Sarcoma là tên của một loại ung thư. Nó có thể xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể, chẳng hạn như mỡ, dây thần kinh, sụn, xương,… Chính vì vậy, sarcoma được nghiên cứu và đưa ra các chủng loại với đặc trưng riêng biệt. Vậy, loại ung thư này có nguy hiểm hay không. Mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Sarcoma là gì?
Sarcoma là khối u ác tính được hình thành do sự bất thường của mô liên kết. Khối u này có khả năng tồn tại ở nhiều mô trên cơ thể. Nó được chia làm hai dạng chính là sarcoma xương và sarcoma mô mềm (sụn, gân, cơ, mạch máu,…). Ngoài ra, loại ung thư này còn xuất hiện nhiều dạng phụ nên được đánh giá khá phức tạp.
Theo lý giải từ các bác sĩ, sarcoma không giống như những loại ung thư di căn khác bởi chúng hình thành ngay tại mô mềm và xương của người bệnh. Một số thống kê cho thấy, loại ung thư này xuất hiện nhiều hơn ở trẻ em. Trong đó, tỷ lệ mắc sarcoma ở người lớn chỉ chiếm 1%. Trái lại, ở trẻ em, con số này lên tới 15%.
Nguyên nhân gây ra sarcoma
Hiện nay, mặc dù y học phát triển vượt bậc nhưng nguyên nhân gây ra khối u sarcoma vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng, trong một số trường hợp, ADN biến đổi bất thường. Chúng liên tục phân chia và phát triển không kiểm soát. Điều này đồng nghĩa với việc tế bào khỏe mạnh bị tiêu diệt và tạo ra khối u ác tính.
Sarcoma có thể lan rộng trong phạm vi lớn. Khi đã đạt kích thước nhất định, khối sarcoma bị vỡ và lan ra nhiều vùng khác trên cơ thể. Do vậy, có thể kết luận rằng, căn bệnh này rất nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
Như đã đề cập ở phần đầu, sarcoma được chia làm 2 loại chính. Mỗi loại biểu thị những dấu hiệu nhận biết riêng. Tuy nhiên, dù ở xương hay mô mềm thì khối u này đều gây ra những đau đớn và phiền toái cho cuộc sống của người bệnh.
Triệu chứng của sarcoma
Ở Sarcoma xương, các dấu hiệu xuất hiện rõ ràng nhất trong giai đoạn giữa của bệnh. Bác sĩ cho biết, người bệnh bị đau xương liên tục, tần suất và cường độ đau ngày một tăng cao, nhất là vào ban đêm. Bên ngoài, vị trí tổn thương bị sưng phồng và hoạt động của khớp gặp nhiều khó khăn. Do vậy, đa số người bệnh thường đi khập khiễng.
Khác với sarcoma xương, khối u này ở mô mềm thì rất khó để phát hiện bởi chúng có thể phát sinh ở mọi nơi trên cơ thể. Hơn nữa, ở giai đoạn đầu, bệnh gần như không có triệu chứng nào đặc biệt. Chính vì vậy, người bệnh thường bỏ qua thời gian vàng để chữa trị.
Theo các bác sĩ, triệu chứng của u sarcoma mô mềm phụ thuộc và kích cỡ và vị trí của nó. Đầu tiên, trên cơ thể người bệnh có thể nổi các nốt cứng nhưng không có cảm giác đau. Sau đó, khi khối u lớn hơn, các cơn đau ngày một rõ rệt. Kèm theo đó là chứng khó thở saroma gây áp lực và chèn ép dây thần kinh.
Điều trị sarcoma như thế nào?
Để điều trị khối u ác tính sarcoma thì phương pháp can thiệp ngoại khoa bằng phẫu thuật được ưu tiên. Theo bác sĩ, khi khối u chưa phát triển và lan ra các vùng khác thì kỹ thuật này sẽ giúp loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện muộn, ung thư có hiện tượng di căn. Bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng các phương pháp khác. Do đó, dựa vào thể trạng và trường hợp cụ thể mà đội ngũ bác sĩ sẽ đưa ra một phương án phù hợp và kéo dài thời gian cho người bệnh.
Phẫu thuật
Phẫu thuật được cho là phương pháp hiệu quả nhưng có thể để lại nhiều di chứng. Tuy nhiên, với bệnh nhân sarcoma, đây là lựa chọn đầu tiên được đưa ra. Công dụng của phương pháp này là loại bỏ các tế bào gây ung thư, đồng thời ngăn chặn xu hướng di căn.
- Phẫu thuật cắt bỏ mô mềm hoặc xương: Ở kỹ thuật này, bác sĩ sẽ can thiệp và loại bỏ toàn bộ các tế bào gây bệnh và đảm bảo chức năng của tứ chi vẫn hoạt động bình thường.
- Mổ cắt cụt chi: Cắt bỏ chi được áp dụng cho bệnh nhân có khối u đã di căn. Kỹ thuật này giúp bệnh nhân được kéo dài sự sống, tế bào sarcoma được loại bỏ nhưng chức năng vận động ở chi đã mất hoàn toàn.
Phương pháp phẫu thuật này có thể gây tổn hại đến các quan khác, đặc biệt là hệ thống dây thần kinh. Do đó, bác sĩ thường cố gắng cắt bỏ số lượng tế bào ở mức tối đa nhưng vẫn bảo vệ các cấu trúc khác.
Hóa trị
Trong trường hợp bệnh nhân không hoặc chưa thể thực hiện phẫu thuật, phương án hóa trị liệu được bác sĩ yêu cầu. Tại đây, người bệnh được sử dụng rất nhiều hóa chất thông qua đường uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch. Tài liệu cho thấy, đa phần bệnh nhân đều có tiến triển tốt khi sử dụng phương pháp này.
Điều trị bằng hóa trị có thể được thực hiện riêng lẻ hoặc áp dụng cùng với phẫu thuật. Trình tự được quy định theo phác đồ dành riêng cho mỗi bệnh nhân. Đặc biệt, khi khối u đã di căn rộng hoặc tái phát thì hóa trị sẽ làm giảm triệu chứng và kéo dài tiên lượng cho bệnh nhân.
Hóa trị liệu được đánh giá cao trong điều trị sarcoma. Tuy nhiên, các hóa chất tiếp xúc với cơ thể sẽ gây ra tác dụng phụ như: Rụng tóc, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, viêm họng hoặc các bệnh về máu.
Xạ trị
Xạ trị được sử dụng trong điều trị khối u ác tính qua tác động của chùm tia X hoặc một số dạng năng lượng tần số cao khác. Theo đó, chúng được chiếu ra từ một loại máy đặc biệt. Nó sẽ di chuyển liên tục quanh người bệnh và hướng đến vùng cơ thể có sarcoma. Tượng tự hóa trị, phương pháp này có thể được dùng trước hoặc sau khi mổ loại bỏ tế bào ung thư.
Trong thời gian người bệnh áp dụng phương pháp này, một số tác động xấu lên cơ thể có thể xảy ra như nôn hoặc buồn nôn, rối loạn sắc tố da,… Những tác dụng phụ này khiến cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi và tâm lý lo lắng, hoảng loạn. Do đó, với người bệnh ung thư, tâm trạng lạc quan, thoải mái, lạc quan giúp quá trình điều trị diễn ra suôn sẻ hơn.
Trên đây là một số thông tin về khối u ác tính sarcoma. Để phòng tránh và phát hiện kịp thời căn bệnh này, hãy thực hiện sàng lọc ung thư sớm tại các bệnh viện uy tín trên cả nước. Chúc các bạn luôn khỏe!