Trong y học, để thuận tiện cho việc theo dõi và điều trị bệnh suy thận, người ta chia bệnh thành 3 giai đoạn chính: Suy thận độ 1, 2, 3. Triệu chứng của các cấp độ suy thận này là gì? Suy thận độ 1, 2, 3 có điều trị được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
Triệu chứng suy thận độ 1, 2, 3
Thận là cơ quan nằm ở vị trí sau lưng, gồm 2 quả thận đối xứng qua cột sống. Đây là cơ quan bài tiết, đóng vai trò quan trọng, nhưng cũng rất dễ gặp các tổn thương. Đặc biệt, suy thận là căn bệnh phổ biến nhất xảy ra khi thận bị suy giảm chức năng, tổn thương, mất ổn định.
Tùy vào tình trạng thận tổn thương sẽ có phương pháp theo dõi và điều trị suy thận khác nhau. Có 3 cấp độ bệnh thận chính là: 1, 2 và 3. Những triệu chứng đặc trưng của từng cấp độ như sau:
Suy thận cấp độ 1: Ở giai đoạn này, bệnh mới hình thành, các triệu chứng của bệnh chưa rõ ràng. Một số triệu chứng thường thấy của bệnh thận cấp độ 1 là: mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn, hoa mặt vì thiếu máu, tiểu tiện có lẫn hồng cầu làm nước tiểu màu vàng đậm hoặc cam, đau nhức lưng,…Tuy nhiên, để xác định rõ bạn có đang mắc bệnh hay không cần phải đi làm các xét nghiệm ở cơ sở y tế. Việc xác định sẽ căn cứ vào chỉ số creatinin, nồng độ ure tăng lên bất thường.
Suy thận cấp độ 2: Giai đoạn này, các dấu hiệu đã rõ ràng hơn, chỉ số lọc cầu thận chỉ còn có thể đạt ở mức 60-89ml/phút/1,73m2. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng liên quan đến việc hô hấp, tuần hoàn máu, rối loạn hoạt động tim, thậm chí là đe dọa trực tiếp đến tính mạng do nồng độ kali vượt quá mức bình thường. Trong giai đoạn 2, nếu bệnh không được kiểm soát tốt thì sẽ rất dễ phát triển thành những biến chứng nguy hiểm, khó điều trị hơn.
Suy thận cấp độ 3: Giai đoạn 3 là giai đoạn nguy hiểm, các dấu hiệu rõ ràng và xuất hiện thường xuyên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Mức lọc cầu thận trong trường hợp suy thận cấp độ 3 chỉ khoảng 30-59ml/phút/1,73m2. Thận bị tổn thương nghiêm trọng, các hoạt động của thận bị ngưng trệ ở mức cảnh bảo.Người bệnh sẽ gặp những triệu chứng như: chân tay phù nề, đau vùng lưng dưới, nước tiểu sẫm màu có lẫn máu và nước bọt, đầu óc mơ màng, mất ngủ, khó thở,…
Suy thận độ 1, 2, 3 có hồi phục được không?
Theo nhiều nghiên cứu, điều trị bệnh suy thận chỉ có thể kiểm soát, ngăn chặn các dấu hiệu của bệnh. Sau điều trị, chức năng của thận cũng không thể hồi phục lại như ban đầu.
Đối với tình trạng suy thận cấp độ 1, nếu được phát hiện và điều trị nhanh chóng thì chức năng của thận có thể phục hồi được đến 90%. Tỷ lệ này giảm còn 40% đối với tình trạng suy thận cấp độ 2. Còn đối với cấp độ 3, khả năng hồi phục hầu như không có. Các biện pháp điều trị chỉ có tác dụng kiểm soát, làm chậm các triệu chứng, giảm đau và hỗ trợ hoạt động bài tiết cho thận.
Về cơ bản, suy thận chính là tình trạng các nephron – đơn vị cấu thành tế bào thận bị tổn thương hoặc bị phá hủy. Số lượng nephron bị tổn thương càng nhiều thì khả năng hồi phục của bệnh càng thấp. Số lượng nephron bị tổn thương tăng lên theo thời gian. Chính vì vậy, bệnh suy thận càng được phát hiện sớm và điều trị nhanh chóng thì khả năng hồi phục lại càng cao. Một số biến chứng có thể xảy ra đối với những người mắc bệnh suy thận:
- Phù nề tay chân, khó cử động do tích tụ nước trong cơ thể.
- Nước không thể đi ra ngoài theo đường bài tiết gây nên tình trạng tràn dịch màng phổi, viêm phổi, gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Rối loạn chất điện giải.
- Rối loạn kiềm toan.
- Rối loạn cơ tim, huyết áp không ổn định, viêm ngoài màng tim, vữa động mạch,…
- Rối loạn chuyển hóa lipid, insulin…
- Viêm thần kinh ngoại vi.
- Tổn thương xương khớp.
Chế độ ăn uống cho người suy thận độ 1, 2, 3
Chế độ ăn uống rất quan trọng trong việc điều trị tình trạng suy thận độ 1, 2, 3. Chế độ ăn uống sẽ hỗ trợ 1 phần việc lọc độc tố, chất thải của thận. Trong bữa ăn hàng ngày, người bệnh cần đảm bảo các yếu tố: Dinh dưỡng đầy đủ với nhu cầu của cơ thể, tránh thức ăn khiến thận phải làm việc quá sức, thức ăn có hỗ trợ thận, thức ăn không chứa các chất gây nguy cơ nhiễm trùng,…
Một số thức ăn phù hợp cho người bị suy thận là: Tinh bột (gạo, bột sắn dây, khoai lang, miến, bún, hủ tiếu, phở,…); Chất đạm (cá, thịt, trứng, sữa,….); Chất béo có lợi (dầu thực vật, mỡ cá,…); Chất xơ, vitamin (rau, củ, quả).
Một số thức ăn mà người bệnh nên kiêng: Muối; Thịt gia súc, gia cầm; Nội tạng động vật; thức ăn chưa qua chế biến; hải sản; Một số loại trái cây (cam, quýt, chanh, bưởi, nho, lựu, dưa hấu, đào,…); Một số loại rau củ (măng tre, rau chân vịt, gừng, lạc, đỗ, vừng, hạt điều, hạt dẻ,…); Chất béo không có lợi (mỡ động vật); Thực phẩm cay nóng; Rượu, bia, chất kích thích.
Trên đây là những thông tin chi tiết về tình trạng suy thận độ 1, 2, 3. Bệnh suy thận là bệnh lý tiềm ẩn những nguy hiểm khó lường, người bệnh cần theo dõi tình trạng bệnh, đến khám và điều trị ở các cơ sở y tế nhanh chóng để tăng tỷ lệ khả năng hồi phục của thận. Đặc biệt, bệnh nhân cần lưu ý đến chế độ ăn uống hàng ngày để cải thiện chức năng lọc của thận và làm giảm áp lực lên thận.