiểu thừa sẽ tích tụ dần dần, làm ứ đọng và tắc nghẽn ở thận.
Niệu đạo hẹp
Nếu trường hợp nước tiểu đã chảy xuống dưới bàng quang nhưng không thoát được ra bên ngoài vì niệu đạo hẹp để thời gian dài cũng có thể hình thành thận ứ nước.
Bàng quang bị rối loạn chức năng, ung thư
Hiện tượng rối loạn này thường xảy ra đi một vài loại bệnh như sau: u não, tiểu đường,… Từ đó gây ra trào ngược tại bàng quang và dẫn đến thận ứ nước.
Khi mà khối u phát triển sẽ làm cho con cường đi chuyển nước tiểu từ bàng quang xuống đến niệu đạo bị cản trở. Sau đó nước tiểu ứ lại tại bàng quang và gây ra hiện tượng ứ đọng.
Triệu chứng thận ứ nước
Bệnh có nhiều nguyên nhân hình thành nên cũng được biểu hiện bằng nhiều triệu chứng khác nhau. Thông thường sẽ là số lần đi tiểu nhiều hơn bình thường, cảm giác muốn đi nhiều hơn. Cũng có một số triệu chứng nghiêm trọng nhưng tiềm ẩn mà người bệnh có thể mắc là:
- Đau ở sườn hoặc ở bụng
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Đi tiểu thấy đau
- Bàng quang bị rỗng một phần hoặc rỗng hoàn toàn
- Sốt cao
Nếu ứ nước mức độ nghiêm trọng làm cho đường tiết niệu bị nhiễm trùng thì người bệnh cảm thấu đi tiểu bị nóng rát, đau lưng, ớn lạnh, sốt cao, nước tiểu bị đục, đau bàng quang,… Bên cạnh những triệu chứng kể trên thì thận ứ nước lâu ngày còn có triệu chứng khác như:
- Mệt mỏi đến kiệt sức vì sự căng tức do thận gây ra
- Buồn nôn dẫn đến nôn do sự rối loạn chất điện giải, canxi, kali
- Thận bị biến dạng, sưng to khi thực hiện chụp chiếu
- Nhịp tim rối loạn, đau lan từ lưng xuống đến háng
Cách điều trị bệnh thận ứ nước
Hiện nay thận ứ nước sẽ được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên khi người bệnh đến thăm khám thì các bác sĩ sẽ chẩn đoán và tư vấn cách điều trị phù hợp. Một vài cách chữa phổ biến gồm:
Sử dụng dược liệu từ tự nhiên
Đó là một số loại thuốc Nam an toàn và lành tính như râu ngô, bông mã đề, kim tiền thảo, cỏ xước,… Tất cả đều có công dụng trong hỗ trợ thông tắc đường ống dẫn nước tiểu từ thận xuống đến bàng quang hoặc đến niệu quản, lợi tiểu, giảm sưng cũng như những vấn để về thận. Người bệnh có thể phơi khô, hãm tương tự như trà để uống thay thế nước lọc hàng ngày.
Lưu ý những loại dược liệu từ tự nhiên này chỉ có tác dụng điều trị với những trường hợp bệnh đang ở mức độ nhẹ cấp 1 hoặc cấp 2. Trong trường hợp bệnh nặng khuyến cáo không nên sử dụng vì gần như chúng không phát huy hiệu quả mà còn mất thời gian.
Thuốc Tây Y
Đó là những loại thuốc có tác dụng trong việc giảm đau, kháng viêm hay thuốc chuyên dùng để điều trị thận,… sẽ được bác sĩ chỉ định dùng cho người bệnh để hạn chế việc nhiễm trùng, giảm nguy cơ bệnh phát triển nặng nề hơn. Bên cạnh đó thì bác sĩ cũng có thể kê thêm đơn thuốc có steroid để hạn chế chất axit uric tác động xấu đến thận. Nói chung tùy thuộc vào mức độ bệnh thì bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp.
Đặt ống thông ở bàng quang
Phương pháp này thường áp dụng cho những bệnh nhân bị hẹp đường tiết niệu, rộng bàng quang, bí tiểu. Sử dụng ống thông đặt bên trong bàng quang để tháo nước tiểu, hạn chế việc thận căng thẳng nhưng chỉ ở mức độ tạm thời và không triệt để.
Phẫu thuật
Trong trường hợp những phương pháp điều trị trên đã thực hiện nhưng không thấy được hiệu quả, bệnh nặng hơn thì phẫu thuật là phương pháp cuối cùng được các bác sĩ sử dụng. Hay áp dụng cho những bệnh nhân có thận ứ cấp độ 3 – 4. Tùy thuộc vào sự nghiêm trọng bác sĩ sẽ lựa chọn bỏ đi khối u, bỏ sỏi niệu quản hoặc là cắt bỏ thận,…
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về căn bệnh thận ứ nước mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc. Mong rằng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này, lựa chọn được cách chữa trị cũng như cách phòng tránh phù hợp nhất. Xin chân trọng cảm ơn và chúc bạn mau chóng khỏi bệnh!